8. Cấu trúc của đề tài
2.1. Những yêu cầu của việc phát triển năng lực phản biện trong dạy học
Thứ nhất là phải đảm bảo đồng bộ các yếu tố của quá trình dạy học
Trong quá trình dạy học lịch sử, để phát triển năng lực phản biện cho học sinh, điều đầu tiên và quan trọng hàng đầu đó là đảm bảo phải đồng bộ các yếu tố của quá trình dạy học là mục tiêu, nội dung dạy học, hoạt động của thầy và trò, môi trường dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá… Bởi lẽ, dù muốn hình thành hay phát triển năng lực gì cho học sinh thì cũng phải đảm bảo việc dạy học được tiến hành đồng bộ trong tổng hòa các yếu tố của quá trình dạy học.
Hình thành năng lực phản biện cho học sinh trong học tập lịch sử phải được tiến hành trong tổng hòa các yếu tố của quá trình dạy học. Việc đầu tiên là phải xác định được mục tiêu dạy học. Đây là kết quả mà chủ thể là giáo viên hình dung ra trước với việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để tác động vào đối tượng (là học sinh), làm biến đổi đối tượng cho phù hợp với mục tiêu đặt ra. Mục tiêu phải đúng đắn, cụ thể, thậm chí còn phải đo đếm được bằng cả định tính và định lượng.
Về nội dung dạy học, đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất trả lời cho câu hỏi lớn là dạy và học cái gì? Đó không phải là những kiến thức được ghi chép trong sách giáo khoa, cũng không phải là những cái thầy biết. Khi xác định nội dung dạy học, giáo viên không chỉ chú ý đến dạy cái gì, nhiều hay ít mà còn phải xác định mức độ nông - sâu của kiến thức, chỉ ra được những kiến thức cơ bản, trọng tâm… Xu hướng hiện nay là tinh giản nội dung, nhưng vẫn phải đảm bảo độ kiến thức nông - sâu. Kiến thức lịch sử có thể được mở rộng nằm ngoài sách giáo khoa (như đưa thêm các nhận định, các ý kiến khác nhau về sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử…); hoặc cùng một đơn vị kiến thức nhưng trình độ nhận thức của học sinh khác nhau giáo viên có thể khai thác sâu hoặc cũng có thể tinh giản để phù hợp với năng lực nhân thức của học sinh.
Nội dung dạy học sẽ quyết định đến việc lựa chọn phương pháp của người thầy. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong dạy học mà giáo viên cần quán triệt, thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo. Nắm vững mục tiêu, xác định đúng những nội dung dạy học sẽ xác định được phương pháp dạy học tốt, sử dụng phương pháp tốt sẽ giúp học sinh nắm vững nội dung, thể hiện mục tiêu dạy học.
Thầy và Trò, đây là hai chủ thể của quán trình dạy học, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thầy dạy thế nào thì trò sẽ học như vậy. Hiện nay, hoạt động dạy và học đang chuyển đổi từ chỗ đặt trọng tâm vào hoạt động dạy sang dạy cách học, nhưng nguyên lí cơ bản thì hai chủ thể vẫn thống nhất với nhau. Mọi yếu tố của quá trình dạy học đều phải thông qua hai chủ thể này mà phát huy tác dụng.
Kiểm tra đánh giá cũng là một yếu tố của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá sẽ đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của quá trình dạy học, có tác động ngược trở lại để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Thứ hai, phải có không khí dân chủ trong quá trình học tập.
Trong bất cứ một môi trường nào, không khí dân chủ cũng tạo được sự thoải mái, hứng khởi cho mọi người. Trong quá trình học tập, từ lâu người ta thường quen với hình ảnh thầy đọc trò chép hay thầy nói sao học sinh học thuộc theo như vậy. Tính độc đoán, một chiều đó làm cho học sinh không thể thể hiện quan điểm, suy nghĩ, từ đó trở nên thụ động và làm hạn chế đi sự phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh.
Người giáo viên phải tạo ra sự hoà đồng giữa hai quá trình tác động của sự kiện, hiện tượng lịch sử và sự tiếp nhận các tác động đó đối với học sinh. Tạo không khí dân chủ trong giờ học chính là xác lập một mối quan hệ bình đẳng, cởi mở, tự do sáng tạo trong quan hệ giao tiếp. Bầu không khí dân chủ là tiền đề kích thích sự hăng hái, sáng tạo ở các em để cùng trao đổi, thảo luận với giáo viên, với
bạn bè về các ý kiến, cách đánh giá khác nhau về nhận vật, sự kiện lịch sử. Thông qua đối thoại dân chủ, giáo viên hướng dẫn, điều chỉnh, bổ sung sự nhận thức của các em tác động hình thành nên những trí tuệ mới, phẩm chất mới ở học sinh, để các em là một chủ thể tiếp nhận chủ động chứ không phải là một thực thể thụ động. Các em không những phát triển về tư duy lịch sử mà còn được phát triển về nhiều mặt như bộc lộ nhân cách, trau dồi khả năng giao tiếp...
Không khí dân chủ trong giờ học phải được xác lập trên cơ sở ý thức sâu sắc về tính sư phạm của giáo viên trong tổ chức tiến hành phải phù hợp với yêu cầu nội tại của bài học và sự vận động trí tuệ, vốn kinh nghiệm của học sinh. Đó phải là không khí cởi mở thực sự chứ không phải là không khí giả tạo. Ở đó, năng lực tiếp nhận của từng em có điều kiện bộc lộ, cọ xát qua trao đổi để tự điều chỉnh (mình) phù hợp với hệ thống chuẩn giá trị mang ý nghĩa xã hội. Giờ dạy phải có sức hấp dẫn, thuyết phục cao từ chính cái hay của kiến thức lịch sử, hấp dẫn và say mê người học. Tức người thầy phải biết khơi gợi, biết mở ra những điều hấp dẫn sau những câu, chữ, hình ảnh nằm chết cứng trên trang giấy để chúng lên tiếng đối thoại với từng học sinh.
Tạo không khí dân chủ trong giờ học đòi hỏi GV phải xử lí nhiều mối quan hệ phức tạp. Không thể chỉ hiểu sâu sắc về lịch sử là đủ mà còn phải dự kiến những tình huống tiếp nhận nảy sinh trong cách bộc lộ đối thoại giao tiếp với HS nhằm định hướng trong việc sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động tiếp nhận cho các em một cách linh hoạt, phối hợp có hiệu quả các phương pháp, biện pháp tác động, tạo điều kiện cho các em tham gia vào các tình huống đầy sáng tạo.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học hướng tới dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, giáo viên chỉ là người hướng dẫn chứ không phải người áp đặt kiến thức. Muốn thực hiện được điều đó, thì lớp học phải có không khí dân chủ, phải tạo được sự tin tưởng, thoải mái, giáo viên phải có sự kích lệ, động viên để học sinh tự tin đưa ra quan điểm của bản thân và chủ động trong việc tiếp
thu kiến thức. Đây không chỉ là yêu cầu đối với riêng việc phát triển năng lực phản biện mà còn là yếu tố cần thiết để học sinh có môi trường học tập, thể hiện, rèn luyện và phát triển tổng hợp các năng lực trong giai đoạn như hiện nay.
Thứ ba, phải tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tương tác trong lớp học.
Song song với việc tạo không khí dân chủ trong học tập, việc tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tương tác trong lớp học cũng là một yếu tố quan trọng và được đề cao.
Muốn để học sinh phát triển năng lực, thể hiện được sự phê phán, độc lập sáng tạo hay sự nhạy bén thì học sinh phải có môi trường và điều kiện để rèn luyện, có cơ hội để phát triển. Để học sinh tương tác với nhau một cách tự nhiên, thoải mái, giáo viên cần trao cho học sinh những công cụ hỗ trợ. Những công cụ đó không chỉ là kiến thức mà có thể còn là những mẫu câu để các em sử dụng thuận lợi trong quá trình tương tác như:
Làm rõ
- Em có thể trình bày cho tôi nghe ý kiến của mình không?
- Ý kiến của em là…
- Để làm rõ hơn, em có thể nói…
- Tôi thấy thất vọng khi em nói… Em có thể giải thích cho tôi được không?
Không đồng tình
- Tôi nghĩ khác bởi vì…
- Những dữ liệu mà tôi tìm hiểu được lại dẫn đến một quan điểm khác.
- Quan điểm đó có phần đúng nhưng cũng có phần chủ quan.
- Tôi đồng tình với quan điểm đó nhưng tôi nghĩ chúng ta nên cân nhắc…
- Chúng tôi có ý kiến khác.
Diễn giải
- Nói cách khác, ý kiến của em là… - Vậy ý em là…
- Thực ra em tin rằng… - Tôi nghe em nói rằng…
Triển khai ý tưởng
-Ý nhận định rằng… - Vâng và hơn thế…
Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tương tác là việc giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp, ghép đôi, dạy học
môi trường thuận lợi cho học sinh tương tác sẽ hóp phần bồi dưỡng kiến thức, giáo dục tư tưởng, thái độ và phát triển toàn diện học sinh. Trong quá trình đó, học sinh sẽ bộc lộ, thể hiện quan điểm của bản thân mình. Đó chính là điều kiện để phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử nói riêng và dạy học trong nhà trường nói chung.
Thứ tư sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức học sinh phát triển năng lực phản biện.
Để phát triển năng lực phản biện cho học sinh thì người GV phải kết hợp đa dạng và tổng hợp tất cả các phương pháp dạy học, bên cạnh đó, người GV cũng không ngừng đổi mới, học hỏi để tiếp cận với những phương pháp tiến bộ trên thế giới. Đổi mới phương pháp là công việc của bản thân GV phải đảm nhận. Phương pháp dạy học thể hiện mối quan hệ giữa giảng dạy của GV và học tập của HS.
Tuy nhiên, không phải biện pháp hay phương pháp học tập nào cũng được sử dụng trong việc phát triển năng lực phản biện cho học sinh và cũng không phải trong giờ học nào cũng sử dụng tất cả những phương pháp để phát triển năng lực phản biện cho học sinh. Điều đó phải phụ thuộc vào nội dung kiến thức bài học, đơn vị kiến thức cũng như là mục đích của giáo viên trong quá trình hình thành và phát triển năng lực.
Ví dụ, để phát triển năng lực phản biện cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học dự án - một trong những phương pháp đạt hiệu quả cao hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi thời gian, công sức của giáo viên và học sinh rất nhiều. Đồng thời phương pháp này được sử dụng đối với những bài học có số lượng tiết nhiều hay những vấn đề lớn có tính chất phức tạp. Bởi vậy, giáo viên không thể lúc nào hay tiết học nào cũng sử dụng phương pháp dạy học dự án trong việc phát triển năng lực phản biện cho học sinh. Thêm vào đó, việc áp dụng các phương pháp dạy học không phù hợp trong các tiết học sẽ tạo tâm lí phức tạp, nhàm chán trong học sinh. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đên
hiệu quả học tập của học sinh.
Thứ năm, học sinh phải có đam mê, quyết tâm và có thái độ đúng trong học tập.
Trong quá trình dạy và học, học sinh luôn là chủ thể của hoạt động này. Vì vậy, để phát triển năng lực phản biện, bản thân học sinh phải có sự chủ động, quyết tâm, đam mê và có thái độ học tập đúng đắn. Đây là không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là tiền đề, động lực cho mọi quá trình học tập hay làm việc của HS.
Nếu học sinh có sự đam mê trong lịch sử, tự bản thân các em sẽ có động lực để học tập, tìm hiểu kiến thức. Trong quá trình hăng say tìm hiểu kiến thức và có quyết tâm thái độ đúng đắn nghiêm túc trong học tập đó, các em sẽ có tư duy độc lập trong học tập, có sự nhạy bén trong việc đặt mình trong các bối cảnh lịch sử để lí giải kiến thức cũng như có sự chú ý trong học tập, dũng cảm nói lên quan điểm của bản thân. Như vậy, chính thái độ, tinh thần của các em là điều kiện tiên quyết và quan trọng hàng đầu để hình thành và phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong quá trình dạy học lịch sử.