Ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của lê tri kỷ, hữu ước và nguyễn đình tú (Trang 99 - 108)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2 Ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc

Ngôn ngữ trong truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú không những đậm hơi thở thường ngày, giản dị, thông dụng, dễ hiểu mà còn dào dạt cảm xúc, thể hiện rõ nhất qua những đoạn độc thoại nội tâm, những đoạn tâm sự. Qua đó, ta thấy được nội tâm bản chất của nhân vật, thấy được sự giày vò dằn vặt những đấu tranh ẩn sâu trong tâm hồn các nhân vật, dù họ thuộc phía bên nào của cái Thiện. Trong “Những tiếng nói thầm”, nhân vật

“tôi” sau khi lấy lại được tiền từ hai cha con kẻ lừa đảo, đã rời khỏi trụ sở công an

với những suy nghĩ nặng trĩu: “Ra khỏi đồn an ninh, lòng tôi nặng trĩu. Tuy lấy lại

được tiền, nhưng có một cái gì của tôi đã mất đi trên đất Hà Đông này” [21;34]. Hay đó là những đau đớn day dứt của người đàn ông tội lỗi Lũy trong Hãy làm ngơ cho thủ phạm: “Ôi mệt nhọc làm sao là sự đối phó với những hận thù không tuyên bố!...Hai mạng người, một gia đình lụn bại, những điều ấy đè nặng lên lương tâm tôi gần chục năm nay” [23; 181].

Hữu Ước cũng đã miêu tả rất tinh tế và giàu cảm xúc những suy nghĩ, trăn trở nội tâm của anh công an trẻ tên Thắng trong giây phút nhảy xe đi điều tra vụ án nhà báo Vũ Tuấn ngay trước thềm giao thừa. Dù sẵn sàng chịu vất vả để giải oan cho người vô tội, anh cũng có những xót xa nuối tiếc khi mà Tết đang đến, người người trở về đoàn tụ với người thân: “Nhìn một lượt những hành khách

những túi hàng Tết to, căng phồng. Họ cười nói đủ chuyện Tết Bắc, Tết Nam, rồi chuyện giá cả, hàng hoá. Nhìn xuống chiếc ba lô bẹp, đựng trong đó có hai chiếc bánh chưng, một bộ quần áo, anh thấy mình lạc lõng. Bất chợt, một nỗi nhớ da diết, như cồn lên, như trỗi dậy, làm anh cảm thấy cay cay nơi sống mũi, và nháy mắt. Sợ mình rơi nước mắt, anh nghĩ sang chuyện khác…” [59; 86].

Các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Đình Tú khi thực hiện độc thoại nội tâm mang nhiều day dứt buồn thương hơn cả. Bởi đó còn là những con người của nghi ngờ. Những tổn thương trong tâm hồn, những nỗi đau họ phải chịu, những gánh nặng bất an trước nỗi đau của người thân khiến họ đâm ra nghi ngờ hết thảy. Công lý thực thi trước mắt họ nhưng họ vẫn hoang mang không biết điều đó đúng hay sai. Nhân vật chính trong Bên ấy là cuộc đời trước công việc “đi đồi” lao động chân tay của tù nhân đã đầy nghi ngờ hoang mang trước ý nghĩa

thực sự của sự tồn tại trại giam: “Nước sông công tù! Chân lý ấy hiển nhiên đến

mức chỉ có những kẻ không bình thường về tâm thần mới mất thời gian bâng khuâng hay hoài cảm cho cái sự khốn nhục của những kẻ như hắn. Người ta dạy hắn rằng mục đích của hình phạt là giáo dục và trừng trị. Trừng trị thì rõ rồi. Còn giáo dục thì hắn chưa hiểu lắm. Nhốt tất cả những kẻ xấu vào với nhau để hy vọng họ tốt đẹp lên, dồn tất cả những cái ác lại một chỗ để mầm thiện nảy nở, sinh sôi thì có lẽ cuộc thử nghiệm này còn phải kéo dài may ra mới có đáp án…” [51; 5-6]

hay hiệu quả của việc dùng lao động để cải tạo tù nhân: “… lao động là một trong

những nguồn gốc sinh ra loài người. Vì thế những phạm nhân như hắn muốn trở lại làm người thì không có cách nào tốt hơn là phải lao động…Loài vượn nhờ có lao động mà thành người. Loài người vì giết người, cướp của, hiếp dâm mà thành quỷ. Quỷ và vượn xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau. Làm sao cả hai cùng lao động mà thành người được?” [49; 6]. Rồi trong Điệu mambo hư ảo, cái chết của cô gái tên Két khi còn quá trẻ đã khiến nhà báo Hoàng hoang mang về ý nghĩa của cái chết: “Chúa ơi! Ở thế giới bên kia, những người không chịu sống hết tuổi

Người liệu có bị trừng phạt?” [53; 76]. Khi diễn tả giây phút tìm lại được ý nghĩa

tế của nhân vật Quyên trong Mơ về một khúc sông trôi. Người phụ nữ lầm lỡ đáng thương ấy đã có những dòng suy tư đầy xúc động: “Em bỗng thấy lòng mình

thanh thản. Em không còn hận thù ai nữa. Không còn căm ghét ai nữa. Cũng chẳng dằn vặt mình. Cuộc đời em hóa ra chỉ bị người khác đánh cắp thôi. Cho đến lúc em phải ra tòa em mới biết rằng mình đang bị xét xử về những tháng ngày bị đánh cắp.

Anh là một nhân chứng lương tâm. Bây giờ thì em tin, rằng dòng đời cứ chảy nhưng tình yêu không trôi. Khúc sông trôi hay không trôi chẳng qua cũng chỉ là thứ hiện thực huyền ảo như tình yêu của chúng ta mà thôi” [53; 156]. Hóa ra dù

thời gian, cuộc đời của một người có bị đánh cắp thì tình yêu thực sự vẫn là thứ không ai có thể lấy đi được.

Ngôn ngữ trong truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội không hề khô khan mà trái lại đầy những cảm xúc tinh tế, những suy tư trăn trở về đời, về người. Mỗi dòng suy tư đều cô đọng mà đầy ý nghĩa, khiến người đọc có thể trực tiếp khám phá nội tâm của nhân vật mà vẫn cảm thấy đâu đó ẩn chứa những bí mật cần tiếp tục tìm hiểu. Trong ba nhà văn, Lê Tri Kỷ sử dụng thứ ngôn ngữ có phần đơn giản nhất, tuy có trau chuốt những vẫn giữ lại được nét hồn nhiên, trong trẻo và đầy hồn hậu. Chính vì vậy, đọc truyện ngắn của ông, ta có cảm tưởng như dễ dàng chạm vào chiều sâu tâm hồn nhân vật, cảm nhận được rõ rệt những yêu ghét, oán hờn của họ. Trong khi đó, ngôn ngữ của Hữu Ước lại mang cái chất lạnh và tỉnh của báo chí, ít bày tỏ cảm xúc so với hai nhà văn còn lại, mà thiên về miêu tả hành động của họ hơn, từ đó để lại nhiều khoảng trống cho độc giả tự chiêm nghiệm và cảm nhận. Là nhà văn trẻ nhất trong ba nhà văn, trưởng thành trong xã hội hiện đại đầy hoài nghi và hoang mang, Nguyễn Đình Tú đã sử dụng thứ ngôn ngữ đầy day dứt, ám ảnh, ẩn chứa nhiều tình cảm hoang mang hơn cả.

Tiểu kết chương 3

Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú có những nét đặc sắc riêng về được thể hiện qua việc khắc họa nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ. Đi sâu vào khai thác đề tài an ninh xã hội gần gũi đầy tính thời sự,

các nhà văn ngay từ đầu đã xác định lựa chọn cách xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình, nội tâm phù hợp. Các nhà văn cũng đã rất khéo léo tinh tế trong

việc lựa chọn các giọng điệu như tự hào vui tươi, chiêm nghiệm, giận dữ căm hận; ngôn ngữ đời thường giản dị mà vẫn tinh tế, đầy cảm xúc để xây dựng nhân vật cũng

như hình thành phong cách cho riêng mình. Nhờ vậy, truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú không chỉ phong phú về nội dung

KẾT LUẬN

1. Văn học về đề tài an ninh xã hội đã hình thành từ lâu và dần trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của độc giả Việt Nam. Trải qua ba giai đoạn phát triển kéo dài từ trước năm 1945 đến sau 1975, hiện nay dòng văn học này có một lực lượng sáng tác vô cùng hùng hậu trong đó không thể không kể đến các nhà văn thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. So với các nhà văn khác cùng viết về đề tài này, họ có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đặc thù mà chỉ xuất hiện ở những nhà văn thuộc lực lượng vũ trang. Ba nhà văn Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú đều có xuất thân từ lực lượng vũ trang nhân dân nên hơn ai hết họ hiểu rõ những đắng cay, ngọt ngào, vinh quang cũng như khó khăn và gian khổ trong ngành. Chính vì vậy những trang viết của họ thấm đẫm chất liệu thực tế và những cảm xúc suy tư chân thật nhất mà vẫn không hề mất đi tính văn chương.

2. Truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú đã phản ánh hiện thực đời sống đầy phong phú sinh động, đậm tính thời sự. Ta bắt gặp trong đó những tệ nạn xã hội thời hiện đại như ma túy, mại dâm, giết người cướp của và cả những vấn đề thời sự nóng hổi đang là nỗi đau nhức nhối của xã hội như nạn nghiện game, sự suy thoái đạo đức thầy trò, sự hưởng thụ cuộc sống thái quá… So với Lê Tri Kỷ và Hữu Ước thì Nguyễn Đình Tú có những cập nhật nhạy bén hơn về những tệ nạn mới của xã hội, đặc biết là những tệ nạn phổ biến trong giới trẻ. Bằng cách đưa ra những vấn đề này, các tác giả đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh với xã hội, giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc hơn về hậu quả của chúng. Tuy nhiên những vấn đề thời sự nóng hổi ấy đều được đặc tả qua lăng kính văn chương, được nhìn nhận và đánh giá bằng cái nhìn rất đời, đầy thương yêu bao dung chứ không phải bằng con mắt của sự lạnh lùng, lí trí, giáo điều.

3. Cách xây dựng nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ là ba bình diện chủ yếu trong nghệ thuật của ba nhà văn. Dù có nhiều khác biệt nhưng họ đều gặp nhau ở các kiểu nhân vật được định hình, giọng điệu sử dụng và ngôn ngữ nghệ thuật. Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú đã xây dựng nhân vật của mình thông qua ngoại hình, hành động và nội tâm. Giọng điệu trong các truyện ngắn đặc biệt

phong phú nhưng nhìn chung có những giọng điệu chính sau đây: giọng vui tươi tự hào, giọng triết lý, giọng giận dữ căm hận. Ngôn ngữ trong các truyện ngắn là thứ ngôn ngữ đời thường, giản dị những vẫn rất tinh tế và tràn đầy cảm xúc. Chính các sắc thái giọng điệu cùng ngôn ngữ được lựa chọn và gọt giũa một cách tỉ mỉ, dụng công đã làm nên những trang văn đầy ý nghĩa, thấm đẫm tình cảm yêu thương mà vẫn không mất đi chất đời trong đó.

4. Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú, ba nhà văn thuộc ba thế hệ khác nhau thuộc lực lượng vũ trang, nhưng đều có lựa chọn chung khi cùng chọn đề tài an ninh xã hội để đưa vào các trang văn của mình. Từ ba đại diện: người đi tiền trạm Lê Tri Kỷ, tới người giữ lửa Hữu Ước, và giờ đây là cây bút trẻ đầy nội lực và sáng tạo Nguyễn Đình Tú, dòng văn học về đề tài an ninh xã hội của các cây bút xuất thân từ lực lượng vũ trang không ngừng phát triển với các sáng tác chất lượng và các cây bút sung mãn, luôn luôn tìm tòi và sáng tạo. Các sáng tác của ba nhà văn phản ánh các vấn đề an ninh xã hội ở mỗi thời kỳ. Ba thời kỳ tuy khác nhau nhưng đều có những điểm chung và riêng, đồng thời thời kỳ sau càng diễn biến phức tạp hơn thời kỳ trước. Tuy nhiên dù phản ánh vấn đề gì, những truyện ngắn viết về đề tài an ninh xã hội của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú đều có ý nghĩa lớn lao trong việc cảnh tỉnh xã hội về sự sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống đồng thời ca ngợi sự tận tâm anh dũng, hết lòng vì nhân dân của những người chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân. Nhìn chung, những tác phẩm của Lê Tri Kỷ, Hữu Ước, Nguyễn Đình Tú đã đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam rất nhiều thành tựu trên cả hai bình diện là nội dung và nghệ thuật, đồng thời mang tới nhiều bài học sâu sắc, mang tính chất giáo dục và cảnh tỉnh xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Anh, Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, đáp ứng yêu cầu

xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị , http://realsv.qdnd.vn/

2. L.T.T.B (2014), Nhà văn Hữu Ước: Chật chội dưới trời xanh…,

http://cand.com.vn/.

3. Lê Văn Ba (2015), Nhà văn Việt Nam trong nhà tù quân xâm lược, NXB Hội Nhà văn.

4. Báo Cảnh sát toàn cầu (2013), CẢNH SÁT TOÀN CẦU là sự đổi mới, nâng

cao thương hiệu báo chí Công an, Báo Cảnh sát toàn cầu,

http://huuuoc.cand.com.vn/.

5. Báo Công an nhân dân (2005), Làm báo là vì cái TA, làm văn là từ cái TÔI, http://cand.com.vn/.

6. Báo Công an nhân dân (2007), Báo là Nghề và Văn là Nghiệp,

http://cand.com.vn/.

7. Báo Thế giới trinh thám (2014), Văn học trinh thám Việt Nam: Từ thám tử

Kỳ Phát đến điệp viên Nguyễn Thành Luân, http://thegioitrinhtham.com/.

8. Báo Tiền Phong (2012), Hữu Ước - người giỏi “đi trên dây”,

http://www.tienphong.vn/.

9. Báo VieTimes(2007), Thiếu tướng-Nhà văn Hữu Ước: Tôi là người đàn ông

nhiều nước mắt, VieTimes, http://huuuoc.cand.com.vn/.

10. Báo VieTimes (2007), Thiếu tướng-Nhà văn Hữu Ước: Tôi không bao giờ mất ý chí!, VieTimes, http://huuuoc.cand.com.vn/.

11. Như Bình (2015), Viết như hưởng lộc trời, http://vnca.cand.com.vn/.

12. Nguyễn Bá Dương (2016), Xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ,

đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị,

http://www.qdnd.vn/.

13. Trần Trọng Đăng Đàn (2015), Văn học trong cuộc đấu tranh tư tưởng tại miền Nam Việt Nam thời kỳ(1954-1975), NXB Khoa học xã hội.

15. Nguyễn Thị Thu Hằng (2013), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lê

Tri Kỷ, Luận văn ĐHSP Hà Nội 2, http://thuvien.hpu2.edu.vn/

16. Nguyễn Văn Hầu (2012), Văn học miền Nam lục tỉnh, NXB Trẻ.

17. Nguyễn Hiếu (2014), Bất ngờ, Hữu Ước, Báo Văn nghệ Công an,

http://huuuoc.cand.com.vn/.

18. Nguyên Hồng (2014), Bỉ vỏ, NXB Văn học.

19. Dương Thị Hương (2013), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, Luận văn

ĐHQG Hà Nội, http://text.123doc.org/.

20. Lê Tri Kỷ (1962), Cây đa xanh, Truyện trinh sát, NXB Phổ thông. 21. Lê Tri Kỷ (1965), Phố vắng, Tập truyện ký, NXB Văn học.

22. Lê Tri Kỷ (1970), Một người không nổi tiếng, Tập truyện ký, NXB Văn học. 23. Lê Tri Kỷ (1978), Những tiếng nói thầm, Tập truyện, NXB Văn học.

24. Lê Tri Kỷ (1984), Sống chìm, Tập truyện điệp vụ và điệp viên, NXB Công an nhân dân.

25. Lê Tri Kỷ (1988), Không thiện không ác, Tập truyện, NXB Công an nhân dân.

26. Lê Tri Kỷ (1994), Cuộc tình thế kỷ, Tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân.

27. Lê Tri Kỷ (1995), Tuyển tập truyện ngắn Lê Tri Kỷ, Tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân.

28. Tam Lang (2014), Tôi kéo xe, NXB Hội nhà văn.

29. Trọng Lang (2015), Việt Nam danh tác: Hà Nội lầm than, NXB Hội Nhà văn. 30. Phan Lợi-Lê Sơn (2004), Với tôi thời sự chỉ là cái cớ…, Báo Pháp luật

TP.HCM, http://huuuoc.cand.com.vn/.

31. Phương Lựu (Chủ biên) (2012), Giáo trình lí luận văn học, NXB Giáo dục. 32. Thái Minh (2016), Văn học trinh thám Việt Nam “người hùng còn giấu

mặt”, http://vifolac.vn/

33. Hoàng Nhân (2015), Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Kiếp này tôi phải viết văn chứ không dừng lại ở việc luận tội người khác, http://thethaovanhoa.vn/

34. Nhiều tác giả (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục

35. Nhiều tác giả (2007), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1), NXB

36. Nhiều tác giả (2007), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 2), NXB

Đại học Sư phạm

37. Tiểu Quyên, Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Nội lực sáng tạo không giới hạn,

http://phunuonline.com.vn/

38. Phan Quế (2010), Nhà văn Lê Tri Kỷ - Một đời văn tài hoa và sâu sắc,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyện ngắn về đề tài an ninh xã hội của lê tri kỷ, hữu ước và nguyễn đình tú (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)