Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ( LC) tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 27 - 33)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.2.2. Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng

dụng chứng từ

1.2.2.1.Rủi ro nghiệp vụ

Để tiến hành thanh toán theo phƣơng thức L/C, các bên tham gia cần thực hiện các nghiệp vụ của riêng mình. Khi thực hiện những nghiệp vụ này, các bên có thể đối mặt với những rủi ro nhất định nhƣ kiểm tra nội dung L/C không chặt chẽ, quy định chứng từ xuất trình không phù hợp, thông báo sai nội dung L/C,… Nội dung dƣới đây tác giả sẽ chỉ tập trung phân tích rủi ro đối với ngân hàng nếu nhƣ phía ngân hàng tiến hành nghiệp vụ thanh toán L/C không đúng, không thận trọng.

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

L/C là cam kết thanh toán giữa ngân hàng phát hành và NTH nên ngân hàng phát hành đóng vai trò quan trọng trong phƣơng thức thanh toán này. Vì vậy mà việc thực hiệp nghiệp vụ này đối với ngân hàng phát hành cũng chứa đựng không ít rủi ro tìm ẩn.

Trƣớc hết có thể thấy là rủi ro không phát hiện điểm sai sót của BCT và tiến hành thanh toán cho nhà XK. Tuy nhiên, nhà NK đã phát hiện ra điểm sai sót này mà dựa vào đó từ chối thanh toán cho ngân hàng phát hành và ngân hàng phát hành phải gánh chịu rủi ro này. Để kiểm tra chứng từ, ngân hàng phát hành chỉ có thời gian 5 ngày để đƣa ra thông báo từ chối BCT theo quy định tại Khoản a Điều 14 UCP 600. Do đó, nếu chuyên viên thanh toán lơ là trong việc kiểm tra BCT đã đƣợc xuất trình mà không kịp phát hiện ra sai sót của BCT thì sẽ chịu hoàn toàn rủi ro. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rủi ro nếu việc thông báo từ chối thanh toán không đúng theo quy định của UCP 600. Cụ thể, Khoản c Điều 16 UCP 600 quy định việc ngân

hàng phát hành, ngân hàng xác nhận không phải tiến hành thanh toán cho NTH khi gửi thông báo có ghi rõ “(i) Ngân hàng đang từ chối thanh toán và (ii) Từng sai biệt mà ngân hàng từ chối thanh toán và (iii) Ngân hàng đang giữ các chứng từ để chờ chỉ thị của ngƣời xuất trình; hoặc ngân hàng phát hành đang giữ các chứng từ cho đến khi nào nó nhận đƣợc sự bỏ qua sai biệt từ ngƣời yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt hoặc nhận đƣợc những chỉ thị khác từ ngƣời xuất trình trƣớc khi đồng ý chấp nhận bỏ qua các sai biệt; hoặc ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ; hoặc ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận đƣợc trƣớc đây từ ngƣời xuất trình”. Không những vậy, Khoản d Điều 16 UCP 600 còn quy định việc thông báo này phải thực hiện bằng phƣơng tiện truyền thông hoặc nếu không thể thì phải bằng các phƣơng tiện nhanh chóng khác nhằm đảm bảo thông tin đƣợc gửi đi trƣớc ngày hết hạn kiểm tra chứng từ. Nhƣ vậy, cho dù khi ngân hàng đã nhận ra sự khác biệt nhƣng thông báo từ chối không cụ thể nhƣ quy định hoặc thông báo bằng phƣơng tiện khác gây chậm trễ thông tin thì vẫn phải thanh toán cho NTH.

Rủi ro tác nghiệp của ngân hàng không chỉ đến từ việc kiểm tra chứng từ xuất trình mà còn đến từ việc kiểm tra giấy đề nghị mở L/C. Nếu nhà NK đề nghị mở L/C để đảm bảo cho thanh toán mua hàng hoá từ các quốc gia thuộc khu vực cấm vận quốc tế mà ngân hàng phát hành không phát hiện thì sẽ phải gánh chịu rủi ro. Cụ thể, khi NTH xuất trình BCT phù hợp và ngân hàng phát hành phải tiến hành thanh toán, tuy nhiên số tiền này đƣợc chuyển qua ngân hàng đại lý tại các nƣớc có nghĩa vụ thực hiện lệnh cấm vận này thì sẽ bị thu hồi. Khi đó, nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành vẫn phải tiếp tục thực hiện vì ngƣởi thụ hƣởng vẫn chƣa nhận đƣợc tiền thanh toán trong khi tiền của ngân hàng chuyển đi đã bị tịch thu và ngƣời yêu cầu mở L/C chỉ tiến hành thanh toán một lần. Không những vậy, nếu quốc gia mà ngân hàng phát hành toạ lạc phải tuân thủ lệnh cấm vận này thì ngân hàng phát hành sẽ phải gánh chịu các hình phạt pháp lý nghiêm trọng.

Rủi ro đối với ngân hàng thông báo

Ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh toán cho NTH nên sẽ không gặp các rủi ro liên quan đến chứng từ đƣợc xuất trình. Tuy nhiên, ngân hàng thông

báo có trách nhiệm thông báo L/C và các phiên bản L/C đƣợc sửa đổi cho NTH. Ngân hàng thông báo phải đảm bảo rằng L/C là chân thật, hợp lệ và phải tiến hành xác minh chữ ký, mã khoá (test key) và mẫu điện của ngân hàng phát hành trƣớc khi gửi cho nhà XK. Nếu nhƣ mẫu L/C giả này đƣợc ngân hàng thông báo gửi đi mà không kèm ghi chú cho nhà XK biết về tính chân thật của nó thì ngân hàng thông báo phải chịu mọi trách nhiệm với các bên liên quan.

Rủi ro đối với ngân hàng được chỉ định

Các ngân hàng đƣợc chỉ định không có nghĩa vụ thanh toán tiền cho NTH khi họ xuất trình BCT phù hợp mà chỉ làm trung gian nhận tiền thay cho NTH (trong trƣờng hợp ngân hàng đƣợc chỉ định là ngân hàng phục vụ NTH). Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động ngân hàng thì các ngân hàng thƣơng mại thƣờng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp sau khi giao hàng thông qua phƣơng thức chiết khấu BCT. Mặc dù việc chiết khấu có truy đòi nhƣng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu mà không phát hiện ra sai biệt của BCT so với các quy định trong L/C dẫn đến ngân hàng phát hành từ chối thanh toán thì ngân hàng đƣợc chỉ định vẫn gặp rủi ro. Rủi ro này đến từ khả năng hoàn trả lại số tiền chiết khấu cùng với lãi suất của NTH.

Nhƣ vậy, thông qua những phân tích trên ta có thể thấy rủi ro tác nghiệp phần lớn đến từ việc quy định chứng từ xuất trình, thành lập chứng từ và kiểm tra chứng từ đƣợc xuất trình.

1.2.2.2.Rủi ro đạo đức

Thông tin bất cân xứng giữa các bên tham gia là nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro đạo đức cho phƣơng thức thanh toán bằng L/C và rủi ro này là rủi ro đƣợc tác giả đánh giá là quan trọng nhất. Bởi vì một giao dịch thành công chỉ khi các bên tham gia có thiện chí tiến hành, nên khi có một bên cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình mà đƣợc che dấu bởi các hành vi ngụy trang khác sẽ gây nên hậu quả khó lƣờng cho các bên tham gia còn lại.

Hoạt động thƣơng mại quốc tế mang tính chất đa quốc gia, tức là có sự tham gia của các bên tham gia đến từ các nƣớc khác nhau. Với việc cách xa về mặt địa lý

cũng nhƣ văn hoá, việc tìm hiểu các thông tin về uy tín, đạo đức và khả năng tài chính của đối tác giao dịch trở nên khó khăn. Do đó, rủi ro đạo đức sẽ rất dễ xảy ra cho tất cả các bên tham gia, trong đó có ngân hàng.

Rủi ro đạo dức đối với ngân hàng

Uy tín của nhà NK phải luôn đƣợc ngân hàng quan tâm và tìm hiểu trƣớc khi tiến hành phát hành L/C. Bởi vì ngân hàng đã cam kết thanh toán cho NTH khi xuất trình BCT phù hợp nên việc thanh toán này không phụ thuộc vào thiện chí của ngƣời đề nghị. Trong trƣờng hợp gặp rủi ro thị trƣờng đƣợc phân tích tại mục 1.2.2.3 ở nội dung phía dƣới hay việc tìm kiếm đƣợc đối tác cung cấp hàng hoá khác với chất lƣợng, giá cả hợp lý hơn thì thiện chí thanh toán của nhà NK để nhận hàng thấp. Điều này đã gây nên rủi ro cho ngân hàng phát hành khi số tiền ký quỹ và tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán tiền hàng cho nhà XK.

Không những vậy, ngân hàng còn gặp rủi ro khi nhà NK cố tình che giấu thông tin của ngƣời XK để thực hiện nhập hàng hoá từ các quốc gia cấm vận hay tiến hành hoạt động rửa tiền. Ngân hàng tham gia vào các hoạt động phi pháp này sẽ gánh chịu những rủi ro pháp lý từ hành vi gian lận, lừa đảo, thiếu đạo đức này của nhà NK và XK.

1.2.2.3.Rủi ro thị trƣờng

Đặc điểm của hoạt động ngân hàng thƣơng mại là chứa đựng nhiều rủi ro. L/C là một dạng cấp tín dụng của ngân hàng dƣới hình thức chữ ký. Việc cấp tín dụng cho khách hàng luôn chịu sự ảnh hƣởng từ thị trƣờng, do đó khi thị trƣờng thay đổi sẽ gây ra rủi ro nhất định cho ngân hàng. Trong hoạt động TTQT bằng L/C, một số rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị hiếu ngƣời tiêu dùng,…

Về rủi ro tỷ giá thì khi ký kết hợp đồng với đối tác nƣớc ngoài để nhập hàng, ngƣời NK không thể lƣờng trƣớc đƣợc sự thay đổi của tỷ giá trong tƣơng lai nên khi đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì tỷ giá tăng mạnh. Điều này làm cho số tiền mà nhà NK cần phải bỏ ra tính bằng ngoại tệ không đổi nhƣng tính bằng nội tệ đã có sự tăng nhanh chóng. Khi đó, giá cả hàng hoá đƣợc sản xuất ra trong nƣớc

tƣơng đối thấp hơn so với hàng hoá XK, để giữ tính cạnh tranh cho sản phẩm NK thì nhà NK phải gánh chịu rủi ro tỷ giá này, tức là không tăng giá bán. Việc trung chuyển sự thay đổi tỷ giá không hoàn toàn này đã làm cho nhà NK giảm lợi nhuận, thậm chí là lỗ nên trong một số trƣờng hợp số tiền ký quỹ không bù đắp đƣợc số tiền lỗ mà nhà NK phải gánh chịu thì L/C này sẽ không đƣợc nhà NK thanh toán.

Tƣơng tự với rủi ro tỷ giá, rủi ro về thị hiếu ngƣời tiêu dùng sẽ ảnh hƣởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đƣợc NK từ nƣớc ngoài. Việc tồn động vốn do chậm lƣu chuyển hàng hoá sẽ gây trở ngại, khó khăn trong việc thanh toán tiền cho ngân hàng trong trƣờng hợp chấp nhận thanh toán L/C trả chậm. Ngoài ra, nếu L/C đƣợc tài trợ bằng vốn vay với lãi suất thả nổi thì khi lãi suất tăng quá cao trong khi dòng tiền của nhà NK không đủ để trả chi phí lãi vay thì việc chậm thanh toán tiền lãi và gốc có thể xảy ra.

Nhƣ vậy, thị hiếu thị trƣờng thay đổi, lãi suất tăng hay tỷ giá tăng đều mang lại rủi ro cho chính nhà NK và ngân hàng phát hành L/C. Để hạn chế những rủi ro này thì nhà NK và ngân hàng phát hành cần dự báo xu hƣớng thị trƣờng trong tƣơng lai để có kế hoạch đối phó thích hợp nhƣ sử dụng các hợp đồng phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất,…

1.2.2.4.Rủi ro pháp lý

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội của ngƣời dân nên luôn đƣợc Chính phủ mỗi quốc gia quan tâm và ràng buộc, điều tiết, quy định thông qua nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Do đó, hoạt động TTQT bằng L/C không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Với đặc điểm có sự tham gia của các bên khác nhau dƣới sự chi phối của luật pháp nƣớc sở tại khác nhau nên việc trái biệt về những quy định này cũng đem đến những rủi ro nhất định. Để hạn chế những rủi ro đó thì ICC đã ban hành các tập quán và thông lệ quốc tế để điều tiết hoạt động của việc thanh toán bằng L/C trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, thông lệ quốc tế không mang tính bắt buộc và nó chịu dƣới sự chi phối của luật quốc gia mà các bên tham gia phải tuân thủ. Do đó,việc am hiểu và

vận dụng đúng đắn các quy định pháp lý mà đối tác mình phải tuân thủ cũng nhƣ dự đoán đƣợc các rủi ro sẽ giúp các bên tham gia tránh gặp những vƣớng mắc trong giao dịch thƣơng mại và TTQT.

Khi hệ thống pháp luật của một quốc gia đồng bộ, tƣơng đồng với hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là quốc gia mà phát sinh thƣờng xuyên hoạt động ngoại thƣơng sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thƣơng và thanh toán giữa các quốc gia phát triển. Ngƣợc lại, sự không tƣơng đồng, đối khác của hệ thống pháp lý sẽ tạo nên thế cô lập trong hoạt động ngoại thƣơng bởi không có cơ sở pháp luật chung và thống nhất để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia do sự khác biệt khi xử lý các tranh chấp phát sinh. Ví dụ nhƣ sự thay đổi của pháp luật về cơ chế tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi sẽ làm cho tỷ giá biến động mạnh hay thay đổi về xu hƣớng điều hành nền kinh tế thông qua công cụ lãi suất. Sự biến động của tỳ giá và lãi suất tác động đến hoạt động của các bên tham gia vào phƣơng thức thanh toán bằng L/C theo xu hƣớng đƣợc phân tích tại mục 1.2.2.3 (Rủi ro thị trƣờng).

Điển hình của rủi ro pháp lý là hình thức cấm vận – một rào cản thƣơng mại, hình thức này đƣợc các quốc gia có vị thế mạnh trên thế giới nhƣ Mỹ, Châu Âu thực hiện. Xu hƣớng gây ra rủi ro từ việc cấm vận đã đƣợc tác giả trình bày tại mục 1.2.2.1 (Rủi ro nghiệp vụ đối với ngân hàng phát hành). Không chỉ cấm vận gây rủi ro cho các bên tham gia vào nghiệp vụ thanh toán bằng L/C mà còn các hình thức thực hiện rào cản thƣơng mại khác nhƣ là chế độ quản lý ngoại hối, chính sách hạn chế NK với những mặt hàng hoặc thị trƣờng cụ thể, các chính sách chống bán phá giá và thuế NK,…Rào cản thƣơng mại là một trong những quy định pháp lý quan trọng đƣợc các quốc gia sử dụng nhằm bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc trƣớc tình hình toàn cầu hoá nền kinh tế.

Thông qua những ví dụ trên ta có thể thấy đƣợc vai trò của hệ thống pháp lý và tác động của nó đến phƣơng thức thanh toán bằng L/C. Rủi ro pháp lý là một trong những rủi ro lớn mà các doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét để lựa chọn đất nƣớc mà mình sẽ nhập hàng hoặc XK hàng hoá sang. Loại rủi ro này sẽ gia tăng

khi mức độ hội nhập kinh tế trở nên sâu hơn trong khi hệ thống pháp lý quốc gia chƣa đồng bộ bởi vì khi đó tần suất thực hiện hoạt động thanh toán sẽ diễn ra nhiều hơn với sự tham gia của nhiều quốc gia hơn.

1.2.2.5.Rủi ro mang tính hệ thống

Đây là nhóm rủi ro tác động đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Nó bao gồm các rủi ro nhƣ bạo động chính trị, khủng hoảng kinh tế, thảm hoạ tự nhiên,… Đây là nhóm rủi ro không thể loại trừ do mang tính hệ thống. Nó ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất hàng hoá của nhà XK, khả năng thanh toán tiền hành của nhà NK và khả năng thực hiện cam kết của các ngân hàng tham gia vào phƣơng thức thanh toán này. Rủi ro này chỉ có thể hạn chế phần nào thông qua việc lựa chọn đối tác giao dịch thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị của quốc gia đó cùng với tình hình kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ( LC) tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)