Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của người dân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã chiềng la, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020 (Trang 27)

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của người dân và

phát triển nông thôn giai đoạn hiện nay.

Những năm gần đây, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vai trò của người dân trong việc tham gia phát triển nông dân. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có một số quan điểm lớn về phát triển nông thôn.

Đảng ta vẫn xác định vai trị quan trọng của khối liên minh cơng, nơng và trí thức là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc đã chỉ rõ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các hội quần chúng cần đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động khắc phục cho được tình trạng hành chính hóa, phơ trương, hình thức; làm tốt cơng tác dân vận theo phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” [13]. Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nơng thơn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội. Trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân [1].

Ngày 04 tháng 06 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 800/QĐ-TTG về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng [25] nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Tại Quyết định này đã nêu rõ mục tiêu đến năm

2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020: có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới). Đồng thời, Quyết định cũng nêu rõ vai trị, trách nhiệm và phân cơng quản lý, thực hiện đối với các bộ, ban, ngành trong việc triển khai mô hình xây dựng nơng thơn mới; trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, huyện trong việc hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung, tiêu chí của Bộ tiêu chí, đồng thời chỉ đạo thực hiện; UBND xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện.

Có thể nói đây là một văn bản đã cụ thể hóa, chi tiết hóa các nội dung, mục tiêu của Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Quyết định đã đề ra lộ trình cụ thể, vai trò trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc thực hiện Quyết định. Đồng thời, Quyết định cũng đưa ra vấn đề vốn và nguồn vốn để thực hiện Chương trình và một số giải pháp chủ yếu về thực hiện.

1.1.4.3. Nội dung và vai trò của người dân trong việc tham gia xây dựng mơ hình nơng thơn mới.

Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng nông thôn mới, được coi như nhân tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận, phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mơ hình. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động trong phát triển nơng thơn, vai trị của người dân ở đây thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm và bài học của một số nước trên thế giới về sự phát triển mơ hình nơng thơn mới hình nơng thơn mới

1.2.1.1. Mơ hình “Làng mới” ở Hàn Quốc

Hàn quốc vào những năm 1960 vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nơng thơn. Những

suy nghĩ mang tính thụ động và ỷ lại ở phần đông nông dân cần được thay đổi; do vậy, các chính sách mới khơi dậy được niềm tin và tình tích cực đối với việc phát triển nơng thơn, khơi dậy tính độc lập, hăng say lao động của đội ngũ nông dân ở khu vực nơng thơn [28].

Mục tiêu chính của chính sách mới là làm cho người dân có niềm tin và trở nên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăn chỉ, cần cù sáng tạo và mang tính cộng đồng. Tổng thống hàn Quốc phát biểu:

Nếu chúng ta có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp tác tiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống. Chúng ta có thể gọi là phương hướng hành động của mơ hình Saemaul Undong đó là lời tun ngơn của phong trào làng mới .

Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất, tạo động lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nơng dân”, lấy kích thích vật chất nhỏ để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.

* Một số hoạt động của mơ hình “Làng mới” trong việc nâng cao vai trị của người dân trong việc tham gia xây dựng mơ hình.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, tổ chức từ cơ sở đến trung ương

Cấp được coi trọng nhất vẫn là cấp cơ sở, việc đầu tiên được tiến hành là bầu cử ra một tổ chức ở cấp cơ sở được gọi là“Ủy ban Phát triển Làng mới” Ngoài ra, ở cấp tỉnh và huyện, thị cũng được thành lập ủy ban này nhằm giúp, hướng dẫn, tư vấn mọi hoạt động cho Ủy ban Phát triển làng mới và giúp họ trong vấn đề huy động vật lực.

- Đội ngũ lãnh đạo thơn làm nịng cốt cho chương trình phát triển

Cuộc họp toàn dân mỗi làng bầu ra hai lãnh đạo, một nam và một nữ để lãnh đạo cho phong trào của mình. Những người này độc lập với hệ thống chính trị và hành chính ở nông thôn và không được hưởng một khoản trợ cấp nào, động lực

chính cho những người này là sự kính trọng của cộng đồng và sự động viên tinh thần kịp thời từ Chính phủ.

- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mơ hình, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn.

Để giảm khoảng cách giữa dân thường và quan chức Chính phủ, cần có sự gắn bó thực sự giữa cán bộ nhà nước với nhân dân. Các quan chức Trung ương được đưa về và sống cùng với nông dân, lãnh đạo các cấp chính quyền sống với lãnh đạo nông dân.

- Phát huy dân chủ, đưa nơng dân tham gia vào q trình ra quyết định

Nông dân đều tự ra quyết định lựa chọn thứ tự ưu tiên cho mỗi hoạt động, trong đó hoạt động nào được tiến hành trước và hoạt động nào được tiến hành sau; họ tự chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn, thực thi và quản lý, giám sát cơng trình.

- Tạo ra một khơng khí thi đua, tinh thần hăng hái trong làng, xã.

Đây là nét nổi bật trong phong trào “Làng mới” của Hàn Quốc. Hàng năm, có đánh giá hiệu quả tham gia chương trình và được đánh giá một cách nghiêm túc và công khai. Nơi nào thực hiện thành công từng giai đoạn của dự án mới được hỗ trợ chương trình khác. Chủ trương này được Tổng thống cơng bố chính thức cho tồn dân, địa phương nào cũng muốn vươn lên thành điển hình tốt, họ tự hào về sự thay đổi và giàu có của làng mình.

- Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Nhà nước hỗ trợ vật tư, nhân dân đóng góp cơng, của; sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà nước được giảm dần khi quy mô của địa phương và sự tham gia của dân gia tăng. Nông dân chủ động trong vấn đề ra quyết định thứ tự ưu tiên, họ tự quyết định các loại thiết kế, chỉ đạo thi công, xây lắp, nghiệm thu, và giám sát cơng trình.

- Một số kết quả đạt được từ phong trào“Làng mới”

Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau 08 năm các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn cơ bản được hồn thành. Trong vịng 20 năm, rừng đã che được phủ khắp nước và trong vòng 6 năm, thu nhập bình qn các nơng hộ gấp 3 lần, tính thương mại trong sản xuất nông nghiệp tăng; việc xây dựng cơ sở

vật chất, đường làng nhà xưởng, hệ thống cung cấp nước, điện, chuyển giao khoa học cơng nghệ, tích lũy vốn, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, tạo quỹ tiết kiệm trong gia đình,…Phong trào Saemaul là một mơ hình phát triển nơng thôn, cho phép hạn chế tối đa thời gian chuyển hóa nơng thơn truyền thống thành một nông thôn hiện đại.

Đầu tư phát triển nơng thơn là q trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biện pháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồn kinh phí hạn hẹp thì mơ hình phong trào “Làng mới Saemaul” là một trong số những mơ hình phát triển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế tại nước ta.

1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển nơng thơn Trung Quốc - Xí nghiệp Hương Trấn.

Trong lĩnh vực nông thôn ở Trung Quốc đã hình thành Xí nghiệp Hương Trấn từ năm 1950, trên cơ sở các xí nghiệp, đội sản xuất của công xã nhân dân trước đây. Kể từ cuối những năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách để phát triển Xí nghiệp Hương Trấn. Đầu năm 1997, tồn quốc có khoảng 20 triệu xí nghiệp Hương Trấn, với số lao động là 130 triệu người: trong đó, xí nghiệp do tập thể quản lý là 1,5 triệu với 60 triệu lao động 30.000 xí nghiệp Hương Trấn hợp tác, liên doanh với nước ngồi, ngồi ra là các loại xí nghiệp khác do tư nhân hoặc tư nhân liên doanh, liên kết.

Xí nghiệp Hương Trấn là một hình thức mới của cơng nghiệp hóa nơng thơn, đã đẩy mạnh tốc độ cơng nghiệp hóa đất nước, làm giảm chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Tuy vậy, Trung Quốc rất chú ý phát triển nông nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp là chính và lấy xí nghiệp Hương Trấn làm trụ cột để phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Sau hơn 20 năm tăng trưởng, các doanh nghiệp nông thôn đã làm thay đổi toàn cảnh kinh tế khu vực nơng thơn; trở thành lực lượng chính đứng sau sự tăng trưởng bền vững chung của Trung Quốc trong việc tạo ra sự bình đẳng hơn về phân phối thu nhập trong nội bộ tỉnh có được là nhờ bản chất nhỏ bé mang tính địa phương và sử dụng nhiều lao động của các doanh nghiệp này.

Như vậy, có thể nói rằng, Xí nghiệp Hương Trấn là mơ hình đặc biệt của Trung Quốc và nó đã được nhân rộng ra nhiều vùng ở nơng thôn, tạo nên sức mạnh kinh tế to lớn, giải quyết những vấn đề xã hội gay cấn và mang ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc. Xí nghiệp Hương Trấn đã tạo cho nông dân chủ động trong thu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân Trung Quốc [16].

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan về doanh nghiệp hóa nơng nghiệp

Thái Lan đã lựa chọn chiến lược xuất khẩu nông sản từ năm 1977 Chiến lược đó, đặt mục tiêu làm cho những nơng sản có ưu thế của Thái Lan với tính cách một nước nhiệt đới có thể chiếm lĩnh được thị trường Thế Giới bằng chính sản phẩm nơng nghiệp đã qua chế biến. Công nghiệp chế biến được lựa chọn là khâu đột phá để thực hiện chiến lược ấy. Từ quan điểm đó, họ đã xúc tiến các hoạt động [18].

- Tổ chức đó như cách của Thái Lan (có lẽ cũng là bước đầu tiên trong số các nước đang phát triển) là đi theo công thức 4 nhà: Nhà nước + nhà doanh nghiệp + nhà ngân hàng + nhà nông. Việt Nam cũng lấy ý tưởng này nhưng thay nhà ngân hàng bằng nhà khoa học.

Kết quả cuối cùng là Thái Lan có được một hệ thống các doanh nghiệp chuyên kinh doanh nông nghiệp và hệ thống các vùng kinh tế nơng nghiệp chun mơn hóa có quy mơ hợp lý. Lúc đầu, Thái Lan làm mơ hình này trong chăn ni, sau phát triển sang mơ hình trồng trọt như gạo và đặc biệt là hoa quả nhiệt đới, hiện nay Thái Lan đang là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Đến năm 1998 Thái Lan đã có 14 loại nơng sản phẩm xuất khẩu trên thế giới được thực hiện chủ yếu vào sự liên kết này.

1.2.2. Kinh nghiêm và một số bài học của Việt Nam về việc xây dựng nông thôn mới mới

Phát triển nông nghiệp Việt Nam đã trải qua nhiều mơ hình, mỗi mơ hình ln gắn liền với giai đoạn phát triển của đất nước.

1.2.2.1. Phát triển nông thôn giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1957-Mơ hình chuyển giao ruộng đất cho hộ nông dân. giao ruộng đất cho hộ nông dân.

Mơ hình phát triển nơng thơn nổi bật giai đoạn này là giao ruộng đất về tay người nông dân, với mục tiêu người cày có ruộng. Nhà nước thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và triển khai công tác khuyến nông. Nhờ vậy, kinh tế hộ nông dân phát triển, hàng triệu người hăng hái sản xuất, nông nghiệp sau 3 năm khôi phục kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng khá cao. Có thể xem đây là thời kỳ

“hồng kim” của nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam kể từ sau năm 1939.

1.2.2.2. Kinh nghiệm một số mơ hình nơng thơn phát triển khá theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa. nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa.

Trước những địi hỏi của thực tế phát triển nông thôn, trong thời gian qua. Ban kinh tế Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành. Đề cương 185/KTTW-BNN về chương trình “Phát triển nơng thơn mới cấp xã”, các bộ, ngành và địa phương đã triển khai xây dựng mơ hình “ Phát triển nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa” (gọi chung là mơ hình phát triển nơng

thơn mới cấp xã) tại các vùng sinh thái với một số xã điểm do trung ương trực tiếp chỉ đạo [13].

* Một số kết quả đạt được

Chương trình phát triển xây dựng nơng thơn, đã triển khai tại 14 xã điểm sau đó tăng lên thành 18 xã vào năm 2004, trong thời gian đó các tỉnh cũng lựa chọn khoảng 200 xã đưa vào xây dựng mơ hình nơng thơn mới, với 5 nội dung cơ bản là; phát triển kinh tế hàng hóa; phát triển cơ sở hạ tầng; xây dựng khu dân cư văn minh; tăng cường cơng tác văn hóa, y tế giáo dục ở nơng thơn; xây dựng đội ngũ cán bộ. Việc thực hiện chương trình đã mang lại những kết quả đáng kích lệ sau:

- Kết quả sản xuất

+ Về sản xuất trồng trọt: các xã xây dựng mơ hình nơng thơn mới, đã thực

hiện việc quy hoạch chuyển đổi nhiều diện tích đất khơng hiệu quả kinh tế vào sản xuất các loại cây trồng phù hợp bằng biện pháp đưa giống mới năng suất cao vào thay thế các lồi cây trồng khơng phù hợp. Bên cạnh đó, các xã này cịn vận động

các nơng hộ cải tạo vườn tạp để xây dựng những vườn cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đã tiến hành thực hiện việc dồn điền đổi thửa rất thành cơng, từ đó đã làm số thửa của mỗi hộ giảm xuống 4 lần và cho hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế cao.

+ Về sản xuất chăn nuôi: Để phát triển sản xuất chăn ni, các xã điểm đã

cải thiện được tình hình chăn ni và đã đưa chăn ni trở thành bộ phận chính và có hiệu quả cao trong sản xuất nơng nghiệp. Các xã điểm đã phối hợp với các trung tâm khuyến nông tỉnh, thực hiện các các chương trình cải tạo giống và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã chiềng la, huyện thuận châu, tỉnh sơn la giai đoạn 2016 2020 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)