8. Cấu trúc của đề tài
1.1.3. Đặc điểm của kiến thức lịch sử
Để xác định đùng đắn các biện pháp sư phạm nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ những đặc điểm của kiến thức lịch sử. Khác với kiến thức của nhiều bộ môn khoa học khác, kiến thức lịch sử có những đặc điểm rất nổi bật đó là tính tương đối, tính quá khứ, tính không lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống và sự thống nhất giữa “sử” và “luận”.
- Tính tương đối nghĩa là kiến thức lịch sử không hoàn toàn chính xác đúng như nó xảy ra mà được trình bày hay diễn đạt khác nhau. Kiến thức lịch sử chỉ có đúng hoặc sai mà không chính xác…
- Tính quá khứ.
Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ lúc con người và xã hội hình thành đến nay. Tất cả những sự kiện và hiện tượng lịch sử được chúng ta nhắc đến đều đã xảy ra, nên nó mang tính quá khứ. Đây là điều khác biệt giữa hiện tượng lịch sử với những hiện tượng tự nhiên. Như vậy, việc giảng dạy lịch sử có những đặc trưng riêng biệt và những khó khăn nhất định. Song xét từ góc độ khác, nó cũng mang lại cho việc giảng dạy lịch sử những ưu điểm mà bộ môn khác không thể có được, chẳng hạn, nó rất có ích trong việc bồi dưỡng và phát triển tư duy tái tạo, trí tưởng tượng của học sinh (tất nhiên trí tưởng tượng tái tạo này khác với sự tưởng tượng sáng tạo, hư cấu trong văn học, nghệ thuật).
Do lịch sử mang tính quá khứ, nên trong quá trình dạy học, giáo viên phải bồi dưỡng và phát triển trí tưởng tượng của học sinh. Người giáo viên phải hình thành cho học sinh tư duy lịch sử, nhìn mọi sự kiện đặt vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ để từ đó cho học sinh rút ra được nhận xét cho riêng mình. Tư duy phản biện hay khái quát hơn là năng lực phản biện giúp học sinh giải thích được câu hỏi: Tại sao thời kỳ đó họ lại làm như vậy hay vì sao thời điểm đó họ không làm như vậy? Từ việc giải thích được vấn đề, học sinh không chỉ hiểu sâu nội dung
kiến thức bài học mà hơn thế, học sinh dần hình thành cho mình thói quen đặt vấn đề, nhìn sự vật hiện tượng trong một không gian đa chiều có quá khứ - hiện tại - tương lai.
- Tính không lặp lại
Sự kiện lịch sử không lặp lại vì mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra trong một không gian, thời gian nhất định. Không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào hoàn toàn giống nhau hay lặp lại nguyên vẹn, mà có sự kế thừa, phát triển - tức là “sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, cũng như mỗi quốc gia dân tộc đã trải qua thay đổi lớn lao, biến đổi không ngừng trên tất cả mọi lĩnh vực, từ trình độ sản xuất, chế độ chính trị, quan hệ xã hội, đến đời sống vật chất (ăn, ở, mặc, đi lại…), tinh thần (tư tưởng triết lý, đạo đức, văn hóa, phong tục…). Điều đó đòi hỏi giáo viên khi trình bày một sự kiện, hiện tượng lịch sử phải xem xét tính cụ thể cả về thời gian và không gian làm nảy sinh sự kiện, hiện tượng đó.
Từ đặc điểm đó mà trong quá trình giảng dạy lịch sử, giáo viên phải đảm bảo giữa trình bày sự kiện với giải thích bình luận, đặt vấn đề để học sinh không chỉ nắm kiến thức cơ bản mà bản thân học sinh còn hiểu sâu sắc nội dung bài học và tự lí giải được những câu hỏi mang tính chất phức tạp, đòi hỏi có sự liên hệ giữa nhiều thời kỳ khác nhau. Vì thế việc nâng cao năng lực phản biện dành cho học sinh nói chung là điều vô cùng cần thiết.
- Tính cụ thể
Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào cũng gắn liền với thời gian, không gian, nhân vật, bối cảnh và tiến trình nhất định. Chính các yếu tố đó làm cho lịch sử trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh.
Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và các quốc gia, dân tộc khác nhau. Lịch sử mỗi nước, mỗi dân tộc đều có diện mạo riêng do những điều kiện tự nhiên và xã hội quy định. Mặt khác, các quốc gia dân tộc đều sống trên những lĩnh vực khác nhau, tuy bị tác động của những quy luật chung nhưng tiến trình phát triển của mỗi quốc gia dân
tộc không giống nhau. Ví dụ, trong tiến trình phát triển của lịch sử, phần lớn các quốc gia ở khu vực châu Âu đều trải qua các hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến đến tư bản chủ nghĩa, song ở nhiều quốc gia châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh thì sự phát triển lại không diễn ra tuần tự như vậy. Thậm chí, cùng một loại hình kinh tế - xã hội, nhưng các dân tộc, quốc gia khác nhau cũng có đặc trưng kinh tế, thể chế nhà nước, hình thái ý thức khác nhau, mang sắc thái riêng. Chính đặc điểm này đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể, sinh động bao nhiêu, càng hấp dẫn bấy nhiêu.
- Tính hệ thống (tính logic lịch sử)
Khoa học lịch sử nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội loài người, bao gồm các sự kiện, hiện tượng về kinh tế, đời sống chính trị, đấu tranh xã hội, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, quan hệ sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần… Sách giáo khoa lịch sử ở trường phổ thông tuy giản lược song cũng phải bao quát được các mặt đó. Hơn nữa, không có một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào tồn tại độc lập, đơn lẻ, mà chúng có mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, sự xuất hiện của sự kiện này là nguyên nhân mất đi của sự kiện khác.
- Tính thống nhất giữa “sử” và “luận”.
Phần “sử” là các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra; phần “luận” là cách giải thích, bình luận, nhận xét, đánh giá của tác giả. Giữa phần “sử” và phần “luận” trong môn Lịch sử có sự thống nhất chặt chẽ với nhau. Lịch sử xảy ra như thế nào thì phải được đánh giá, giải thích như thế và mọi đánh giá, giải thích đều phải xuất phát từ các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Từ đặc điểm trên, bản thân HS khi trình bày một vấn đề hay sự kiện lịch sử nào đó cũng không được trình bày sự kiện một cách chung chung, mà buộc phải có dẫn chứng minh họa, nêu cụ thể về sự kiện cũng như đưa ra những lí lẽ phân tích, bình luận sự kiện đó. Đồng thời, ngôn ngữ được HS sử dụng phải trong sáng, mạch lạc, dễ hiểu và mang tính khoa học, khách quan. Cũng chỉ có nắm vững những tư liệu lịch sử về các mặt trong mối liên hệ nội tại và dưới sự chỉ
khăn do đặc điểm của kiến thức lịch sử (tính quá khứ) và làm xuất hiện trong đầu óc học sinh những biểu tượng sinh động, qua tư duy hình thành khái niệm, đạt tới tầm cao của nhận thức lí tính.
Xác định những đặc điểm của kiến thức lịch sử giúp giáo viên tìm ra con đường, biện pháp để hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.