8. Cấu trúc của đề tài
2.3.4. Đánh giá học sinh theo hướng động viên khích lệ
Đánh giá học sinh theo hướng động viên khích lệ là biện pháp kết hợp giữa việc nhận xét, đánh giá nêu những mặt mạnh của học sinh để học sinh có thể tự tin nêu quan điểm của bản thân trước những câu hỏi hay vấn đề mà giáo viên đưa ra, cùng với đó là góp ý những điều học sinh chưa đạt được để học sinh có thể khắc phục để từng bước hoàn thiện. Từ đó sẽ giúp học sinh cảm nhận được không khí gần gũi, thân thuộc trong lớp học, tạo sự tự tin để các em chủ động thể hiện bản thân chiếm lĩnh kiến thức, dần dần phát huy được những năng lực cần có trong đó có năng lực phản biện.
Đánh giá học sinh theo hướng động viên khích lệ có vai trò quan trọng trong quá trình học tập đặc biệt trong quá trình phát triển năng lực phản biện cho học sinh. Bởi, trong quá trình dạy học cần có sự khích lệ, động viên. Thái độ này của giáo viên sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tất cả học sinh. Đặc biệt là những học sinh nhút nhát, rụt rè, thụ động, ít tham gia phát biểu, đối thoại. Nhiều học sinh có tư duy phản biện rất tốt, nhưng do tích cách nhút nhát, không thích thể hiện mình nên các em ít tham gia xây dựng ý kiến. Cũng có nhiều học sinh do sợ nói sai sẽ bị thầy, cô phê phán nên cũng không dám nói. Chính vì thế giáo viên nên khéo léo khích lệ các em bằng thái độ chân thành, xây dựng.
GV có thể đặt những câu hỏi gợi mở, sau đó khi học sinh trả lời đúng sẽ khen ngợi và tiếp tục đặt ra các câu hỏi mang tính chất tư duy và nâng dần lên những câu hỏi đòi hỏi mang tính phản biện với thái độ gợi mở để học sinh có động lực để tư duy và tiếp tục trả lời.
Một trong những kĩ thuật nhận xét, đánh giá học sinh phổ biến được áp dụng trong quá trình dạy và học lịch sử đó là: kĩ thuật 3-2-1. Trong đó, giáo viên đưa ra câu hỏi hoặc một vấn đề để học sinh trả lời câu hỏi hoặc thực hành thông qua các bài tập trên lớp và về nhà. Sau đó, giáo viên sẽ kiểm tra những gì học sinh đã hoàn thành hoặc phần trả lời của học sinh, đưa ra 3 lời khen với những gì học sinh đã thể hiện, 2 lời góp ý với những thiếu sót hoặc chưa tốt của học sinh và 1 câu hỏi để kiểm tra cách hiểu của học sinh, cũng như phát triển khả năng tư duy và hiểu sâu vấn đề của học sinh.
Tuy nhiên, việc vận dụng kĩ thuật 3-2-1 cũng cần có tính linh hoạt, chủ động của giáo viên, số lời khen, góp ý hay câu hỏi có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Điều đó tùy thuộc vào vấn đề giáo viên đặt ra và cách thể hiện của học sinh. Song, trong lời nhận xét và đánh giá của giáo viên cần đảm bảo 3 yếu tố: lời khen - lời góp ý - câu hỏi. Và phải nhấn mạnh sự động viên khích lệ đối với các học sinh để các em phát huy được sự tự tin của mình.
trong các thế kỉ XVI- XVIII, GV sẽ lựa chọn một học sinh nhút nhát phát hiểu hoặc học sinh tư duy phản biện tốt nhưng nhút nhát chưa dám thể hiện để trả lời câu hỏi:
“Trần Văn B, em có thể nêu cho cô biết những hiểu biết của em về bối cảnh Đại Việt đầu thế kỉ XVI không? Trên cơ sở bối cảnh đó, em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của Vương triều Mạc? Dựa vào đâu có thể nói rằng đất nước những năm đầu triều Mạc dần dần ổn định và có dấu hiệu phát triển?
Khi học sinh trả lời, GV đưa ra một số nhận xét:
+ 3 lời khen về nội dung kiến thức khá đầy đủ, cách trình bày rõ ràng, tác phong.
+ 2 lời góp ý về cách sử dụng từ ngữ, việc điều chỉnh giọng nói khi trình bày miệng (nói hơi nhỏ, chưa rõ tiếng…)
+ Câu hỏi đặt cho học sinh để phát triển năng lực phản biện của học sinh và kiểm tra kiến thức của học sinh.
GV tiếp tục đặt câu hỏi mang tính chất phản biện (cấp độ cao hơn):
“B có thể cho cô biết suy nghĩ của em về việc Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê và lập ra nhà Mạc? Liệu việc làm này có phù hợp với quy luật của lịch sử hay không? Nó có được nhân dân ủng hộ và đón nhận hay không? Vì sao?”.
Với việc áp dụng kĩ thuật 3-2-1 và đặt câu hỏi mang tính nâng cao cho học sinh, GV buộc học sinh phải huy động tối đa kiến thức đã học được, cùng khả năng ứng biến nhanh nhạy, giúp các em phát triển khả năng phản biện của mình.
VD2: Khi dạy bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI- XVIII, GV sẽ giao bài tập cho học sinh để học sinh trình bày kiến thức cũng như thể hiện khả năng tư duy của mình.
Nội dung bài tập:
Câu 1: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước?”
Câu 2: “Có ý kiến cho rằng, việc đất nước bị chia cắt là do sự tranh chấp quyền lực, thoát đoạt ngôi vua mà điển hình là hành động cướp ngôi của Mạc Đăng Dung. Vậy em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?”
Sau đó, GV sẽ lựa chọn bài của một học sinh bất kì để kiểm tra và vận dụng kĩ thuật 3-2-1 để nhận xét cũng như động viên khích lệ học sinh đó.
- Lời khen: cách trình bày, cách lập luận, nội dung kiến thức, tinh thần, ý thức chuẩn bị bài...
- Lời góp ý: cách sử dụng từ ngữ, cách sắp xếp kiến thức dẫn chứng trong bài.
- Câu hỏi: GV tiếp tục đặt câu hỏi mang tính chất phản biện để kiểm tra kiến thức cũng như giúp học sinh thể hiện quan điểm của mình trước những kiến thức đã được học như “Suy nghĩ của em về quy luật thay thế tất yếu của triều đại phong kiến - khi một triều đại đã suy yếu, thối nát một triều đại khác lên thay là một tất yếu?”