8. Cấu trúc của đề tài
2.3.1. Tạo tình huống phản biện
Khi hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản, giáo viên cần chú ý đến “nhu cầu tư duy” của học sinh khi học sinh tiếp thu kiến thức mới, hoặc muốn hiểu sâu sắc, làm phong phú hơn kiến thức đã biết. Trong trường hợp này, các em sẽ xuất hiện những thắc mắc, những vấn đề được đặt ra để giải quyết. Như thế giáo viên đã tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh thông qua tình huống phản biện là một biện pháp sử dụng hệ thống các lời dẫn, câu hỏi để đặt cho học sinh, trong đó nội dung dẫn dắt và các câu hỏi đặt ra cho học sinh mang tính chất mới lạ, chứa nhiều điều mâu thuẫn hoặc khác với những gì học sinh đã được học được nghe trước đó. Những câu hỏi, những tình huống mà giáo viên đưa ra luôn có
lịch sử mới, chưa biết đòi hỏi học sinh khám phá. Tính chủ quan thể hiện ở vồn sống, vốn tri thức đã có cũng như nhu cầu tìm hiểu và giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó, khơi gợi sự suy nghĩ, tính tư duy, tạo nên sự mâu thuẫn giữa những gì đã học với những gì vừa được nghe, kích thích trí não và khả năng nhận biết vấn đề của HS. Điều đó gợi tâm thế mới hiểu biết, khám phá vấn đề, tri thức lịch sử trong các em.
Thực tiễn dạy học lịch sử đã chỉ ra những hạn chế của việc cung cấp kiến thức một chiều của giáo viên và mang tính áp đặt đối với học sinh. Tạo ra một không khí học tập lôi cuốn ngay từ đầu tiết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó kích thích hoạt động nhân thức của học sinh và tạo ra động cơ thúc đẩy các em trong quá trình học tập. Việc tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh là vô cùng quan trọng. Bởi vì lúc này mới bắt đầu tiết học, tư duy của các em có thể đang để tâm đến kiến thức của giờ học trước, hoặc cũng có thể đang phân tán vì những trò chơi trong giờ giải lao. Để lôi kéo được các em chú ý đến bài học cần đến sự khéo léo dẫn dắt của người tổ chức. Thông thường các giáo viên sẽ dùng lời dẫn để kéo học sinh nhập cuộc. Lời dẫn của giáo viên càng hấp dẫn, mới mẻ, sáng tạo càng có khả năng nhanh chóng xác định tâm thế sư phạm cho học sinh tập trung chú ý và có ý thức huy động hứng thú cá nhân vào các bài học. Nếu trong lời dẫn tạo nên tình huống phản biện cho học sinh thì nó sẽ vừa kích thích được sự tò mò vừa khơi dậy tính hiếu thắng trong tâm lí học sinh. Trong lời dẫn, hoặc câu hỏi của mình, giáo viên cần đặt học sinh vào tình huống mâu thuẫn, xung đột về kiến thức, buộc các em phải huy động kiến thức và kĩ năng của bản thân để giải quyết vấn đề được đặt ra, hoặc giáo viên có thể đưa ra những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một sự kiện, vấn đề lịch sử để học sinh phân tích, đánh giá và tìm ra ý kiến đúng đắn. Có như vậy các em sẽ thoát nhanh ra khỏi ức chế ban đầu và tiếp nhận yêu cầu mới. Việc tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh được sử dung gồm 3 yếu tố:
+ Trình bày nêu vấn đề: đưa ra lời dẫn dắt và câu hỏi Vì sao?
sinh phải lựa chọn và lí giải hoặc đưa ra một câu hỏi yêu cầu học sinh giải quyết rõ vấn đề.
+ Bài tập nhận thức - bài tập nêu vấn đề: khái quát kiến thức toàn bài. Giáo viên có thể vận dụng 3 yếu tố trên vào bài giảng hoặc lựa chọn 1 trong 3 yếu tố trên để giúp học sinh phát triển và tăng cường năng lực phản biện trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử.
Giáo viên có rất nhiều cách để tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh thông qua tình huống phản biện trong mọi giờ học tại một số thời điểm cụ thể:
* Đầu giờ học: thường là đưa học sinh vào tình huống có vấn đề gây sự mâu thuẫn giữa những điều học sinh đã biết với những điều học sinh chưa biết, từ đó có động cơ, hứng thú muốn tìm hiểu để biết dần dần dẫn dắt học sinh vào bài. Có nhiều cách để xây dựng những tình huống nhập cuộc như:
- Tình huống nhập cuộc liên quan đến việc tìm hiểu bản chất của sự kiện lịch sử (nguyên nhân, tính chất, đặc điểm, so sánh…)
- VD1: Khi chuyển sang phần Lịch sử Việt Nam từ cội nguồn đến giữa thế kỉ XIX, chương I - Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X, Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy.
GV đưa ra tình huống để kích thích tính ham học hỏi của học sinh như: Khi học phần lịch sử thế giới nguyên thủy chúng ta đã khẳng định: Thời kỳ nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào cũng phải trải qua. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng như nhiều nước khác đã trải qua thời kỳ nguyên thủy. Vậy có những minh chứng nào để chứng minh Việt Nam đã từng trải qua thời kì nguyên thủy?Thời kì nguyên thủy của nước ta được hình thành và phát triển như thế nào?
VD2: Khi dạy bài 21 Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI- XVIII, giáo viên có thể đặt một số các câu hỏi như sau để tạo tâm thế phản biện cho học sinh:
+ Việc Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới- triều Mạc có phù hợp với quy luật của lịch sử không? Tại sao trong thời kì này lại xảy ra những cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”, “nồi da nấu thịt” như chiến tranh Nam- Bắc triều, chiến tranh Trịnh- Nguyễn, nguyên nhân nào dẫn đến sự chia cắt đất nước?
- Tạo tâm thế nhập cuộc bằng tình huống có liên quan đến đánh giá sự kiện lịch sử, liên hệ thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử cho việc tiếp thu kiến thức mới và hoạt động thực tiễn.
- VD3: Khi dạy bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X), để tạo tâm thế cho học sinh, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như sau:
+ Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nhà triệu xâm chiếm. Từ đó đến thế kỉ X, các triều đại phong kiến phương Bắc từ Triệu đến Đường thay nhau đô hộ nước ta. Chúng đã thực hiện nhiều chính sách cai trị hà khắc: chia để trị, bóc lột cống nạp nặng nề, đồng hóa về văn hóa. Vậy những chính sách này đã làm cho xã hội nước ta có những chuyển biến gì về kinh tế, văn hóa, xã hội? Trong bối cảnh chính quyền đô hộ ra sức thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa thì văn hóa dân tộc ta phát triển như thế nào? Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình? Em có suy nghĩ gì về phong tục tập quán hiện nay của nước ta trong bối cảnh hội nhập?
- VD4: Khi dạy bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Tiếp theo), để tạo tâm thế cho học sinh, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như sau:
+ Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, vậy các em khi chưa đọc SGK sẽ dự đoán như thế nào về các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc? Nhân dân ta cuối cùng có lật đổ được ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
hay không?
Như vậy, với những cách tạo tình huống nhập cuộc như trên, GV giúp HS nắm được nhiệm vụ nhận thức của mình ngay từ đầu giờ học, khiến HS có hứng thú để học tập và định hướng tư duy của bản thân, huy động kiến thức, tìm kiếm thông tin… để giúp giải quyết vấn đề đã nêu ra, khi đó các em sẽ làm chủ được kiến thức.
* Sử dụng đầu mỗi mục kiến thức: Đưa học sinh và tình huống và hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.
- VD1: Khi dạy bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân, mục 2: Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính, GV có thể đặt một số các câu hỏi như sau để tạo tâm thế phản biện cho học sinh:
+ Trong các buổi học trước, các em đã phần nào thấy được, cuối mỗi triều đại phong kiến, các phong trào đấu tranh của nhân dân lại nổ ra có những cuộc khởi nghĩa lớn đã làm sụp đổ một triều đại cũ và thay thế bằng một triều đại mới. Vậy dưới triều Nguyễn thì sao?
+ Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ học về phong trào đấu tranh của nhân dân dưới triều Nguyễn. Khác với các triều đại trước, phong trào đấu tranh vũ trang chống triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX là phong trào diễn ra ngay từ đầu khi vương triều này mới được thành lập và kéo dài liên tục suốt nửa đầu thế kỉ XIX và sang cả nửa cuối thế kỉ này trên khắp các vùng đồng bằng, miền núi, cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Sử cũ ghi lại có hơn 400 cuộc khởi nghĩa như vậy. Có thể nói trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chưa bao giờ trong khoảng thời gian 50 năm lại có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như dưới triều Nguyễn. Vậy nguyên nhân nào làm cho dưới triều Nguyễn lại nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ngay từ đầu triều đại? Đặc điểm nổi bật của các cuộc khởi nghĩa này là gì? Phong trào đầu tranh của nhân dân và đặc biệt là nông dân có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc?
- VD2: Khi dạy bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI- XVIII, mục I: Về tư tưởng tôn giáo, GV có thể đặt một số các câu hỏi như sau để tạo tâm thế phản biện cho học sinh:
+ Trong bài 20 (Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X- XV), các em đã nắm được nét chính về tình hình tư tưởng tôn giáo của nước ta trong thời kì này mà nổi bật là hiện tượng “tam giáo đồng nguyên”, với ba tôn giáo song hành cùng tồn tại là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Vậy, các em hãy sử dựng những kiến thức đã học minh họa vị trí, vai trò của từng tôn giáo thời bấy giờ. Em có suy nghĩ gì về sự phát triển của tư tưởng tôn giáo trong các thế kỉ XVI- XVIII? Vị trí, vai trò của các hệ tư tưởng, tôn giáo này có gì thay đổi?
+ Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ học Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI- XVIII . Chúng ta biết được rằng, trong các thế kỉ XVI- XVIII, đất nước có nhiều biến động lớn.Những biến động lớn đó đã ảnh hưởng đến tình hình văn hóa giáo dục. Hơn nữa ở các thế kỉ XVI- XVIII, sự phát triển của ngoại thương, của kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới bên ngoài cũng tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân Đàng Ngoài và Đàng Trong đặc biệt là trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo. Vậy trước những tác động đó, các hệ tư tưởng tôn giáo còn đứng vững hay không và có vị trí, vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? có phản ánh thực trạng của xã hội đương thời hay không?
* Cuối giờ học: Bên cạnh đó, để học sinh luôn có sự hứng thú với nội dung kiến thức, đồng thời tạo sự chủ động ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ vấn đề và hệ thống hóa đơn vị kiến thức, giáo viên vẫn có thể tạo tâm thế học tâm cho học sinh thông qua:
- Việc đặt các câu hỏi mang tính chất đánh giá: Những câu hỏi này đòi hỏi HS phải xây dựng các lập luận để bảo vệ cho những quan điểm của mình trước những phê phán, chỉ trích, các lập luận này phải dựa trên các tiêu chí đánh giá rõ ràng, phù hợp với góc nhìn khách quan nhất. Trong dạng câu hỏi này GV có thể đưa vào các từ khóa như: đánh giá, kết luận, cho điểm, quyết định, nhận
thấy…
- VD1: Khi dạy bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ, để tạo tâm thế cho học sinh, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như sau: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước? Sự nghiệp thống nhất đất nước của phong trào Tây Sơn được duy trì và phát triển đến ngày nay như thế nào? Theo em cần phải làm gì để tiếp tục giữ gìn và phát huy những thành quả đó trong giai đoạn hiện nay?
- VD2: Khi dạy bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV). Để kết thúc bài học cũng như kiểm tra kiến thức mà học sinh đã tích lũy và thu nhận được trong quá trình học tập, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như sau:
+ Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới- thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. Thế kỉ X mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam, nhà nước quân chủ được thành lập và từng bước phát triển đến đỉnh cao ở thế kỉ XV trên một lãnh thổ thống nhất. Vậy quá trình hoàn thiện của bộ máy nhà nước ra sao, nhà nước phong kiến đã thi hành chính sách đối nội đối ngoại có nhất quán không hay mỗi triều đại lại có chính sách đối nội đối ngoại riêng? Em hãy đánh giá chung về công cuộc xây dựng nhà nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý- Trần, Hồ? Từ chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến em hãy rút ra bài học về chính sách đối ngoại cho nước ra hiện nay trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hoạt động gây hấn ở biển Đông?
- VD3: Khi dạy bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X). Để kết thúc bài học cũng như kiểm tra kiến thức mà học sinh đã tích lũy và thu nhận được trong quá trình học tập, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi như sau:
+ Sau khi nhà Triệu xâm chiếm Âu Lạc năm 179 TCN, các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta. Vậy theo ý kiến của em, chế độ cai
hình kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta? Em hãy đánh giá những tác động đó đối với phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân dưới thời Bắc thuộc?
Hình thức đặt các câu hỏi mang tính chất đánh giá này không chỉ phát huy được tính chủ động, sáng tạo, năng động trong tư duy, nhận thức của học sinh, là một trong những hình thức phát huy năng lực của học sinh, kích thích sự liên tưởng, so sánh, đánh giá của học sinh từ đó kích thích tinh thần học tập của các em.
- Sử dụng bài tập nhận thức: sử dụng bài tập nhận thức có vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ tư duy của học sinh khi học tập lịch sử vì bài tập nhận thức được cấu tạo thành một hệ thống chứ không phải là một vài bài tập bất kì, rời rạc. Bài tập nhận thức đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, vận dụng những gì có trong sách giáo khoa và sử dụng tư duy của mình để trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề. Bài tập nhận thức không chỉ khiến học sinh phải hệ thống lại kiến thức đã học mà còn phải sử dụng các kĩ năng: so sánh, phân tích, giải thích... để