Mục đích và đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 82 - 83)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Mục đích và đối tượng thực nghiệm

Trên cơ sở lí luận, chúng tôi đề xuất các biện pháp sư phạm phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường THPT và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Lý Nhân Tông - TP Bắc Ninh.

Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, đánh giá ưu điểm, hạn chế và hiệu quả của việc phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10. Ngoài ra, trên cơ sở thực nghiệm sư phạm có thể kiểm định tính khoa học và tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất, làm cơ sở rút ra những kết luận khái quát về vấn đề phát triển năng lực phản biện cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 trường THPT.

Để quá trình thực nghiệm thành công và kết quả thu được chính xác, khách quan, chúng tôi chú ý đến việc đảm bảo mục tiêu bài học, khối lượng, nội dung kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, đúng với phân phối chương trình giảng dạy của Bộ GD-ĐT quy định. Việc tiến hành thực nghiệm đã tuân thủ nghiêm túc thời khóa biểu của trường THPT, không gây ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác của học sinh.

xuất vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT.

- Về đối tượng thực nghiệm: để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn hai lớp 10A0 và 10A3 ở trường THPT Lý Nhân Tông- TP Bắc Ninh. Đây là hai lớp có sĩ số và trình độ nhận thức mặt bằng tương đương nhau. Trong đó lớp 10A0 là lớp thực nghiệm; lớp 10A3 là lớp đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phản biện trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 ở trường THPT thành phố bắc ninh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)