Định hướng phát triển tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu bắc đồng nai (Trang 83 - 84)

triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai

Dựa trên định hướng chiến lược của Agribank, chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai đã đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện tại, đó là giữ vững thị phần nông nghiệp, nông thôn, đề ra mục tiêu phát triển tín dụng đến năm 2025 như sau:

Ổn định, tăng trưởng nguồn vốn huy động, theo hướng bền vững, tranh thủ huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp, nhằm kéo giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh, cụ thể duy trì mức độ tăng trưởng tối thiểu bằng 10% .

Tăng trưởng tín dụng gắn với an toàn, hiệu quả, điều chỉnh cơ cấu dư nợ tín dụng trung hạn trong cơ cấu tín dụng tại ngân hàng hợp lý theo chỉ đạo của ngành, cụ thể 65% so với tổng dư nợ. Chú trọng công tác thẩm định dự án đầu tư nhằm nâng cao mức độ an toàn vốn cho ngân hàng. Trường hợp, dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế, xác định thị trường chính là nông nghiệp, nông thôn, tập trung vốn cho tăng trưởng tín dụng phục vụ chính sách phát triển kinh tế, không ngừng củng cố và nâng cao vị thế chủ lực thị phần tín dụng trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.

Đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng pháp nhân, đẩy mạnh các hoạt động marketing, tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn xã Trị An, xã Tân An, xã Thạnh Phú. Áp dụng các chính sách ưu đãi, cũng như hoàn thiện quy trình cho vay pháp nhân nhằm hoàn thiện kế hoạch đề ra.

Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo khách hàng luôn sử dụng đúng mục đích vay. Luôn yêu cầu cán bộ thường xuyên đốc thúc, nhắc nhở khách hàng thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi đúng hạn bằng nhiều biện pháp khác nhau. Kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, cũng như có các biện pháp xử lý kịp thời.

Tổ chức triển khai các biện pháp theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu. Tích cực theo dõi hồ sơ xử lý rủi ro để tận thu gốc, lãi. Áp dụng linh hoạt các biện pháp tích cực, hữu hiệu nhằm thu nợ, tái đầu tư các khoản vay đã xử lý và thực hiện đúng mục tiêu xử lý nợ xấu. Hạn chế tuyệt đối, không để nợ xấu phát sinh mới; các chi nhánh, có biện pháp chế tài thích hợp trong trường hợp để phát sinh nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh cửu bắc đồng nai (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)