- chi nhánh Bắc Đồng Nai
Là chi nhánh cấp 2 thuộc Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai, do vậy, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh không thể tách rời khỏi hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai và hệ thống Agribank. Vì vậy, để phát triển tín dụng tại Chi nhánh, cần có sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai trong việc định hướng phát triển tín dụng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các chính sách tín dụng phát triển từng thời kỳ,… nhằm phát triển tín dụng tại Chi nhánh một cách an toàn và hiệu quả. Các biện pháp tập trung vào các nội dung chính như sau:
Một là, Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai cần xây dựng chính sách phát triển tín dụng phù hợp với từng thời kỳ, theo chỉ đạo của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Agribank, phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của chi nhánh huyện Vĩnh Cửu, đảm bảo chính sách có tính ổn định, nhất quán. Từ đó, Chi nhánh có căn
cứ triển khai các chính sách cụ thể, xây dựng cơ cấu dư nợ phù hợp theo ngành nghề, thời hạn vay cũng như bám sát vào kế hoạch huy động vốn, tăng trưởng dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu, và đẩy mạnh thu hồi nợ sau xử lý, đảm tăng trưởng dư nợ đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng.
Hai là, từ các văn bản do Agribank phát hành, NHNN chỉ đạo, Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai cần có văn bản hướng dẫn riêng, cụ thể đến Chi nhánh, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng một cách chi tiết, cập nhật quy trình mới khi có chỉ đạo của cấp trên.
Ba là, định kỳ tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn nghiệp vụ khi có văn bản quy trình cho vay mới; trao đổi, lấy ý kiến của từng chi nhánh cấp 2, góp phần hoàn thiện quy trình cấp tín dụng, giải đáp thắc mắc của các chi nhánh cấp dưới. Triển khai tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ khách hàng pháp nhân cho các chi nhánh cấp 2, đảm bảo nhân viên nắm rõ quy trình, cũng như các chiêu thức trong tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng, quản lý khoản vay một cách hiểu quả, góp phần đẩy mạnh dư nợ pháp nhân tại các chi nhánh cấp 2.
Bốn là, xây dựng chính sách phân định rõ trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong công tác thẩm định, quản lý khách hàng. Đồng thời, xây dựng cơ chế lương kinh doanh, cơ chế thưởng, phụ cấp và các biện pháp xử phạt thỏa đáng khi có cán bộ cố ý làm trái.
Năm là, thường xuyên cập nhật thông tin kinh tế xã hội liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng, và có các chỉ đạo kịp thời. Như hiện trạng hiện nay, tình hình dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi đang lây lan, ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh Đồng Nai, cuộc sống của người dân chăn nuôi heo, và phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động của Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai, tình trạng trễ hạn gốc, lãi hoặc không có khả năng trả nợ sẽ phát sinh nhiều. Vì vậy, Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai cần có các biện pháp chỉ đạo kịp thời, góp phần hỗ trợ người dân vay chăn nuôi heo, cũng như kịp thời xử lý tránh trường hợp không kiểm soát được chất lượng tín dụng đối với các khoản vay đầu tư về lĩnh vực chăn nuôi heo.
Sáu là, cập nhật hệ thống chương trình IPCAS nhanh chóng, kịp thời, cũng như các phần mềm, công nghệ hiện đại, đảm bảo hỗ trợ nhân viên hoàn thành nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác.
Bảy là, phát động các chương trình thi đua đến từng chi nhánh cấp huyện trong công tác tăng trưởng dư nợ, huy động vốn, thu hồi nợ sau xử lý, công tác bán chéo sản phẩm như bảo hiểm bảo an tín dụng (ABIC), thẻ ATM,... Đồng thời, chuyển phát kịp thời các tập áp phích, để các Chi nhánh có thể triển khai các chương trình gửi tiền tiết kiệm kịp thời, các sản phẩm cho vay, dịch vụ đến khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai, cùng những nhận xét về mặt đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, chương 3 đã đề xuất các giải pháp góp phần khắc phục những hạn chế, và đẩy mạnh phát triển tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển tiếp sang ngân hàng thương mại cổ phần với 60% vốn đầu tư của nhà nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất những kiến nghị chi nhánh ngân hàng cấp trên nhằm góp phần hỗ trợ phát triển tín dụng đối với Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai.
KẾT LUẬN CHUNG
Là trung gian dẫn vốn từ chủ thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu và có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên cũng là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh là điều tất yếu để sinh tồn, để có thể phát triển bền vững và duy trì thị phần của mình trên địa bàn, tất cả NHTM phải đẩy mạnh mở rộng tín dụng đi kèm với đảm bảo chất lượng tín dụng.
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển tín dụng của NHTM, đề tài đã phân tích thực trạng phát triển tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2018. Kết quả phân tích cho thấy, bên cạnh những mặt đạt được, Chi nhánh còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, để Chi nhánh đạt được những bước phát triển an toàn, bền vững, đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động. Những hạn chế đó là: hoạt động tín dụng chủ yếu là hoạt động cung cấp tín dụng truyền thống; tập trung tăng trưởng tín dụng trung hạn, dẫn đến tỷ lệ cho vay trung hạn quá cao, vượt chỉ đạo của cấp trên; việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ tín dụng có lúc bị bỏ qua, nhất là khâu thẩm định tín dụng về tính khả thi của phương án, khả năng trả nợ của khách hàng và về giá trị tài sản đảm bảo; ….
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng tại Chi nhánh, tác giả đã đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển tín dụng. Cụ thể, đó là: hoàn thiện chính sách tín dụng, cải tiến quy trình tín dụng, đa dạng sản phẩm tín dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ,... Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Agribank chi nhánh Bắc Đồng Nai – chi nhánh cấp 1, và Agribank để hỗ trợ Chi nhánh thực hiện tốt các giải pháp phát triển tín dụng. Ban lãnh đạo và các bộ tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai và các chi nhánh lân cận đều nhận thấy để có thể tăng trưởng tín dụng bền vững, đảm bảo thu nhập cho cán bộ, công nhân viên chi nhánh, cần phải có những biện pháp tăng trưởng đi đôi
với kiểm soát chất lượng tín dụng. Điều cần thiết và quan trọng hiện nay, đó là cần có một chính sách tín dụng đúng đắn và linh hoạt cũng như quy trình thẩm định, cho vay nhanh chóng, hiệu quả. Đây chính là định hướng để các hoạt động tín dụng được diễn ra nhịp nhàng, nhanh chóng mà vẫn chính xác và hợp pháp.
Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về thời gian, số liệu chi tiết cũng như trình độ nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏ thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung quý báu của tất cả các quý thầy cô, cùng bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt:
1. Bộ giáo dục và Đào tạo 2006, Giáo trình Triết học Mác Lênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
2. Bùi Diệu Anh, Lê Thị Phương Hiệp, Võ Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 2013, Hoạt động kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.
3. Bùi Huy Trưởng 2018, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
4. Chính phủ 2015, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
5. Hội đồng thành viên Agribank 2014, Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về Giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank.
6. Lê Thị Ngọc Loan 2018, Chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
7. Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân 2017, Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.
8. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung 2011, Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.
9. Nguyễn Đăng Dờn 2010, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2016, 2017, 2018.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai, Báo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai năm 2016, 2017, 2018.
12. Ngân hàng nhà nước 2005, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
13. Ngân hàng Nhà nước 2014, Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2014, Quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/08/2014về Ban hành hướng dẫn sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ trong hệ thống Agribank.
15. Nguyễn Quang Hiện 2016, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Học viện tài chính.
16. Nguyễn Thị Thu Đông 2012, Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Nguyễn Tú Ngân 2018, Mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh 8, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Văn Tuấn 2015, Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
19. Quốc Hội 2010, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010.
20. Phạm Trí Nghĩa 2018, Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
21. Triều Mạnh Đức 2004, Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh 6, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
22. Trương Thị Hồng Hạnh 2015, Mở rộng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng.
23. Văn Thị Xuân Bông 2017, Tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
24. Võ Việt Hùng, (2013), “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Trường đại học Kinh tế TP.HCM.
25. Vũ Minh Hải 2018, Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Nam Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Chew, D. (Ed.) 1991, New development in commercial banking, Basil Blackwell, Massachusetts.
2. Michael P. Auerbach 2014, Comercial Bank Management, Salem Press Inc. 3. Drafke, M. 2009, The human side of organizations, 10th edn, Pearson/Prentice Hall, Upper Saddle River, N. J.
Danh mục tài liệu từ website
1. Agribank News, Agribank tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2019, truy cập tại <http://agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong- agribank/2019/01/15135/agribank-to-chuc-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-kinh- doanh-nam-2019.aspx> [ngày truy cập 15/07/2019].
2. An Nhi 2019, VietinBank triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2019, truy cập tại <https://www.vietinbank.vn/vn/tin-tuc/VietinBank-trien-khai-nhiem-vu-kinh- doanh-nam-2019-20190110213440.html> [ngày truy cập 25/04/2019].
3. Lê Quang Anh 2018, Vietcombank luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/preview_article/t/vietcombank-luon-lay-khach- hang-lam-trong-tam-80446.html> [ngày truy cập 27/04/2019].
4. Nguyễn Thị Hồng Thắm 2012, Hoàn thiện quy trình tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Láng Hạ, truy cập tại <
http://library.buh.edu.vn/Components/pdfjs/web/viewer.html?file=/Services/Docum entReading.ashx?bookid%3d13721> [ngày truy cập 11/08/2019].
5. Phạm Xuân Quỳnh, Trần Đức Tuấn 2019, Nghiên cứu dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, truy cập tại <
http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nghien-cuu-du-phong-rui-ro-tin-dung-tai-cac- ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-305936.html> [ ngày truy cập 15/08/2019].
PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT
Kính chào các Anh/Chị, tôi tên Lê Thị Sương hiện là học viên của Trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát Triển tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi Nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai”
Rất mong nhận được sự hỗ trợ của các quý Anh/Chị bằng việc trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát sau đây. Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát này không phục vụ mục đích kinh doanh mà chỉ dùng cho việc nghiên cứu kiểm định những lý thuyết của tôi trong chủ đề này.
Phần I. Thông tin chung 1. Giới tính Nam Nữ 2. Độ tuổi 18 - 25 26 - 40 41- 55 56 trở lên 3. Trình độ học vấn Dưới trung cấp
Trung cấp/tương đương
Cao đẳng/đại học
Sau đại học
4. Chức vụ
Nhân viên tín dụng
Phó, trưởng phòng tín dụng/KHKD
Ban lãnh đạo: Phó/Giám đốc 5. Thu nhập bình quân Dưới 5 triệu đồng Từ 5 - dưới 10 triệu đồng Từ 10 - dưới 20 triệu đồng Trên 20 triệu đồng
Phần II. Nội dung khảo sát
Đề nghị Anh/chị cho ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Cửu Bắc Đồng Nai trong thời gian từ năm 2016 đến nay. Đánh số từ 1- 5 cho các mức độ đồng ý tăng dần (1 – Hoàn