Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 47)

Qua đề xuất mô hình nghiên cứu được trình bày trong Luận văn ở phần 3.3.1, tác giả kỳ vọng biến độc lập và các biến kiểm soát trong mô hình tác động đến tăng trưởng kinh tế như sau:

* Đối với Biến độc lập Phân cấp nguồn thu

Việc phân cấp nguồn thu hợp lý đồng nghĩa với tính tự chủ của chính quyền địa phương được nâng cao hơn (Musgrave, 1959; Sewell, 1996) trong quản lý, điều hành, thực thi các chính sách, chủ trương, đường lối, nhiệm vụ của mình. Ngoài ra nó còn khuyến khích chính quyền địa phương khai thác và phát huy các tiềm năng vốn có làm phát triển địa phương mình, từ đó làm cho kinh tế tăng trưởng của cả nước. Nghiên cứu vấn đề về phân cấp nguồn thu và tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều điển như: Amarullah (2018); Imran, H., Imran, C. và Sally (2014); Mai Đình Lâm (2012); Mello và Barenstein (2001); Nguyen Phi Lan và Anwar (2009); Nguyen Dang Tai (2011) và Trần Phạm Khánh Toàn 2014. Cũng có những nghiên cứu có tác động ngược chiều như: Ganaie, Kamaiah, Bhat và Khan (2018); Sử Đình Thành (2014). Hoặc có tác động cả ngược chiều và cùng chiều như của Meriem, Taacha và Benatia (2017). Từ kết quả của đa số các tác giả kết luận phân cấp nguồn thu tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế và những vấn đề mà TP.HCM đăng đối mặt hiện nay, đề tài đặt ra giả thuyết là:

H1: Phân cấp nguồn thucủa Trung ương đối với TP.HCM tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của Thành phố.

* Đối với các biến kiểm soát được kế thừa từ mô hình nghiên cứu trước

- Vốn đầu tư xã hội (SI)

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư xã hội là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế như: Mai Đình Lâm (2012); Phillip và Isah (2012); Trần Trung Kiên (2017); Idowu, Bank-Ola và Lawal (2018), Watt (2000). Các nghiên cứu này đều cho thấy kết quả cùng chiều với tăng trưởng kinh tế. Từ đó, đề tài đặt ra giả thuyết là:

H2: Vốn đầu tư xã hội tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

- Tỷ lệ tăng trưởng dân số (PGR)

Trong nghiên cứu thực nghiệm, nhiều nghiên cứu đã thấy được sự tương quan giữa tốc độ phát triển kinh tế với tỷ lệ tăng trưởng dân số. Điển hình một số nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều như: Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015); Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014); Trần Phạm Khánh Toàn (2014); Trần Trung Kiên (2017). Một số nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều như: Phillip và Isah (2012); Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hoài (2014); Wesley và Peterson (2017). Cũng có nghiên cứu chưa tìm thấy sự tác động của tỷ lệ tăng trưởng dân số và tăng trưởng kinh tế như của Mai Đình Lâm (2012). Từ đó, đề tài đặt ra giả thuyết là:

H3: Tỷ lệ tăng trưởng dân số tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

- Độ mở nền kinh tế (TOP)

Khi chính quyền địa phương được nâng cao tính tự chủ do hưởng mức phân cấp với một tỷ lệ hợp lý thì họ có thể quyết định các loại thuế và phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tạo nên tính cạnh tranh để thúc đẩy hoạt động thương

mại quốc tế (Krugman, 1991). Tuy nhiên, nếu mức độ phân cấp quá mạnh cộng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ tạo ra các cú sốc kinh tế (Alesina và Spolaore, 2003). Nghiên cứu liên quan có kết quả cùng chiều giữa độ mở nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế điển hình như: Alshahrani và Alsadiq (2014); Bazlul, Sayema và Mohammad (2012); Eid và Awad (2017); Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hoài (2014); Mai Đình Lâm (2012); Trần Trung Kiên (2017); với Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014) lại có kết quả nghiên cứu ngược chiều. Từ đó, đề tài đặt ra giả thuyết là:

H4: Độ mở của nền kinh tế tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

- Tỷ lệ lạm phát (INF)

Treisman (1998) nhận định phân cấp tài khóa ở các nước phát triển sẽ làm cho lạm phát thấp hơn, từ đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, phân cấp tài khóa làm cho lạm phát cao hơn và tác động không tốt đến tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế như: Gokal và Hanif (2004); Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014); Nguyen Dang Tai (2011); Trần Phạm Khánh Toàn (2014). Tác động cùng chiều có Treiman (1998), Nguyễn Duy Phương (2016); Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài và Mai Đình Lâm (2013) và không có tác động có nghiên cứu của Mai Đình Lâm (2012). Từ đó, tác giả đặt ra giả thuyết là:

H5: Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

* Đối với các biến kiểm soát được đề xuất thêm mới vào mô hình

- Chi tiêu công (GE)

Theo quan điểm tài chính công hiện đại, chi tiêu công không chỉ là việc chi tiêu của Chính phủ mà còn là công cụ quan trọng giúp Chính phủ điều tiết nền kinh tế vĩ mô hướng đến các mục tiêu phát triển (Hyman, 2014; Sử Đình Thành và Bùi

Thị Mai Hoài, 2009). Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế và mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế của chi tiêu công vẫn còn nhiều tranh luận. Nếu chính phủ và các chính quyền địa phương phát huy tốt vai trò của quản trị công trong điều hành, quản lý nguồn ngân sách được cấp sẽ là yếu tố tích cực để các khoản chi tiêu công của quốc gia và địa phương được sử dụng một cách hợp lý nhất. Từ đó sẽ làm kích thích vốn đầu tư xã hội, gia tăng tính cạnh tranh và làm tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu liên quan cho thấy tác động cùng chiều của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế như: Alexiou (2007); Corray (2009); Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014). Các nghiên cứu có tác động ngược chiều như: Đặng Văn Cường và Bùi Thanh Hoài (2014); Trần Trung Kiên (2017); Woller và Phillips (1998). Ở góc độ đề tài đang thực hiện, tác giả đặt ra giả thuyết là:

H6: Chi tiêu công tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của Thành phố.

- Tỷ giá hối đoái (EX)

Tỷ giá hối đoái là một công cụ của chính sách tiền tệ (Quốc hội, 2015) và đóng một vai trò quan trọng ở cấp độ thương mại của một quốc gia, điều mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do trên thế giới đều hết sức quan tâm. Nếu đồng tiền của một quốc gia mạnh lên, hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ trở nên đắt đỏ hơn, hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn và ngược lại (Phan Thanh Thanh, 2018). Một số nghiên cứu liên quan đến tác động cùng chiều của tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế như Hà Lê Anh Tú (2017); Kogid, Asid, Lily, Mulok và Loganathan (2012); Nasir and Valdrina (2017). Ở góc độ đề tài, tác giả nhận thấy bằng những công cụ của mình, Ngân hàng Trung ương có thể can thiệp điều chỉnh cung cầu ngoại tệ, từ đó làm thay đổi tỷ giá hối đoái để kinh tế cả nước có thể tăng trưởng tốt nhất. Do đó, Luận văn đặt ra giả thuyết như sau:

- Mức tự chủ tài chính (FA)

Theo Vo, Hong Duc (2008), Mức tự chủ tài chính của một địa phương nghĩa là nguồn thu của địa phương đó đủ để bù đắp cho nhiệm vụ chi của địa phương. Nghiên cứu của Chapman (1999) cho rằng có sự tác động tích cực của tự chủ tài chính đến tăng trưởng kinh tế, kết quả này cũng tương đồng với Adrian và Petronela (2015); Ebohon, Osemwota và Agbebaku (2011); Imran, Imran và Sally (2014) và Nguyễn Duy Phương (2016). Vì vậy, tác giả đặt ra giả thuyết:

H8: Mức tự chủ tài chính của TP.HCM tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của Thành phố.

- Mức hỗ trợ tài khóa (SUBSI)

Qua phân tích biến này ở 3.2, Luận văn nhận thấy mức hỗ trợ tài chính thiên về việc đánh giá chính quyền địa phương có phụ thuộc nhiều vào NSTW hay không bằng cách xem xét tỷ lệ giữa số tiền hỗ trợ của trung ương so với tổng chi ngân sách địa phương. Qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có sự tương đồng trong kết quả nghiên cứu của Mello và Barenstein (2001); Hines, James và Richard (1995); Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài và Mai Đình Lâm (2013); Tanzi và Zee (1997) khi đánh giá có tác động tích cực của mức hỗ trợ tài khóa đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, Luận văn và đặt ra giả thuyết:

H9: Mức hỗ trợ tài khóa của Trung ương tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

- Tính minh bạch

Tính minh bạch của chính quyền địa phương sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế vì càng minh bạch thì trách nhiệm giải trình càng nâng cao, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư (Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế Giới, 2017). Nghiên cứu liên quan đánh giá tác động của Tính minh bạch đến tăng trưởng kinh tế hầu hết đều cho kết quả cùng chiều như Adams và Atsu (2012); Carstens, A. (2015); Lương Hoàng Minh (2016); Teig, M. (2006); Williams, A. (2010). Luận văn nhận thấy nếu

TP.HCM không thực hiện tốt việc minh bạch sẽ làm cho nhà đầu tư khó tiếp cận thông tin, từ đó giảm thiểu các nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước vì nhà đầu tư không tin tưởng vào chính quyền địa phương, cuối cùng sẽ làm kinh tế giảm tăng trưởng. Từ những nhận định nêu trên, Luận văn đặt ra giả thuyết:

H10: Tính minh bạch tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

Bảng 3.1. Tổng hợp kỳ vọng các biến trong mô hình nghiên cứu

STT Tên biến Ký hiệu Kỳ vọng

1 Phân cấp nguồn thu RD +

2 Vốn đầu tư xã hội SI +

3 Tỷ lệ tăng trưởng dân số PGR +

4 Độ mở nền kinh tế TOP +

5 Tỷ lệ lạm phát INF -

6 Chi tiêu công GE +

7 Tỷ giá hối đoái EX +

8 Mức tự chủ tài chính FA +

9 Mức hỗ trợ tài khóa SUBSI +

10 Tính minh bạch Tr +

Bảng 3.2. Các ký hiệu dùng trong mô hình và cách đo lường các biến

Ký hiệu Mô tả Phương pháp

đo lường Nguồn dữ liệu

GDP Tổng sản phẩn

quốc nội Tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm

Ngân hàng Thế giới (World Bank) RD Phân cấp nguồn thu Tỷ lệ nguồn thu theo GDP (RRGDP)

Báo cáo công khai số liệu quyết toán ngân

sách TP.HCM

SI Vốn đầu tư xã hội Tỷ lệ vốn đầu tư vốn xã

hội so với GDP then chốt của Châu Á Báo cáo các chỉ số và Thái Bình Dương năm 2018, Ngân hàng

Phát triển Châu Á PGR Tỷ lệ tăng trưởng

dân số

Tỷ lệ tăng trưởng dân số hằng năm

TOP Độ mở của nền kinh tế

Tỷ lệ tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu

so với GDP Báo cáo các chỉ số then chốt của Châu Á và Thái Bình Dương năm

2018, Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia Development

Bank - ADB) INF Tỷ lệ lạm pháp Tỷ lệ lạm phát hằng năm

GE Chi tiêu công Tỷ lệ chi tiêu công so với GDP

EX Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng vào ngày làm việc

cuối cùng của năm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân

hàng Thế giới (World Bank)

FA Mức tự chủ tài chính

Tỷ lệ nguồn thu CQĐP tự quyết định so với chi tiêu CQĐP tự quyết định

Báo cáo công khai số liệu quyết toán ngân

sách TP.HCM

SUBSI Mức hỗ trợ tài khóa

Tỷ lệ số tiền hỗ trợ của Trung ương so với

tổng chi NSĐP

Báo cáo công khai số liệu quyết toán ngân

sách TP.HCM

Tr Tính minh bạch quy trình 03 bước do Được đo lường bằng VCCI thực hiện

Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

của VCCI

Bảng 3.3. Tổng hợp giả thuyết các biến trong mô hình nghiên cứu

Loại biến Giả thuyết

Biến độc lập

Giả thuyết H1: phân cấp nguồn thu của Trung ương đối với TP.HCM tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của Thành phố

Biến kiểm soát

Giả thuyết H2: Vốn đầu tư xã hội tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM

Giả thuyết H3: Tỷ lệ tăng trưởng dân số tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM

Giả thuyết H4: Độ mở nền kinh tế tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM

Giả thuyết H5: Tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

Giả thuyết H6: Chi tiêu công tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

Giả thuyết H7: tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

Giả thuyết H8: Mức tự chủ tài chính của TP.HCM tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của Thành phố.

Giả thuyết H9: Mức hỗ trợ tài khóa của Trung ương tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

Giả thuyết H10: Tính minh bạch có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phân cấp nguồn thu đến tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp tại thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)