Thực trạng phát triển năng lực phản biện trong DHLS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 45 - 53)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2.2. Thực trạng phát triển năng lực phản biện trong DHLS

Để làm rõ thực trạng phát triển năng lực phản biện trong dạy học Lịch sử ở các trường THPT địa bàn ....chúng tôi tiến hành điều tra với các tiêu chí chính như sau:

Về phía giáo viên

- Nhận thức và thái độ của giáo viên, học sinh về phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

- Những kết luận rút ra từ thực tiễn phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

Về phía học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra các nội dung như

- Nhận thức, đánh giá của học sinh về tầm quan trọng của việc phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong DHLS ở trường phổ thông.

- Mức độ hứng thú của học sinh; những khó khăn mà học sinh gặp phải khi hình thành và phát triển năng lực phản biện.

* Địa điểm của thời gian khảo sát: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát ở 5 trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đó là: THPT Chuyên Bắc Ninh, THPT Hàn Thuyên, THPT Hoàng Quốc Việt, THPT Lý Nhân Tông và THPT Lý Thường Kiệt trong năm học 2019 - 2020.

* Đối tượng khảo sát: 15 giáo viên lịch sử và 200 học sinh tại 5 trường THPT nêu trên.

* Các phương pháp điều tra, khảo sát:

- Soạn phiếu điều tra, sau đó tiếp xúc, phỏng vấn và phát phiếu điều tra xin ý kiến giáo viên và học sinh.

- Phỏng vấn giáo viên lịch sử, học sinh ở các trường trung học phổ thông về vấn đề cần khảo sát.

- Phát phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh về các vấn đề cần nghiên cứu.

* Kết quả khảo sát

Trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra thu thập thông tin, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Về phía GV:

- Thứ nhất, nhận thức của GV về vấn đề phát triển NL và NLPB cho HS:

Khi được hỏi, “Trong quá trình dạy học, Thầy (cô) có quan tâm tới vấn đề phát triển năng lực cho học sinh không?”. 100% GV khi được hỏi đều rất quan tâm đến việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Đây là một thực tế không thể phủ nhận tại trường THPT nói chung bởi hiện nay do nhu cầu đổi mới đòi hỏi giáo dục phải thực hiện bước chuyển mạnh mẽ từ giáo dục định hướng nội dung sang giáo dục định hướng phát triển năng lực.

Kết quả của điều tra cũng cho thấy, các GV đều nhận thức được đúng đắn về khái niệm NLPB, đó chính là khả năng sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn cả nội dung và phương pháp tư duy để phát hiện vấn đề và có phương án xử lý tốt vấn đề. Mặc dù thấy được sự cần thiết của việc hình thành NLPB cho học sinh trong dạy học lịch sử, nhưng vẫn còn 1 số GV chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của vấn đề này. Hầu hết GV vẫn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm tư duy phản biện và năng lực phản biện, chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của ba mặt Kiến thức, Kĩ năng và Thái độ trong hình thành và phát triển năng lực phản biện. Lí giải cho vần đề này, chúng tôi cho rằng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung vẫn còn mới, trong đó hình thành và phát triển NLPB cho học sinh lại là vấn đề vô cùng mới mẻ đối với GV, vì thế cần có thêm thời gian cho vấn đề này. Thêm vào đó, với đặc trưng của trường THPT Chuyên là nội dung chương trình khá nặng (nhất là đối với môn chuyên và cận chuyên), nên trong quá trình giảng dạy, một số GV vẫn còn thiên về cung cấp kiến thức cho HS mà chưa thực sự chú ý đến sự tiến bộ của học sinh cũng như chú trọng đến vấn đề hình thành và phát triển NLPB.

phát triển năng lực phản biện cho học sinh.

Có 9/15 GV (60%) thường xuyên quan tâm tới việc tổ chức các hoạt động dạy học để tạo điều kiện cho học sinh hình thành và phát triển năng lực phản biện. Khi được hỏi về các biện pháp dạy học để hướng đến hình thành và phát triển năng lực phản biện cho HS, có hơn 60% GV (100% GV bộ môn Lịch sử) rất thường xuyên sử dụng các biện pháp dạy học như: tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh thông qua tình huống phản biện, sử dụng phương pháp tranh luận, làm việc nhóm, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, tạo ra bầu không khí cởi mở trong quá trình phản biện…Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các phương pháp này chưa phát huy hết hiệu quả, không khí trao đổi chưa cới mở…

Khi được hỏi về những khó khăn mà GV thường gặp phải khi tiến hành các biện pháp dạy học để hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh, điều đáng vui mừng là GV không gặp bất cứ khó khăn nào từ phía nhà trường, và các khó khăn mà GV đưa ra chủ yếu như: HS không tích cực hoạt động, tự ti, chưa dám thể hiện ý kiến cá nhân, vẫn còn thụ động chờ đợi sự truyền thụ của GV mà chưa chủ động trong tìm tòi, khám phá tri thức; GV chưa thực sự biết khai thác hết tiềm năng, chưa gợi mở được cho HS thoát ra những rào cản của lối mòn tư duy, cố gắng tìm ra cái mới, kích thích các em tự đặt ra những câu hỏi và trả lời chúng theo cách nghĩ của mình…

Như vậy, theo kết quả điều tra, về cơ bản GV đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng hình thành và phát triển năng lực nói chung và năng lực phản biện nói riêng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên về các biện pháp nhằm phát triển năng lực phản biện đối với một bài học lịch sử cụ thể, chúng tôi thấy GV đã có ý thức đổi mới phương pháp nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả cũng như hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực phản biện cho HS.

Để tìm hiểu hứng thú, phương pháp học tập của HS đối với bộ môn Lịch sử; tìm hiểu sự hiểu biết của HS về vấn đề năng lực, hiểu biết về phản biện và năng lực phản biện trong học tập nói chung và trong học Lịch sử nói riêng, chúng tôi đã tiến hành kháo sát đối với 200 HS lớp 10 của 5 trường THPT địa bàn thành phố Bắc Ninh. Điều tra thực tiễn thu được kết quả như sau:

Về mức độ yêu thích bộ môn Lịch sử và hứng thú học tập của HS

Khi điều tra, chúng tôi đã đưa câu hỏi: “Em có thích Lịch sử không”? Kết quả có đến hơn 70% HS khi được hỏi đều trả lời thích hoặc rất thích lịch sử vì có nhiều câu chuyện hay, nhiều bài học bổ ích, nhiều kiến thức liên quan đến cuộc sống hằng ngày như tên đường, tên phố, tên trường học… Tuy nhiên khi đưa ra câu hỏi: “Em có thích học môn Lịch sử không?” Kết quả thu được lại rất khác: có đến 31,5% (63/200 HS) trả lời không thích học; có 22,5% (45/200) trả lời thích học, còn lại đều trả lời là không thích nhưng phải học vì đó là môn phải thi THPTQG. Từ kết quả điều tra này có thể nhận thấy một thực tế không chỉ đang tồn tại ở trường THPT địa bàn thành phố Bắc Ninh mà còn là tình trạng chung của học sinh bậc THPT đó là không phải học sinh không thích học môn sử mà do các em cho rằng Lịch sử là môn phải học thuộc nhiều, phải ghi nhớ chi tiết các sự kiện, ngày tháng, địa điểm, nhân vật… mà không phải là môn học có thể tư duy suy luận… Những HS yêu thích môn sử đa số thuộc về HS của trường chuyên Bắc Ninh.

Về nhận thức của học sinh đối với năng lực phản biện trong dạy học lịch sử.

Về vấn đề này khi được đặt câu hỏi: “Em hiểu gì về phản biện và năng lực phản biện. Năng lực phản biện có cần thiết trong cuộc sống hay không? Vì sao?. Theo em học lịch sử có góp phần phát triển năng lực phản biện không?”. Có đến 70% HS được điều tra hiểu về khái niệm phản biện và năng lực phản biện, về tầm quan trọng của năng lực phản biện trong cuộc sống. Các em đều hiểu đúng

về phản biện đó không chỉ là chống lại, là phê phán, là phủ nhận mà còn là bảo vệ, ủng hộ để tiếp nhận một thông tin nào đó một cách cặn kẽ hơn, sâu sắc hơn. Phản biện ở đây là muốn nói phản biện khoa học, chứ không phải là kiểu nói ngược lại thầy, ngược lại sách để tỏ ra khác người, để được “nổi”, một kiểu “phản biện” chẳng có lý lẽ, chứng cứ gì.

Tuy nhiên về câu hỏi: Học lịch sử có góp phần phát triển năng lực phản biện không? Ở câu hỏi này có tới gần 40% HS trả lời: “có lẽ có”; có hơn 60% HS trả lời “có”. Như vậy hầu hết HS đều hiểu rằng học lịch sử có góp phần hình thành và phát triển năng lực phản biện. NLPB có vai trò quan trọng đối với các em không chỉ trong học tập chiếm lĩnh kiến thức và trong cuộc sống thực tiễn bởi muốn tiến lên phải đi qua con đường gập ghềnh, chông gai của phản biện, qua phủ định có kế thừa một quan niệm đi trước đã trở nên lạc hậu, cản trở phát triển của nhận thức; nếu ai cũng suy nghĩ theo lối cũ, làm theo cách cũ thì loài người nay vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ đồ đá.

Về các biện pháp, phương pháp dạy học nhằm phát triển NLPB cho HS

Khi được hỏi về cách các thầy cô lên lớp hướng dẫn các em các phương pháp học tập để góp phần hình thành và phát triển năng lực, các em đều thừa nhận khi lên lớp các thầy cô đều sử dụng các phương pháp dạy học mới nhằm phát triển các năng lực cho học sinh trong đó có năng lực phản biện. 100% GV lên lớp đều sử dụng thường xuyên phương pháp trao đổi, tranh luận, học tập theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, đổi mới trong cách thức ra câu hỏi kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì. Trong học tập một bài học lịch sử cụ thể, các em đều thích thầy cô của mình áp dụng các phương pháp dạy học mới, nhất là khi thầy cô tạo ra được một không khí trao đổi cởi mở, tự do. Khi đó kể cả những bạn HS thường ngày nhút nhát tự ti thì các em đều tham gia hào hứng và hòa nhập với không khí thảo luận của lớp. 100% HS thích những câu hỏi kiểm tra đánh giá theo hướng mới, bởi khi đó các em được thể hiện ý kiến cá nhân của mình, được vận dụng kiến thức đã học để làm bài chứ không phải là viết lại những gì thầy cô đã dạy một cách nhàm chán. 100% HS thích thú khi

được thầy cô dẫn dắt vào các tình huống có vấn đề để kích thích tính tò mó, ham tìm hiểu và thích hỏi của học trò. Như vậy tất cả học sinh đều rất hào hứng, học tập một cách tích cực đối với các hình thức tổ chức dạy học mới. Đây chính là cơ sở và cũng là động lực để GV thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy bộ môn lịch sử, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Như vậy, qua kết quả điều tra khảo sát đối với 15 GV và 200 HS, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

- Đa số HS và GV đều nhận thức và đánh giá cao việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực phản biện. Tuy nhiên có không ít HS chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của năng lực phản biện trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống. Điều này chúng tỏ cần phải tăng cường hơn nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy để góp phần hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh.

- Trong thực tiễn giảng dạy, GV đã chú ý đến việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để nhằm hình thành và phát triển năng lực phản biện cho HS, tuy nhiên lại không tiến hành được thường xuyên, hoặc sử dụng không linh hoạt nên hiệu quả chưa cao.

Có nhiều nguyên nhân đưa đến thực trạng trên như từ lâu nay việc dạy học ở nước ta chưa thực sự chú ý đến tích tích cực trong hoạt động giáo dục của học sinh. Điều đó cũng góp phần làm cho HS trở nên thụ động, lười biếng trong suy nghĩ, tìm kiếm dẫn chứng, cơ sở để phản biện kiến thức do giáo viên truyền thụ. Tuy nhiên theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ phía GV - người trực tiếp “truyền lửa” tạo cảm hứng cho học trò của mình. GV chưa thực sự tâm huyết với bài dạy, chưa giành nhiều thời gian, công sức cho giáo án khi lên lớp, chưa tìm hiểu cặn kẽ các thông tin liên quan đến bài học nên khi HS phản biện lại GV không đủ lí lẽ để thuyết phục HS, từ đó dẫn đến tâm lí “ngại” của GV. Đồng thời

sức, trong khi thời lượng chương trình ít ỏi nên GV chưa đổi mới phương pháp một cách thường xuyên, không hình thành cho HS thói quen học tập với các phương pháp mới, HS dần lại quay về với tính ỷ lại, thụ động gây trở ngại cho việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Tiểu kết chương 1

Năng lực phản biện giúp hình thành nên những công dân có trách nhiệm xã hội trên nền tảng những nhận thức khoa học. Mục đích cuối cùng của dạy học lịch sử không phải để học sinh nhớ rõ năm, tháng, tên nhân vật, địa danh… mà qua những sự kiện lịch sử chân thực, chính xác, học sinh hiểu biết về quy luật phát triển của lịch sử loài người, hiểu hiện thực xã hội mình đang sống.

Năng lực phản biện đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và học tập của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chọn lọc; vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, cố gắng hướng tới những cái mới trong khoa học, thoát ra những rào cản của lối mòn tư duy, cố gắng tìm ra cái mới, kích thích các em tự đặt ra những câu hỏi và trả lời chúng theo cách nghĩ của mình qua đó phát triển tư duy độc lập, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng học tập, nghiên cứu và kỹ năng sống. Rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh cũng chính là rèn luyện cho các em khả năng lập luận, tìm hiểu vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Nó giúp các em tránh được tình trạng đồng thuận dễ dãi, hời hợt xuôi chiều trong khoa học, ngăn chặn tình trạng học vẹt, đọc vẹt. Đồng thời còn rèn luyện cho các em con đường tư duy khoa học, cách giải quyết vấn đề khác nhau một cách linh hoạt, hiệu quả. Trong quá trình học tập, học sinh sẽ hoàn thiện thêm kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng thu hút người nghe, kĩ năng trình bày vấn đề khoa học... kích thích hứng thú học tập của học sinh.

Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT được phát động và đang được triển khai hẳn có nhằm vào mục đích thay đổi tình trạng này. Đổi mới giáo dục thì phải đổi mới hoạt động dạy và học, muốn đổi mới hoạt động dạy và học mà không khuyến khích, không rèn luyện năng lực phản biện khoa học cho học sinh thì mất hẳn một nội dung cơ bản của đổi mới.

Chương 2

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC PHẢN BIỆN

TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ BẮC NINH. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

2.1. Những yêu cầu của việc phát triển năng lực phản biện trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)