Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực phản biện trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 40 - 43)

8. Cấu trúc của đề tài

1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực phản biện trong dạy học

lịch sử ở trường THPT

Trong dạy học lịch sử, có rất nhiều phương pháp có khả năng tích cực hóa hoạt động và phát triển năng lực phản biện của học sinh như: tạo tình huống để học sinh tham gia phản biện trong quá trình học tập lịch sử; tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận; tranh luận; đánh giá học sinh theo hướng động viên khích lệ; ra bài tập mang tính gợi mở trong phản biện để học sinh làm việc ở nhà…Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sẽ góp phần định hình và phát triển năng

lực phản biện. Dạy học theo hướng phát triển năng lực phản biện cho học sinh có ý nghĩa trên cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ, tư tưởng.

Về kiến thức: Phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong học tập lịch sử tức là giáo viên kích thích học sinh thẩm định lại nhận thức, hiểu biết của mình. Tự trong tư duy của các em sẽ đặt ra những câu hỏi cho bản thân mình như: “Tại sao họ lại nói về cái này như thế?” hay “Nhận định của mình có đúng không?”… Qua đó các em có thể tự tìm hiểu và điểu chỉnh những hiểu biết sai lệch, hưởng ứng những nhận thức sáng tạo, tiến bộ. Đây là một hình thức tự phản biện. Từ quá trình này, giáo viên có thể nắm bắt được quan điểm cũng như tâm lý tiếp nhận của học sinh đối với bộ môn để kịp thời thay đổi phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận. Như vậy, qua quá trình học tập, học sinh có điều kiện kiểm chứng lại tri thức của mình bởi không phải tất cả những vấn đề học sinh nhận thức đều đúng.

Hơn nữa với việc tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình hay phản bác ý kiến của người khác, học sinh trải qua một quá trình suy nghĩ, nghiền ngẫm, cân nhắc, đánh giá vấn đề, kết hợp với thuyết phục người khác bằng hệ thống lí luận phù hợp. Đây là thao tác quan trọng, thường xuyên được đặt ra đối với những người có năng lực phản biện khi nhìn nhận một vấn đề.

Mặt khác, năng lực phản biện là kĩ năng thu thận, tiếp nhận có chọn lọc, suy xét chủ động những thông tin để giải quyết vấn đề. Vì thế, thông qua quá trình học tập, học sinh sẽ thu nhận được rất nhiều tri thức mới bổ ích từ thầy cô, bạn bè. Những tri thức thu nhận được đó là những tri thức “tinh”, đã được xem xét kĩ lưỡng; bền vững và phong phú; có tác dụng khai sáng, hé mở cho các em nhiều điều mới mẻ và sáng tạo.

Về kĩ năng: Dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực phản biện tức là hình thành cho học sinh những kĩ năng có bản của một người có tư duy phản biện. Các đặc điểm thiết yếu của người có TDPB đó là:

biết lắng nghe và có thể chấp nhận ý kiến trái ngược với mình, đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, thích sự rõ ràng chính xác, biết xem xét các quan điểm khác nhau và sẽ thay đổi quan điểm khi sự suy luận cho thấy phải làm như vậy.

- Biết vận dụng các tiêu chuẩn: mặc dù các lĩnh vực khác nhau có thể có các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng có một số tiêu chuẩn có thể được áp dụng chung cho nhiều vấn đề. Một khẳng định bất kỳ phải được dựa trên những sự thật chính xác có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng, không thiên lệch, thoát khỏi logic ngụy biện, hợp logic, lí lẽ vững chắc.

- Có khả năng tranh luận: đưa ra các lí lẽ với các bằng chứng hỗ trợ. Tư duy phản biện bao gồm cả việc nhận dạng, đánh giá và xây dựng các lí lẽ.

- Có khả năng suy luận: có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết. Để làm được việc này cần phải nhìn thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu.

- Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: người có tư duy phản biện cần phải tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau.

- Áp dụng các thủ thuật tư duy: để hình thành năng lực phản biện cần sử dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau, bao gồm đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định.

Về tư tưởng, tình cảm: Thông qua các phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực phản biện, học sinh sẽ tự rút những bài học trong cuộc sống như tinh thần đoàn kết khi làm việc nhóm, biết cân bằng cảm xúc, tôn trọng và biết lắng nghe, thấu hiểu người khác… Từ những tìm hiểu về vấn đề cần phản biện, học sinh cũng sẽ hiểu sâu sắc và biết quý trọng công sức lao động chân chính mà mình có được, hơn nữa các em cũng sẽ tự nhận thức và trau dồi cho bản thân những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Sử dụng phương pháp để phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử cũng là cơ hội để giáo viên hình thành

thời hình thành cho các em khả năng thẩm định, đánh giá các vấn đề lịch sử và các vấn đề của cuộc sống.

Tất cả những giá trị trên đều được hình thành và rèn luyện trong quá trình học tập lịch sử theo hướng phát triển năng lực phản biện. Khi tìm hiểu về các vấn đề cần tiến hành phản biện trong lịch sử, học sinh sẽ mở rộng hiểu biết của mình, nhìn nhận vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau, thậm chí trái ngược nhau; sau đó đưa ra những nhận định, đánh giá của bản thân một cách logic.

Từ những phân tích trên, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định, hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong học tập lịch sử ở trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc học tập của học sinh mà còn bước đầu trang bị cho học sinh những hành trang để thành công trong một xã hội hiện đại và dân chủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)