8. Cấu trúc của đề tài
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của năng lực phản biện trong dạy học lịch
- Tính phê phán:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “phê phán” tức là chỉ ra, vạch ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình, lên án. Như vậy phê phán là một bước trong giai đoạn nhận thức vẫn đề khi ta muốn giải quyết một vần đề nào đó một cách sáng tạo.
Tính phê phán nghĩa là biết phát hiện những hạn chế, thiếu sót, bất cập của đối tượng cần đánh giá nhận xét. Quá trình học tập lịch sử của học sinh là quá
trình lĩnh hội kiến thức lịch sử của xã hội loại người và của dân tộc từ trước đến nay, được khoa học lịch sử xác nhận, ghi chép trong các cuốn sách giáo khoa mới nhất. Trên cơ sở đó mà phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Nói như vậy không có nghĩa là học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách thụ động, bắt buộc phải thừa nhận, mà phải thông qua tính tích cực độc lập sáng tạo của các em. Đặc biệt, quá trình học tập lịch sử của học sinh theo hướng đổi mới hiện nay là phải chuyển đổi từ tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang cách tiếp cận kiến thức mới. Vì vậy trong quá trình học tập lịch sử các em cần được trang bị tư duy phê phán, biết phát hiện ra những điểm hạn chế, thiếu lôgíc, không đúng của những nhận định về các sự kiện, hiện tượng, nhận vật mà sách giáo khoa, ý kiến của các bạn, thậm chí của thầy cô giáo đã nêu ra.
VD khi dạy về lịch sử Việt Nam lớp 10 (phần nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX), có ý kiến phê phán hành động của Thái hậu Dương Vân Nga khi giao quyền nhiếp chính cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành), sau đó bà lại trở thành vợ vua Lê Đại Hành, hay đánh giá về các nhân vật như Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Ánh… GV phải gợi mở cho HS, hướng dẫn để các em biết những hạn chế, cực đoan của những ý kiến đó. Như đối với hành động của Thái hậu Dương Vân Nga, khi quân Tống xâm lược nước ta, Thái hậu Dương Vân Nga đã giao quyền nhiếp chính cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Nhiều sử gia không đồng tình với hành động này của cả Lê Hoàn và Dương Vân Nga, cho rằng bà đã thông đồng với Lê Hoàn từ trước để cướp ngôi. Tuy nhiên GV phải phân tích cho HS thấy rằng trong bối cảnh vận nước nguy nan (quân Tống lăm le xâm lược, vua mới còn nhỏ tuổi), thì hành động nhường ngôi cho Lê Hoàn cũng như việc hai người trở thành vợ chồng sau này là đáng được cảm thông, bởi bà đã hinh sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ quyền lợi dân tộc.
- Tính độc lập sáng tạo
Tình độc lập và sáng tạo là việc tự giải quyết những vấn đề hay khó khăn nào đó trong quá trình học tập, làm việc để tìm ra cái mới thể hiện năng lực, cá
tính của bản thân. Trong quá trình giải quyết vấn đề, chủ thể phải tự mình giải quyết tình huống, làm chủ được kiến thức, vấn đề, có bản lĩnh thể hiện suy nghĩ và quan điểm của mình. Như vậy, tính độc lập sáng tạo thể hiện ở việc luôn đổi mới, có những nét riêng biệt, độc đáo trong thực tế.
Trong quá trình học tập nói chung và học tập môn Lịch sử nói riêng, tính độc lập và sáng tạo lại càng cần thiết và quan trọng. Và đây cũng là những đặc điểm cần có trong năng lực phản biện. Bởi lẽ, đứng trước một sự kiện lịch sử, mỗi người có một quan điểm khác nhau để đánh giá. Bên cạnh đó, trong từng giai đoạn lịch sử, cái nhìn của con người đối với các nhân vật, sự kiện cũng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi học sinh phải thể hiện được quan điểm, độc lập trong cách tư duy và sáng tạo trong lối suy nghĩ, tự bản thân biết nhận định vấn đề và nội dung kiến thức một cách độc lập trên cơ sở giảng giải và giúp đỡ của giáo viên. Như vậy thì học sinh mới có thể chủ động nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực tư duy.
Ví dụ, khi dạy bài “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII” (SGK Lịch sử 10) có nhiều ý kiến trái chiều về hành động của Mạc Đăng Dung. Đất nước đầu thế kỉ XVI, cuối triều Lê sơ rối ren, suy sụp, để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê, lập nên triều Mạc. Nói về hành động này của Mạc Đăng Dung nhiều người cho rằng ông là kẻ “nghịch thần”, cướp ngôi nhà Lê, đáng bị lên án. Nhưng nhiều người khác lại cho rằng sự xuất hiện của Mạc Đăng Dung trên chính trường là một tất yếu, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội bấy giờ. Ông là một danh nhân, có công lao lớn đối với lịch sử dân tộc. HS bằng những lí lẽ riêng sẽ đưa ra quan điểm của riêng mình
Nhờ phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập, trong nhận thức mà giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc, nắm vững những kiến thức đã được học và phát huy kiến thức đó một cách hiệu quả nhất.
- Tính dũng cảm
Can đảm trí tuệ: “là việc có ý thức về sự cần thiết phải đối mặt và trình bày một cách công bằng những ý niệm, ý tưởng, niềm tin hay những quan điểm khiến ta có những cảm xúc rất tiêu cực và ta chưa thật sự lắng nghe một cách nghiêm chỉnh” [43; tr.28]. Trong nhận thức, ta không tránh khỏi việc sẽ nhìn thấy một sự thật nào đó trong một số ý niệm, ý tưởng được xem là nguy hiểm, phi lí và thấy sự xuyên tạc, sai lầm trong một số ý niệm, ý tưởng mà xưa nay ta vẫn luôn tin tưởng mạnh mẽ trong nhóm xã hội mà ta thuộc về. Những lúc ấy, ta cần lòng dũng cảm để chân thật với tư duy của chính mình.
Dũng cảm vốn là một đức tính cần có và cao đẹp trong mỗi con người. Trong bất cứ tình huống nào của cuộc sống, tính dũng cảm cũng được đề cao. Đặc biệt trong học tập và môn Lịch sử, tính dũng cảm được nhắc đến không chỉ là một tính cách, đặc điểm mà là một yếu tố góp phần hình thành và phát triển năng lực phản biện. Giáo viên là người truyền đạt kiến thức nhưng điều đó không có nghĩa mọi kiến thức lịch sử mà giáo viên giảng giải đều đúng đắn, chính xác và tuyệt đối. Quá trình giảng dạy luôn có những sai sót nhất định, hay thậm chí trong quá trình đó, giáo viên “cố tình” tạo nên sự sai sót để kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu bài và tập trung của học sinh. Bởi vậy, giáo viên cần khuyến khích học sinh dám nói, dám thể hiện bản thân và dám dũng cảm trình bày quan điểm của mình. Có như vậy, học sinh mới có được sự tự tin, chủ động và đây cũng là điều kiện để học sinh hiểu sâu kiến thức và bộc lộ mức độ hiểu bài hay tập trung trong giờ học đến đâu.
Ví dụ khi dạy về phần Lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, giáo viên có thể tạo tình huống để học sinh phát huy được tính dũng cảm từ đó hình thành và phát triển năng lực phản biện của mình thông qua việc khẳng định: Nguyễn Ánh là người thành lập vương triều Tây Sơn còn Nguyễn Huệ lập ra nhà Nguyễn (trong khi kiến thức thực tế:Vương triều Tây Sơn được thành lập khi các thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, xưng Hoàng đế, xây dựng vương triều mới. Còn nhà Nguyễn là do
Nguyễn Ánh lập nên). Sự “cố tình” nhầm lẫn của giáo viên sẽ tạo sự mâu thuẫn giữa những gì các em học sinh được đọc trong sách giáo khoa, được giáo viên giảng giải và những gì giáo viên chốt kiến thức, từ đó, các em sẽ có sự thắc mắc. Chính những sự thắc mắc đó là những biểu hiện ban đầu của tính dũng cảm, dần dần các em sẽ đem những kiến thức mình đã học được để chứng minh điều bản thân suy nghĩ là đúng đắn và chính xác. Điều đó chính là biểu hiện của năng lực phản biện và cũng góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh.
- Tính nhạy bén
Tính nhạy bén là khả năng nắm bắt, phát hiện và thích ứng nhanh đối với những yếu tố mới, những yêu cầu mới. Nhạy bén trong học tập giúp học sinh nhanh chóng tiếp cận kiến thức mới, vận dụng linh hoạt những kiến thức vừa học được với những bài học trước đấy để giải quyết một vấn đề nào đó được đặt ra. Sự nhạy bén còn giúp cho học sinh khi đứng trước một vấn đề mới mẻ nhưng dựa trên kinh nghiệm, tư duy logic và khả năng suy đoán để đưa ra quyết định.
Trong quá trình dạy và học lịch sử, học sinh luôn tiếp cận với những điều mới lạ đến từ những giai đoạn lịch sử trước đó, với sự khác biệt về hệ tư tưởng, môi trường sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, học sinh luôn luôn phải có sự thay đổi trong tư duy để phù hợp và hiểu bối cảnh, hoàn cảnh diễn ra sự kiện lịch sử đó. Sự nhạy bén trong lịch sử sẽ giúp học sinh đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử để giải thích các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện - hiện tượng lịch sử với nhau, rút ra những bài học để áp dụng vào cuộc sống… đồng thời sẽ rèn luyện và bồi đắp những phẩm chất, tình cảm tốt đẹp của bản thân đối với lịch sử dân tộc.
Ví dụ khi giáo viên lựa chọn vấn đề: “Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX” để học sinh tiến hành trao đổi - đàm thoại. Dựa trên những gì đã được nghe giảng, HS phải có cái nhìn khái quát nhất về nhà Nguyễn, những việc đã làm được, những việc chưa trên cơ sở đó đánh giá được những đóng góp
cũng như hạn chế của triều Nguyễn
- Tính logic.
Tính logic là sự trật tự chặt chẽ, tất yếu giữa các sự kiện, hiện tượng; là sự gắn bó chặt chẽ giữa các ý, cách suy luận chặt chẽ. Khi học sinh rèn luyện được tính logic và cao hơn là tư duy logic nghĩa là các em có khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề tốt dựa trên những dữ liệu, dữ kiện có sẵn trong não bộ, dữ liệu này có thể là kiến thức hoặc kinh nghiệm của người đó.
Lịch sử là kết quả của hàng loạt những sự kiện với nhau trong mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, không có bất cứ sự kiện nào tự nhiên sinh ra. Chính vì vậy, trong quá trình học tập và giảng dạy môn lịch sử, việc thuộc kiến thức thôi là chưa đủ, giáo viên phải trang bị cho học sinh những kĩ năng để các em có thể tư duy và phân tích, tổng hợp, khái quát, lí giải tất cả những vấn đề một cách logic, hợp quy luật dựa trên những kiến thực đã được thầy cô trang bị hoặc là kết quả của quá trình tự học, tự rút kinh nghiệm. Muốn được như vậy, cần phát huy vai trò của chủ thể học sinh trong nhận thức, phải trên cơ sở tiếp nhận kiến thức cơ bản (gồm kiến thức khoa học, sự hiểu biết về các quy luật, nguyên lí và phương pháp nhận thức…), học sinh có cơ sở, định hướng để suy nghĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học, tự khám phá kiến thức mới và vận dụng những hiểu biết vào cuộc sống.
Giảng dạy phần lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 10, việc truyền đạt kiến thức để học sinh nhớ mốc năm, thời gian thôi là chưa đủ, giáo viên cần phải hướng dẫn để học sinh có thể tư duy và kết hợp những kiến thức đã học với nhau để lí giải những vấn đề lịch sử đặt ra như quy luật phát triển của các triều đại phong kiến, đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa nông dân. Với vấn đề này, học sinh phải nắm vững kiến thức lịch sử cơ bản, có khả năng xác định và phân tích đặc điểm, tính chất của các sự kiện lịch sử. Hoặc dạng câu hỏi xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử thế giới đối với Việt Nam. Với dạng câu hỏi này, học sinh phải nắm vững kiến thức lịch sử thế giới và kiến thức lịch sử Việt
Nam trong cùng một khoảng thời gian cụ thể, đồng thời phải nhận biết được mối quan hệ, tác động giữa các sự kiện trong nước và sự kiện trên thế giới.