Với Hiệp hội thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 92 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Với Hiệp hội thẻ

Hiệp hội thẻ cần thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, thông qua đó các thành viên hội thẻ có thể chia sẻ về những kinh nghiệm kết nối của các NHTM với các đơn vị bán lẻ và cung ứng dịch vụ để triển khai thanh toán điện tử, tạo thuận tiện và linh hoạt hơn cho ngƣời tiêu dùng. Việc đầu tƣ và ứng dụng công nghệ hiện đại của các NHTM trong thanh toán điện tử nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và kỳ vọng của khách hàng. Các giải pháp công nghệ cần thiết để bảo mật cho hệ thống của mình và bảo vệ khách hàng

Hiệp hội thẻ tiếp tục phát huy vai trò là trung gian để các Ngân hàng có thể hợp tác trao đổi trong hoạt động phòng chống rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ

tại thị trƣờng Việt Nam. Hiệp hội thẻ cần đƣa ra các quy định đối với các thành viên trong việc cung cấp thông tin và là đầu mối phối hợp hành động phòng chống các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngân hàng trên thịtrƣờng.

Hiệp hội thẻ cũng là đầu mối tổ chức, nghiên cứu đƣa ra các đề xuất hạn chế rủi ro trong kinh doanh thẻ, đầu mối liên lạc với các tổ chức thẻ quốc tế trong hoạt động phòng chống giả mạo thẻ và tổ chức các khoá học bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên trong hoạt động phòng chống rủi ro kinh doanh thẻ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn ở chƣơng 1, chƣơng 2, cũng nhƣ căn cứ định hƣớng BIDV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; định hƣớng phát triển dịch vụ thẻ của BIDV thì luận văn cũng đã đƣa ra đƣợc những giải pháp thiết thực đối với BIDV. Đó là cần thiết phải đa dạng hóa dịch vụ thẻ, tăng cƣờng hoạt động quản lý; nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên; phối hợp với các tổ chức kinh doanh thẻ khác trong và ngoài nƣớc. Nỗ lực của ngân hàng không thôi thì chƣa đủ, để có thể phát triển dịch vụ thẻ một cách tốt thì cũng cần đến sự hỗ trợ của chính phủ, NHNN, Hiệp hội thẻ Việt Nam. Tất cả những giải pháp và khuyến nghị với mong muốn góp phần phát triển ngành dịch vụ thẻ BIDV nâng cao lợi nhuận cho BIDV và trên hết là góp phần thực hiện hiệu quả đề án không dùng tiền mặt của Chính phủ.

KẾT LUẬN

Thanh toán bằng thẻ đã và đang trở nên rất phổ biến trên thế giới. Ở các nƣớc tiên tiến, phần lớn các giao dịch mua bán đều đƣợc thanh toán bằng thẻ, giao dịch sử dụng tiền mặt rất ít. Thẻ thanh toán đã khẳng định đƣợc vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng khắt khe của khách hàng; tạo niềm tin, uy tín với khách hàng; đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng; thúc đẩy phát triển thƣơng mại, kinh tế của đất nƣớc; phù hợp với xu thế toàn cầu trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Nhƣng đối với quy mô và mức độ phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, dịch vụ này vẫn còn chƣa thực sự đƣợc triệt để khai thác, mặc dù khách quan nhìn nhận là trong những năm gần đây tốc độ tăng trƣởng về thẻ tại Việt Nam là rất lớn, trong tƣơng lai không xa, chắc chắn thẻ sẽ đi vào đời sống và thành phƣơng tiện thanh toán chính của ngƣời dân.

Với mong muốn góp phần nâng cao vị thế và phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, luận văn “Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” đã hệ thống đƣợc cơ sở lý luận, tổng quan lý thuyết về phát triển dịch vụ thẻ, vai trò của phát triển dịch vụ thẻ trong nền kinh tế, kinh nghiệm của một số ngân hàng về phát triển dịch vụ thẻ. Đồng thời luận văn cũng phân tích đƣợc những thành tựu, hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ thẻ của BIDV trong thời gian qua và rút ra những bài học cho BIDV trong quá trình phát triển Dịch vụ thẻ, từ đó đƣa ra những giải pháp cụ thể đối với BIDV và một số khuyến nghị đối với các cơ quan chức năng nhằm tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thẻ an toàn, phát triển.

Đề tài tuy không phải là mới nhƣng cũng đã thể hiện đƣợc cái nhìn khách quan về thị trƣờng thẻ của Việt Nam, của BIDV để BIDV có những hƣớng đi mới phù hợp hơn trong quá trình PTDVT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn và các tác giả 2011, Nghiệp vụ Ngân hàng Thƣơng mại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM.

2. Philip Kotller (1997), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Nhà xuất bản từ điển bách khoa.

4. Chính phủ (2016), Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn năm 2016 – 2020”

5. NHNN Việt Nam (2016), Thông tƣ số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 của Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Quy định về hoạt động thẻ Ngân hàng; Thông tƣ số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 19, quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.

6. NHNN Việt Nam (2012), Thông tƣ số 35/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nƣớc về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa;

7. NHNN Việt Nam (2014), Thông tƣ số 47/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật đối với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2016, Cẩm nang nghiệp vụ thẻ 9. Vietcombank (2016), truy cập tại <https://www.vietcombank.com.vn/News/ Vcb_News.aspx?ID=6693> [ngày truy cập 12/09/2017]

10. Techcombank (2016), truy cập tại https://www.techcombank.com.vn/gioi-thieu/ goc-bao-chi/tin-tuc-cap-nhat/techcombank-dung-thu-2-thi-truong-ve-doanh-so- thanh-toan-qua-the-visa> [ngày truy cập 12/09/2017]

11. Đặng Công Hoàn 2013, Phát triển bền vững dịch vụ thẻ thanh toán ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính , số 9 (Tháng 9/2013)

12. Nguyễn Thị Hồng Yến (2015), “Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam” Luận án Tiến sỹ, Hà Nội.

13. Trần Thị Cẩm Nhung (2016), “Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, TPHCM.

14. Nguyễn Thanh Bình (2015), “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, TPHCM.

15. Hoàng Việt Nga, (2011), “Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.

16. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thƣờng niên các năm

2014-2015-201

17. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030.

TRANG WEB

http://www.acb.com.vn Ngân hàng Á Châu

http://www.techcombank.com.vn Ngân hàng TMCP Techcombank http://www.vcb.com.vn Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam http://www.dongabank.com.vn Ngân hàng Đông Á Việt Nam http://www.nambank.com.vn Ngân hàng Nam Á Việt Nam http://www.vpb.com.vn Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vƣợng http://www.sacombank.com.vn Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín http://www.viettinbank.com.vn Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam http://www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam

http://www.hsbc.com.vn Ngân hàng HSBC Việt Nam http://www.mof.gov.vn Bộ tài chính Việt Nam http://www.saigontimes.com.vn Tạp chí kinh tế Sài Gòn

http://www.sbv.gov.vn Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam http://www.ueh.edu.vn/tcptkt Tạp chí phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)