Tổng quan về hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại đà lạt (Trang 45)

4.1.1 Huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn vốn ổn định,đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. Các chi nhánh ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Sacombank đƣợc thành lập trên địa bàn Đà Lạt từ những năm 2004, từ việc đƣợc thành lập sớm trên địa bàn chƣa có các ngân hàng thƣơng mại khác, cùng với thƣơng hiệu lớn mạnh của các ngân hàng đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến đã tạo cho các đơn vị những thế mạnh nhất định.

Bảng 4.1: Kết quả huy động vốn của các NHTM tại Đà Lạt

Đơn vị tính: Tỷ đồng Ngân hàng/năm 2011 2012 2013 2014 2015 Agribank 3.873 5.385 6.241 7.259 8.304 BIDV 1.267 1.620 1.552 1.740 2.178 Vietcombank 1.151 1.494 1.693 2.096 2.562 Vietinbank 1.115 1.291 1.500 1.785 2.086 Sacombank 1.210 1.349 1.842 2.160 2.559 Eximbank 427 693 689 719 781 SHB 548 820 753 959 1.167 PVcombank 238 300 309 431 699 Nguồn: NHNN tỉnh Lâm Đồng (2015)

Qua số liệu tại bảng 4.1 có thể thấy từ năm 2011, các chi nhánh ngân hàng nói trên luôn dẫn đầu trên địa bàn trong việc huy động. Thực tế đã cho thấy rằng, việc sở hữu nguồn vốn huy động lớn mạnh đã giúp các ngân hàng tạo đƣợc vị thế trong hoạt động cho vay, cụ thể các chi nhánh ngân hàng nói trên đều sử dụng từ 95% đến trên 100% nguồn vốn huy động để cho vay từ đó tạo đƣợc nguồn thu nhập lớn. Qua khảo sát thấy rằng, trụ sở giao dịch của các ngân hàng nói trên đều nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, mặt bằng trụ sở có diện tích lớn, số lƣợng các điểm giao dịch, số lƣợng máy ATM lớn, hệ thống công nghệ phát triển dịch vụ đƣợc đánh giá cao, việc nhận diện thƣơng hiệu tƣơng đối dễ dàng, những yếu tố trên có thể đã giúp cho các chi nhánh ngân hàng dễ dàng thu hút đồng thời duy trì lƣợng khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm.

Tốc độ tăng trƣởng về huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại tại Đà Lạt ổn định và tăng trƣởng khá. Theo số liệu tại Bảng 4.2, mặc dù tỷ lệ tăng trƣởng huy động qua các năm tại chi nhánh Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Sacombank tƣơng đối cao, tuy có thời điểm không cao bằng các chi nhánh còn lại tuy nhiên lại rất lớn về số tuyệt đối nhƣ số liệu tại bảng 4.1.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của các NHTM tại Đà Lạt

Đơn vị tính: % Ngân hàng/năm 2012 2013 2014 2015 Agribank 39.0 15.9 16.3 14.4 BIDV 27.8 -4.2 12.1 25.2 Vietcombank 29.8 13.3 23.8 22.2 Vietinbank 15.8 16.2 19.0 16.9 Sacombank 11.5 36.5 17.3 18.5 Eximbank 62.4 -0.6 4.4 8.6 SHB 49.7 8.2 27.4 21.7 PVcombank 25.8 3.1 39.3 62.2 Địa bàn Lâm Đồng 32 10.2 21.5 15 Nguồn: NHNN tỉnh Lâm Đồng (2015)

36

4.1.2 Thị phần huy động vốn

Về thị phần huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Đà Lạt, các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc vẫn chiếm thị phần rất lớn và ổn định so với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, đặc biệt là Agribank với thế mạnh về mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch. Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, trừ Sacombank có thị phần tƣơng đối khá, còn lại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác chiếm thị phần rất nhỏ trong tổng số dƣ huy động vốn trên địa bàn.

Bảng 4.3: Thị phần huy động vốn của các NHTM tại Đà Lạt

Đơn vị tính: % Ngân hàng/năm 2011 2012 2013 2014 2015 Agribank 30 32 33 31 31 BIDV 10 9 8 8 8 Vietcombank 9 9 9 9 10 Vietinbank 9 7 8 8 8 Sacombank 9 8 10 9 10 Eximbank 3 4 4 3 3 SHB 4 5 4 4 4 PVcombank 2 2 1 2 3 Nguồn: NHNN tỉnh Lâm Đồng (2015)

4.1.3 Cơ cấu huy động vốn

Trong cơ cấu huy động vốn, tiền gửi của dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu trên 70% trong tổng nguồn vốn huy động. Cơ cấu huy động vốn ổn định qua các năm, đây cũng là cơ sở để các ngân hàng thƣơng mại phát triển hoạt động cho vay và đảm bảo chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Cơ cấu tiền gửi dân cƣ của các NHTM tại Đà Lạt đƣợc thể hiện tại bảng 4.4 dƣới đây:

Bảng 4.4: Cơ cấu tiền gửi dân cƣ của các NHTM tại Đà Lạt Đơn vị tính: % Ngân hàng/năm 2012 2013 2014 2015 Agribank 81,5 79,2 82,4 80,1 BIDV 73,0 75,1 75,5 79,2 Vietcombank 77,4 69,2 69,1 68,4 Vietinbank 80,2 73,1 71,4 73,7 Sacombank 84,9 86,2 85,2 85,9 Eximbank 91,9 77,9 94,6 91,8 SHB 86,8 87,9 83,5 85,9 PVcombank 77,0 91,9 92,1 96,4 Nguồn: NHNN tỉnh Lâm Đồng (2015)

4.2 Kết quả thống kê mô tả 4.2.1 Giới tính 4.2.1 Giới tính

Mẫu nghiên cứu gồm 154 khách hàng nữ chiếm tỷ lệ 66,4% và 78 khách hàng nam chiếm tỷ lệ 33.6% trong 232 khách hàng nghiên cứu. Kết quả điều tra thu thập cho thấy có sự chênh lệch giữa 2 nhóm đối tƣợng trên là do thực tế lƣợng khách hàng nữ gởi tiết kiệm tại ngân hàng lớn hơn lƣợng khách hàng nam. Điều này cũng phù hợp với văn hóa của ngƣời Việt Nam, phụ nữ thƣờng là ngƣời đại diện trong gia đình tích góp và giữ tiền để dành, vì vậy số lƣợng khách hàng giao dịch tiết kiệm là nữ giới chiếm đại đa số.

4.2.2 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp trong mẫu nghiên cứu gồm 4 nhóm, trong đó nhóm công nhân viên là 129 khách hàng, chiếm tỷ lệ 55.6%. Đây là nhóm khách hàng có nguồn thu nhập ổn định và có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm hàng tháng rất cao. Nhóm kinh doanh có 54 khách hàng, chiếm tỷ lệ 23.3%, đây cũng là nhóm khách hàng có thu nhập tƣơng đối cao, tuy nhiên thu nhập không ổn định. Nhóm khách hàng nội trợ có 25 khách hàng, chiếm tỷ lệ 10.8% và nhóm khác 23 khách hàng, chiếm tỷ lệ 9.9%. Cơ cấu theo nghề nghiệp của khách hàng thể hiện tại biểu đồ hình 4.5 dƣới đây:

38

Hình 4.1: Cơ cấu khách hàng theo nghề nghiệp

Nguồn: kết quả điều tra (2016)

4.2.3 Nhóm tuổi

Hình 4.2: Cơ cấu khách hàng theo nhóm tuổi

Nguồn: kết quả điều tra (2016)

Cơ cấu độ tuổi trong mẫu khảo sát gồm 80 khách hàng có độ tuổi từ 25 -35 tuổi chiếm 34% trong mẫu nghiên cứu; 67 khách hàng có độ tuổi từ 36 -45 tuổi chiếm 28,9%; 58 khách hàng có độ tuổi từ 46-55 tuổi chiếm 25% và nhóm tuổi trên 55 tuổi là 27 khách hàng chiếm 11,6%. Cơ cấu độ tuổi trong mẫu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ khách hàng có trong tuổi lao động chiếm đa số, họ là những ngƣời mang lại thu nhập chính cho gia đình, nhóm khách hàng này khá nhạy cảm trong đánh giá và thích ứng cao với sự cải thiện về tiện ích của ngân hàng. Vì vậy, kết quả đánh giá các thang đo

trong bảng khảo sát sẽ mang tính đại diện cao, đây cũng chính là ƣu điểm của mẫu khảo sát thu đƣợc.

4.2.4 Thu nhập

Thu nhập của khách hàng trong mẫu khảo sát gồm 4 nhóm. Nhóm khách hàng có thu nhập dƣới 5 triệu đồng/tháng là 46 khách hàng chiếm 19.8% trong mẫu khảo sát, nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng đến 10 triệu đồng/tháng là 96 khách hàng chiếm 41.4%, nhóm khách hàng có thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng đến 15 triệu đồng/tháng là 64 khách hàng chiếm 27,6%, và nhóm khách hàng có thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng là 26 khách hàng chiếm 11,2%. Trong mẫu khảo sát, khách hàng có thu nhập từ 5 triệu đồng đến dƣới 15 triệu đồng/tháng chiếm đại đa số, đây cũng chính là mức thu nhập trung bình và có dƣ để gửi tiết kiệm.

Hình 4.3: Cơ cấu khách hàng theo thu nhập

Nguồn: số liệu điều tra luận văn (2016)

4.3 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền 4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 4.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha của thang đo cho từng yếu tố ảnh hƣởng đến sự lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng nhƣ sau:

4.3.1.1 Uy tín, thƣơng hiệu

40 lớn hơn hệ số Cronbach‟s Alpha là 0.765, vì vậy, biến TH4 sẽ bị loại. Kết quả kiểm định lại sau khi loại bỏ biến TH4 đƣợc trình bày trong bảng 4.5 có giá trị Crobach‟s Alpha = 0.793 và hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, suy ra thang đo này đạt độ tin cậy cao và các biến đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo uy tín, thƣơng hiệu Yếu tố Biến quan sát Tƣơng quan

biến tổng

Crobach’s Alpha nếu biến bị loại

UY TÍN, THƢƠNG HIỆU (TH) TH1 0.582 0.774 TH2 0.715 0.629 TH3 0.618 0.740 Crobach‟s Alpha 0.793 Nguồn: kết xuất từ SPSS (2016) 4.3.1.2 Lãi suất

Thang đo yếu tố lãi suất gồm 5 biến quan sát, kết quả kiểm định đƣợc trình bày trong bảng 4.6 cho thấy giá trị Crobach‟s Alpha = 0.848 và hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn giá trị Crobach‟s Alpha, suy ra thang đo này đạt độ tin cậy cao và tất cả các biến đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo lãi suất Yếu tố Biến quan sát

Tƣơng quan biến tổng

Crobach’s Alpha nếu biến bị loại

LÃI SUẤT VÀ PHÍ DỊCH VỤ (LS) LS1 0.563 0.840 LS2 0.628 0.826 LS3 0.649 0.819 LS4 0.765 0.787 LS5 0.687 0.809 Crobach‟s Alpha 0.848 Nguồn: kết xuất từ SPSS (2016)

4.3.1.3 Hoạt động quảng cáo

Thang đo yếu tố quảng cáo gồm 4 biến quan sát, kết quả kiểm định đƣợc trình bày trong bảng 4.7 cho thấy giá trị Crobach‟s Alpha = 0.711 và hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn giá trị Crobach‟s Alpha, suy ra thang đo này đạt độ tin cậy cao và tất cả các biến đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo hoạt động quảng cáo Yếu tố Biến quan sát Tƣơng quan

biến tổng

Crobach’s Alpha nếu biến bị loại

CHIẾN LƢỢC QUẢNG CÁO (QC) QC1 0.481 0.657 QC2 0.474 0.662 QC3 0.502 0.645 QC4 0.535 0.624 Crobach‟s Alpha 0.711 Nguồn: kết xuất từ SPSS (2016)

4.3.1.4 Địa điểm giao dịch

Thang đo yếu tố địa điểm giao dịch gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định tại bảng 4.8 cho thấy yếu tố DD6 (Có quầy hoặc phòng riêng phục vụ cho khách hàng VIP) có hệ số tƣơng quan là 0.800 lớn hơn hệ số Cronbach‟s Alpha là 0.790, vì vậy, biến DD6 sẽ bị loại. Kết quả kiểm định sau khi loại bỏ biến DD6 có giá trị Crobach‟s Alpha = 0.800 và hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, suy ra thang đo này đạt độ tin cậy cao và các biến còn lại đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo địa điểm giao dịch Yếu tố Biến quan sát Tƣơng quan

biến tổng

Crobach’s Alpha nếu biến bị loại

ĐỊA ĐIỂM GIAO DỊCH (DD) DD1 0.674 0.734 DD2 0.620 0.751 DD3 0.519 0.781 DD4 0.517 0.784 DD5 0.597 0.759 Crobach‟s Alpha 0.800

42

4.3.1.5 Phong cách phục vụ

Thang đo yếu tố phong cách phục vụ gồm 6 biến quan sát, kết quả kiểm định đƣợc trình bày trong bảng 4.9 cho thấy giá trị Crobach‟s Alpha = 0.845 và hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn giá trị Crobach‟s Alpha, suy ra thang đo này đạt độ tin cậy cao và tất cả các biến đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo phong cách phục vụ Yếu tố Biến quan sát Tƣơng quan

biến tổng

Crobach’s Alpha nếu biến bị loại

PHONG CÁCH PHỤC VỤ (PV) PV1 0.580 0.829 PV2 0.645 0.816 PV3 0.687 0.807 PV4 0.616 0.821 PV5 0.654 0.813 PV6 0.573 0.829 Crobach‟s Alpha 0.845 4.3.1.6 Công nghệ

Thang đo yếu tố công nghệ gồm 3 biến quan sát, kết quả kiểm định đƣợc trình bày trong bảng 4.10 cho thấy giá trị Crobach‟s Alpha = 0.705 và hệ số tƣơng quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn giá trị Crobach‟s Alpha, suy ra thang đo này đạt độ tin cậy cao và tất cả các biến đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo công nghệ Yếu tố Biến quan sát Tƣơng quan

biến tổng

Crobach’s Alpha nếu biến bị loại

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CN) CN1 0.517 0.624 CN2 0.459 0.696 CN3 0.600 0.511 Crobach‟s Alpha 0.705 Nguồn: kết xuất từ SPSS (2016)

Kết quả phân tích Cronbach‟s Alpha của các thang đo cho thấy các biến TH4, DD6 có hệ số tƣơng quan lớn hơn hệ số Cronbach‟s Alpha sẽ bị loại, 26 biến còn lại đều có hệ số Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0.7 và hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên đƣợc sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, 26 biến quan sát đạt yêu cầu đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố phám phá EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá với phƣơng pháp rút trích Principal components và phép xoay Varimax cho thấy có 7 yếu tố đƣợc trích ở Eigenvalue là 1.034 thỏa điều kiện Kaiser (>1) với tổng phƣơng sai trích là 68.59% (>50% theo Hair và các cộng sự) có nghĩa là 7 nhân tố này giải thích đƣợc 68,59 % biến thiên của dữ liệu. Hai biến LS1 (Lãi suất tiền gửi hấp dẫn) và DD3 (Mạng lƣới chi nhánh rộng khắp) có trọng số <0.4 nên bị loại, 24 biến còn lại của thang đo đều đạt yêu cầu có trọng số lớn hơn 0.4 và hội tụ thành 7 nhân tố sẽ đƣợc sử dụng trong phân tích hồi quy tiếp theo.

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá Lần KMO Eigenvalue Số nhân tố Phƣơng

sai trích Số

biến Các biến bị loại

1 0.828 1.057 7 66.82 26 LS1, DD3

2 0.809 1.034 7 68.59 24

Nguồn: kết xuất từ SPSS (2016)

Trong bảng 4.12, kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tƣơng quan với nhau (sig = 0.00 < 0.05), đồng thời hệ số KMO = 0.809 (thỏa mãn điều kiện 0.5 < KMO <1) chứng tỏ phân tích nhân tố cho việc nhóm các yếu tố này với nhau là thích hợp.

Bảng 4.12: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett Kaiser-Mayer-Olkin of Sampling Adequacy 0.809

Bartlett’s Test of Sphericity Approx Chi-Square 2383.661 df 276 Sig .000 Nguồn: kết xuất từ SPSS (2016)

44

4.3.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 6 nhân tố ảnh hƣởng, sau khi phân tích EFA, kết quả xoay ma trận cho ra 7 nhân tố đƣợc thể hiện tại Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Compoment Matrix) trong phần phụ lục 2, trong đó 4 nhân tố gồm thƣơng hiệu, lãi suất, quảng cáo, công nghệ giữ nguyên thành phần các biến quan sát ban đầu. Hai nhân tố địa điểm và phong cách phục vụ tách ra thành 3 nhân tố mới, gồm địa điểm giao dịch thuận tiện, an toàn, nhân viên phục vụ nhanh chóng, thủ tục dễ dàng, vì vậy đặt tên là nhân tố nhanh chóng và an toàn. Nhân tố thứ 6 gồm các biến nhƣ số lƣợng nhân viên giao dịch, nhân viên hƣớng dẫn thủ tục cho khách hàng và thời gian giao dịch, vì vậy đặt tên là nhân tố chất lƣợng phục vụ. Nhân tố cuối cùng là các biến thể hiện hình ảnh của trụ sở và bãi đậu xe, vì vậy đặt tên là nhân tố hữu hình.

Từ kết quả ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Compoment Matrix), mô hình đề xuất ban đầu đƣợc hiệu chỉnh lại nhƣ sau:

Quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm = α + β1AT+ β2KM + β3TH+ β4QC + β5PV+ β6CN+β7HH +

Các biến độc lập gồm: Nhanh chóng và an toàn (AT), Sản phẩm và khuyến mãi (KM); Uy tín, thƣơng hiệu (TH); Hoạt động quảng cáo (QC), Chất lƣợng phục vụ (PV); Công nghệ (CN); Nhân tố hữu hình (HH).

Nhanh chóng & an toàn (AT)

Sản phẩm& khuyến mãi (KM)

Uy tín, thƣơng hiệu (TH) Hoạt động quảng cáo (QC)

Chất lƣợng phục vụ (PV)

Công nghệ (CN) Quyết định lựa

chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm

4.3.4 Phân tích hồi quy Binary Logistic

Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic theo phƣơng pháp Enter giữa 7 biến độc lập và biến phụ thuộc (tại bảng 2, phục lục 2) cho thấy giá trị chi bình phƣơng từ mô hình không đến mô hình hoàn chỉnh là 115.953 với giá trị Sig = 0.000 < 0.001, nhƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại đà lạt (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)