Sử dụng hệ thống bài tập mang tính gợi mở trong phản biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 78 - 79)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Sử dụng hệ thống bài tập mang tính gợi mở trong phản biện

Trong quá trình dạy học, việc đảm bảo kiến thức lịch sử trong bài học với một thời gian hạn hẹp đã khó, việc tạo cơ hội để học sinh được rèn luyện, hình thành và phát triển các năng lực cũng như củng cố kiến thức dường như đã trở thành một yêu cầu khó khăn hơn nữa. Vì vậy, việc giao bài tập nhà không chỉ là một yêu cầu mà trở thành cơ hội để học sinh có thể nâng cao khả năng tự học, tự mình đào sâu kiến thức, phát triển các kĩ năng, ghi nhớ đơn vị kiến thức và hơn hết, đây là phương pháp rèn luyện và phát triển tổng hợp các năng lực cho học sinh, trong đó phải nhắc đến đó là năng lực phản biện.

Tuy nhiên, khác với việc giao bài về nhà đơn thuần. Do đặc thù của năng lực phản biện phải đảm bảo các yếu tố: tính phê phán, tính độc đáo sáng tạo, tính dũng cảm, tính nhạy bén, tính logic... chính vì vậy, những bài tập mà giáo viên đưa ra cho học sinh phải mang tính chất gợi mở, không bó hẹp học sinh theo một trường suy nghĩ nào cả. Như vậy mới có thể kích thích tư duy của học sinh, phát triển được khả năng tư duy, lí giải vấn đề của học sinh, từ đó học sinh mới hình thành và nâng cao tư duy logic và năng lực phản biện của mình. Bên cạnh đó, các bài tập lịch sử cũng phải đáp ứng yêu cầu, đảm bảo kiến thức nội dung bài học.

Song song với đó, để phát triển năng lực phản biện cho học sinh, giáo viên cần sử dụng đa dạng các bài tập lịch sử: bài tập nhận thức, bài tập hành môn, bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, bài tập tổng hợp... trong đó nhấn mạnh đến dạng bài tập tổng hợp và dạng bài tập nhận thức là hai dạng bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức, những gì đã học được để lập luận, đánh giá, nêu quan điểm. Đây cũng là những bài tập đòi hỏi người học không còn là nhận biết, thông hiểu các sự kiện lịch sử mà phải ở mức độ vận dụng cao các kiến thức đã học để trả lời và lí giải vấn đề. Với những bài tập thế này, học sinh phải độc lập giải quyết nhằm đi đến những hiểu biết mới bằng những phương thức đã biết hoặc

Để thiết kế các bài tập mang tính gợi mở, trước hết giáo viên cần xác định mục đích và nội dung chính của một bài, một chương, hay cả một khóa trình. Việc xác định mục đích, yêu cầu này phải gắn với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra.

Các bài tập mang tính gợi mở nhằm rèn luyện năng lực phản biện cho học sinh với các nội dung chủ yếu như sau:

- Phân tích, đánh giá, phán xét về bản chất, ý nghĩa của sự kiện (sự tiến bộ, hạn chế, bản chất…)

VD1: Vào cuối thế kỉ X, nhà Đinh đứng trước những khó khăn gì gì? Trước những khó khăn thách thức đó Thái hậu Dương Vân Nga đã có hành động gì? Em đánh giá hành động của Thái hậu Dương Vân Nga trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống?

VD2: Tại sao nói dưới triều Nguyễn các phong trào khởi nghĩa nông dân thường nổ ra ngay từ đầu triều đại khi nhà Nguyễn mới thành lập?

- So sánh để rút ra điểm giống, khác nhau, nét tiêu biểu và đặc thù của sự kiện, hiện tượng, thời kì lịch sử.

VD1: Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông - Nguyên thời Trần?

VD2. So sánh bộ máy nhà nước thời Lý - Trần và thời Lê Thánh Tông từ đó đánh giá cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)