Bổn sự Upasāḷha.

Một phần của tài liệu bon-muoi-lam-ha-5 (Trang 82)

Trong thành Vương xá có một Bàlamơn trưởng giả tên làUpasāḷha, Bàlamơn này là người khơng có niềm tin với Phật đạo, tuy sống gần rừng Trúc (Veḷuvana), nhưng không bao giờ ông đến Đại tự Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra) để nghe Pháp, hoặc có cảm tình với các Tỳkhưu..

Nhưng con trai của Bàlamôn Upasāḷha là người có trí, thường thân cận, cúng dường đến các Tỳkhưu.

Khi Bàlamơn Upasāḷha về già, nói với con trai rằng:

- Chớ có thiêu xác của ta ở những bãi tha ma của những người hạ tiện. Hãy tìm nơi trong sạch mà thiêu xác của ta.

- Nhưng thưa cha, con khơng biết chỗ nào thích hợp với ý cha, để thiêu xác của cha. Lành thay, nếu cha đưa con đến chỗ cha hài lòng “là nơi thiêu xác của mình”, con sẽ thiêu xác của cha ở nơi đó.

- Được thơi, này con thân.

Bàlamôn trưởng giả Upasāḷha đưa con trai đến núi “Kên kên” (Gijjhakūṭa), leo lên đỉnh núi Kên kên, tìm một nơi mà ơng cho là “trong sạch”, dặn con trai rằng:

- Khi cha chết, hãy thiêu xác cha ở tại nơi này. - Vâng , thưa cha.

Rồi hai cha con cùng nhau xuống núi. Hôm ấy, vào lúc rạng sáng, Đức Phật đưa trí quán xét, thấy được duyên lành Đạo quả của hai cha con Bàlamôn Upasāḷha.

Vào buổi sáng, Đức Phật vận y phục chỉnh tề, tay cầm lấy y bát, biến mất khỏi Đại tự Kỳviên, xuất hiện ờ chân núi Kên kên, Đức Phật đi đến bên vệ đường của con đường dẫn xuống chân núi, Ngài trải toạ cụ, ngồi với tư thế “tréo chân” (pallaṅka: thường được dịch là “kiết già”, hay “hoa sen”).

Hai cha con Bàlamôn Upasāḷha đi xuống chân núi, nhìn thấy Đức Phật, Đức Phật mở lời rằng:

- Này các gia chủ Bàlamôn, các ông đến núi Kên kên này có việc chi thế?

Thanh niên con trai Bàlamơn Upasāḷha trình lên Đức Phật việc mà “hai cha con mình lên núi Kên kên”.

Này thanh niên Bàlamơn, cha cậu chỉ nơi nào vậy? - Thưa Samôn Gotama, ở giữa khoảng ba ngọn núi này.

- Này thanh niên Bàlamôn, chẳng phải hơm nay cha cậu tìm nơi trong sạch để thiêu xác mình, trong quá khứ cũng đã như vậy rồi.

Theo lời yêu cầu của thanh niên, Đức Đạo sư thuật lại tiền sự rằng:

Thuở xưa tại thành Vương xá có Bàlamơn tên làUpasāḷhaka, ơng có một người con trai.

(1)- DhpA. Kệ ngôn số 75.

Bấy giờ Bồtát lsinh ra trong một gia tộc Bàlamôn của quốc độ Magadha (Makiệtđà).

Khi trưởng thành, Bồtát học thông thạo nghệ thuật Bàlamôn, Ngài thấy rằng “chúng khơng có cốt lõi”, nên xuất gia làm ẩn sĩ nơi núi Tuyết (Hymãlạpsơn), Ngài chứng đạt được 8 thiền chứng cùng 5 thắng trí.

Bấy giờ, vì cần dấm, muối, Bồtát từ núi Tuyết đi xuống thành Vương xá, trú ngụ ở núi Kên kên.

Khi ấy Bàlamôn Upasāḷha muốn thiêu xác mình ở nơi trong sạch, nên dẫn con đến núi Kên kên, tìm nơi vừa ý dặn con rằng:

- Hãy thiêu xác ta tại nơi này.

Rồi hai cha con Bàlamôn Upasāḷha đi xuống núi, gặp Bồtát đang ngồi thiền tịnh, hai cha con đến đảnh lễ Bồtát. Bồtát hỏi hai cha con Bàlamôn (như Đức Phật đã hỏi).

Rồi Bồtát nói với người con trai rằng:

- Này thanh niên, nơi cha cậu cho là “trong sạch”, thật ra nơi ấy 84 ngàn lần cha cậu với tên Upasāhaka, được thiêu xác rồi. Này thanh niên, trên thế gian này, không một nơi nào chưa từng “không thiêu xác chết”, không một nơi nào chưa từng “khơng có sọ người”.

Rồi Bồtát nói lên hai kệ ngôn: a-Upasāḷhaka nāmāni;

Sahassāni catuddasa. Asmiṃ padese daddhāni; Natthi loke anāmataṃ.

“Với tên gọi Upasāḷhaka; Đã có 84 ngàn lần.

Thiêu xác tại nơi đây;

Thế gian không nơi nào khơng có người chết”.

b- Yamhi saccca dhammo ca; Ahimsā saṃyamo damo.

Etaṃ ariyā sevanti, Etaṃ loke anāmatan’ti.

“Nơi có pháp và chân lý; Vơ hại được điều phục. Nơi ấy bậc Thánh trú;

Nơi ấy thế gian không sự chết”.

Nhận diện tiền thân: Cha con Bàlamôn thời ấy, nay là cha con Bàlamôn Upasāḷha, Bồtát nay là Đấng Như Lai.

Tiếp theo Đức Phật thuyết lên “4 sự thật”. Cha con Bàlamôn chứng đắc Thánh quả Dự Lưu(1).

*Trưởng lão Vanavāsī khác.

Bản Sớ giải Kệ ngôn “Trưởng lão Tăng” (Theragāthā – Atthakathā)(2) có đề cập đến một vị Trưởng lão là Vanavāsī, Tế độ sư của Trưởng lão Tekicchakāni. Đây có thể là tên riêng, không phải là biệt hiệu.

*Trưởng lão Tekicchakāni.

Ngài là con của Bàlamơn Subuddha có thế lực ở thành Balanại. Khi sinh ra, Ngài được các lương y giải phẩu cứu sống, nên được đặt tên là Tekicchakāni (hay Tikicchaka: Lương y).

Cách đây 91 kiếp trái đất, vào thời Đức Phật Vipassī (TỳBàThi) tiền thân của Ngài là một vị lương y, vị lương y này trị bệnh cho Đức Asoka là thị giả của Đức Phật Vipassī.

(1)-JA. Chương hai kệ.Bổn sự Upasāḷha (Upasāḷhajātaka). Chuyện số 166.

Vào 8 kiếp trái đất trước. tiền thân của Ngài là vua Chuyển luân với vương hiệu là Sabbosadha(1).

Khoảng hơn 200 năm sau khi Đức Phật viên tịch, bấy giờ nước Ấn nằm dưới sự cai trị của vua Candagutta.

Bàlamơn Subuddha với tài trí cùng với quan điểm riêng, không chấp nhận vua Candagutta, nổi lên chống lại vua Candagutta, bị vua Candagutta bắt giam vào ngục tối.

Nghe tin dữ, Tikicchaka sợ hãi bỏ trốn, ẩn mình vào một tự viện trong rừng do

Trưởng lão Vanavāsī quản lý, đổi tên là Tekicchakāni(2).

Tekicchakāni tỏ thật hồn cảnh khó khăn của mình, Trưởng lão Vanavāsī dạy Tekicchakāni “không nên cột oan trái với nhau”, khuyên Tekicchakāni nên xuất gia.

Nghe theo lời dạy của Trưởng lão Vanavāsī, Tekicchakāni xuất gia thọ đại giới, Trưởng lão Vanavāsī cho Ngài Tekicchakāni đề tài thiền quán về tâm Từ.

Ngài Tekicchakāni phát nguyện “sống ngoài trời”, bất kể nắng mưa hay nónng lạnh. Ngài chú tâm vào sự thực hành pháp để chứng đạt Thánh quả Alahán.

Sợ Ngài Tekicchakāni thoát ra khỏi sự chi phối của mình, ác ma (māra) hố thân thành mục đồng đi đến nơi trú của Ngài để phá rối.

Bấy giờ mùa gặt lúa đã hồn tất, ác ma muốn dụ dỗ Ngài, đã nói lên kệ ngơn. 381- Atihitā vīhi; khalagatā sālī.

Na ca labhe piṇḍaṃ, Khathamahaṃ kassaṃ.

“Mùa gặt đã xong rồi; Gạo đã được đập giã. Nhưng khơng có vật thực; Ta làm thế nào đây”.

Ngài Tekicchakāni suy nghĩ: “Người này đang than vãn cho hồn cảnh mình”, nhưng ta cần phải dạy ta, thời này khơng phải là thời giảng pháp. Rồi Ngài dạy tâm nên niệm tưởng ân đức Tam Bảo.

382- Buddhamappameyyaṃ; anussara pasanno;

Pītiyā phuṭasarīro hohisi; satatamudaggo.

“Ân đức Phật vô lượng; Tưởng nhớ đến ân đức ấy. Là hỷ lạc đã thấm nhuần thân, Thường hân hoan cao tột.

383- Dhammamappameyyaṃ; anussara pasanno;

Pītiyā phuṭasarīro hohisi; satatamudaggo.

“Ân đức Pháp vô lượng; Tưởng nhớ đến ân đức ấy. Là hỷ lạc đã thấm nhuần thân, Thường hân hoan cao tột.

384- Saṅghamappameyyaṃ; anussara pasanno;

Pītiyā phuṭasarīro hohisi; satatamudaggo.

“Ân đức Tăng vô lượng;

(1)- Ap.i, 190.

Tưởng nhớ đến ân đức ấy. Là hỷ lạc đã thấm nhuần thân, Thường hân hoan cao tột”.

Ác ma muốn Ngài từ bỏ hạnh viễn ly, như bày tỏ tình thương đến cho Ngài, muốn Ngài được hạnh phúc, nói rằng:

385- Abbhokāse viharasi, Sītā hemantikā imā ratyo. Mā sīte na pareto vihaññittho,

Pavisa tvaṃ vihāraṃ phusitaggaham.

“Ngài sống ở giữa trời; Trong gió đêmlạnh lẽo. Đừng để gió khơng chạm, Gây tai hại đến Ngài; Ngài hãy vào tự viện, Đóng cửa có then gài”.

Trưởng lão cho biết “ở trong nhà là một trói buộc; ở ngồi trời là giải thốt”, nên nói rằng.

386- Phusissaṃ catasso appamđāyo; Tāhi ca sukhito viharissaṃ.

Nāhaṃ sītena vihaññissaṃ; Aniñjito viharanto’ti.

“Tiếp chạm với bốn vô lượng; An lạc sống với chúng;

Gió khơng hại được ta. Ta sống khơng giao động”.

Sau khi đáp xong, Ngài trú tâm vào thiền quán và chứng đắc Thánh quả Alahán. Vì Ngài sống trong thời vua Bindusāra, nên các kệ ngôn cũng như Ký sự của Ngài được đưa vào kỳ kết tập Phật ngơn lần thứ III(1).

Ngài chính là Trưởng lão Tikicchaka trong tập Ký sự (apadāna)(2).

*Phụ lục.

Khi Đức Phật còn tại tiền, vào lúc Ngài 72 tuổi, Thái tử Axàthế (Ajātasattu) giết cha đoạt ngôi.

Năm Đức Phật 80 tuổi, vua Vidūdabha (Lưu ly) tru diệt dịng ThíchCa, rồi kéo về nghỉ đêm cạnh dịng sơng Aciravatī, nửa đêm nước sông dâng cao giết chết vua Vidūdabha.

Thế là vương quốc Kosala được sáp nhập vào vương quốc Magadha.

Sau ba năm kể từ khi Đức Phật viên tịch, vua Axàthế lại thơn tính được xứ Vajjī. Kể từ khi ấy vương quốc Magadha mở rộng mênh mông.

Vua Axàthế làm vua được 32 năm thì bị con là Udāyibhadda giết chết để đoạt ngôi, Udāyibhadda sinh ra ngay ngày vua Bìnhsa mệnh chung.

Trước đây vua Axàthế e ngại “con mình sẽ giết cha”, điều lo ngại ấy thành sự thật

khi ông làm vua được 32 năm(3).

Udāyibhadda làm vua được 16 năm thì bị con là Thái tử Anuruddhaka giết chết(4).

Anuruddhaka làm vua được 4 năm, bị con mình là Thái tử Muṇḍa giết chết.

Vua Muṇḍa quá ái luyến Hoàng hậu Bhaddā, chẳng may bà mệnh chung, vua Muṇḍa bỏ cả triều chính, khơng ăn uống, khơng tắm rửa, khơng thoa xức dầu, vì sầu muộn.

(1)- ThagA. Chương 6 kệ. Kệ ngôn Trưởng lão Tekicchakāni (Tekicchakārīttheragāthā).

(2)- Ap.i, 19o.

(3)- DA.i, 153.

Quan giữ kho bạc là Piyaka giới thiệu vua đến gặp Trưởng lão Nārada. Trưởng lão dạy rằng:

Đức Phật có dạy: “Có 5 sự kiện, cho dù là Samơn, Bàlamơn, chư thiên, Ma vương hay Phạm thiên không thể tránh khỏi, cho dù khơng muốn có, cũng khơng được. Đó là:

a- Bị già, muốn không già. b- Bị bệnh, muốn không bệnh. c- Bị chết, muốn không chết.

d- Bị hoại diệt, muốn không hoại diệt. e- Bị tiêu diệt, muốn không tiêu diệt.

Sau thời pháp thoại, vua Muṇḍa khơng cịn sầu muộn(1).

Bài kinh này được đưa vào kỳ Kết tập Phật ngôn lần thứ II.

Vua Muṇda làm vua được 4 năm thì bị con là Nāgadāsaka giết chết. Vua Nāgadāsaka làm vua được 24 năm.

Dân chúng thấy dòng họ này thật lạ đời, “cứ con giết cha để đoạt ngôi”, nên nổi dậy lật đổ vương triều Magadha, tôn Đại thần Susunāga lên làm vua. Xem như triều đại của Bimbisāra (Bìnhsa) cáo chung, nhường lại cho vương triều Susunāga.

*Susunāga.

Theo Mahāvaṃsa Ṭīkā (Phụ Sớ giải bộ Đại sử), Susunāga là con của một vương tử người Licchavī và một kỹ nữ.

Khi mới sinh ra, hài tử như “cục thịt”, nên nàng kỹ nữ bỏ vào cái hũ ném ở đống rác, một “rắn chúa” trong thành phố đến quấn quanh cái hũ, đám đông thấy “rắn chúa” đến vây quanh, rắn chúa “sū-sū”, rồi bỏ đi. Họ tìm thấy trong hũ một hài tử.

Trong đám đơng có vị Đại thần nghĩ: “Hài tử này hẵn là bậc đại phước, nó được rắn chúa bảo vệ”; nên nhận hài tử mang về ni.

Vì rắn chúa “sū-sū”, nên hài tử được đặt tên là Susunāga(2).

VuaSusunāga trị vì Vương quốc Magadha (Makiệtđà) được 18 năm, con của ông là Thái tử Kāḷāsoka nối tiếp vương vị.

Nhưng theo bộ Đảo sử (Dīpavaṃsa) thì vua Susunāga cai trị được 10 năm, Trưởng lão Dāsaka (đệ tử truyền thừa của Đức Upāli, Đức Upāli là vị “đệ nhất về Luật”) viên tịch vào năm thứ 8 của triều đại này(3).

Thái tử Kāḷāsoka nối ngơi vua, tính theo Phật lịch thì khi vua Kāḷāsoka lên ngôi vào năm thứ 90. Vào năm thứ 10 của vua Kāḷāsoka thì có cuộc kết tập Phật ngơn lần II.

Có nhiều ý kiến trái ngược về danh hiệu của Kāḷāsoka. Một số nghĩ rằng ông là Kākavaṇṇa của Purāṇa và Udāyin của Jaina, một số ý kiến khác cho rằng: “Các tên ấy chỉ là danh xưng của Udayabhadda trong Kinh điển Pāli”.

Kāḷāsoka được cho là có cơng dời kinh đơ của Magadha từ Rājagaha (Vương xá) đến Pāṭaliputta (Hoa thị thành)(4).

Vua Kāḷāsoka có 10 người con trai, thay nhau nối ngôi vua trong 22 năm(5).

Rồi một tướng cướp nổi dậy tên là Nanda, đánh chiếm được kinh thành Pāṭaliputta, chấm dứt triều đại Susunāga, thành lập triều đại Nanda với 9 đời vua có cùng vương hiệu Nanda, trị vì được 22 năm.

Trong Mahābodhivaṃsa (Đại giác sử) có liệt kê 9 vị Nanda theo thứ tự như sau:

Uggasenananda, Pandukananda, Paṇḍugatinanda, Bhūtapālananda,

(1)- A.iii, 57.

(2)- MṬ. 155.

(3)- Dpv. v, 98. Xem thêm Sp.i, 33.

(4)-Vấn đề của Kāḷāsoka được bàn thảo trong Inrod. to the Mhv. Trs. xliii. f

Raṭṭhapālananda, Govisānakananda, Dasasiddhakananda, Kevaṭṭananda và Dhanananda(1).

Vua Dhanananda có lần phỉ báng Bàlamôn Cāṇakka giữa Bố thí đường, khiến Bàlamơn Cāṇakka phẫn nộ, lập tâm trả thù.

Bàlamơn Cāṇakka bắt cóc Thái tử Pabbata con của Dhanananda, trộm kho báu của Dhanananda, phò tá Candagutta.

Dùng tiền của kho báu thành lập một đạo quân cho Candagutta, đánh bại vua

Dhanananda(2), chấm dứt triều đại Nanda. Thành lập triều đại Moriya.

Theo một số tư liệu, Candagutta thuộc dịng ThíchCa, khi dịng ThíchCa bị vua Vidūdabha (Lưu ly) tru diệt, một số người trốn thoát chạy sâu vào núi sinh sống, lập quốc nơi ấy.

Vì chỗ ấy có rất nhiều chim cơng nên họ xưng tên nước là Moriya (Khổng tước). Một thuyết khác cho rằng: Candagutta là con của một vương tử dòng Nanda với một người nữ làm nghề “nuôi chim công”, nên sau này Candagutta gọi “dịng dõi mình là dịng Moriya”(3).

Chính trong giai đoạn này Bàlamôn Subuddha nổi lên chống lại vua Candagutta, bị bại trận, ông bị vua Candagutta bắt cầm tù.

Candagutta cai trị được 24 năm, Bindusāra là em trai của Thái tử Sihasena lên ngôi. Vương quyền đáng lẽ thuộc về Thái tử Sihasena, nhưng các đại thần mến mộ ơng Hồng Bindusāra hơn, nên đồng lịng lập ơng Hồng Bindusāra lên ngơi (sđd).

Duyên sự được các đại thần đồng ý tơn Hồng tử Bindusāra lên làm vua là: Khi vua Candagutta mệnh chung, dạxoa Devagabha nhập vào xác của vua Candagutta, giả như còn sống, sát hại nhiều người để ăn thịt.

Ơng Hồng Bindusāra nhân lúc dạxoa vơ ý, rút gươm chém rơi đầu dạxoa, nhờ đó

Bindusāra được phò tá là vua xứ Magadha(4).

Mẹ của Bindusāra là em chú bác của Candagutta, bà mang thai gần đến ngày sinh. Khi ngồi thọ thực chung bàn với vua Candagutta, vua ban cho bà “vật thực dành riêng cho vua”, bà dùng vật thực ấy.

Bàlamôn Cāṇakka trông thấy, không kịp ngăn cản, nên dùng gươm chém rơi đầu bà. Vì những thức ăn này được Bàlamôn Cāṇakka lén bỏ thuộc độc vào với ý tốt là: “Giúp cơ thể vua Candagutta làm quen với độc dược, không sợ bị ai thuốc chết”.

Để cứu đứa bé trong thai bào, Bàlamôn Cāṇakka chém chết bà trước khi độc dược đi vào bao tử, kế đến ông lập tức cho mổ bụng lấy thai bào, mổ bụng con cừu cái, đặt thai bào vào bụng con cừu.

Mỗi ngày thay một con cừu cái, sau 7 ngày, thai bào đủ ngày tháng, hài tử được cứu sống.

Thân hài tử có nhiều chấm đỏ, nên hài tử được đặt tên là “Bindusāra” (lỏi có chấm; bindu là một chấm)(5).

Vua Bindusāra cai trị xứ Magadha (Makiệtđoà) được 28 năm, rồi đến vua Asoka (Adục) lên thay.

11- Sadi Paṇḍita.

Tương truyền vào thời Đức Phật Kassapa (CaDiếp), trong thành Bārāṇasī (Balanại) có thanh niên nghèo khổ là Mahāduggata (Đại khổ).

Có lần Đức Phật Kassapa cùng 20.000 vị Tỳkhưu Alahán du hành đến thành Balanại.

Cư dân thành phố hân hoan cúng dường vật thực đến Đức Phật và Tăng chúng. Đức Phật Kassapa tùy hỷ phước với thời pháp thoại rằng:

(1)- Mbov. p. 98; xem chi tiết trong MṬ. 177-9.

(2)- MT. 181.

(3)- ĐĐ Giác Nguyên (d). Phật Giáo sử, tr.152.

(4)- MṬ. 188.

- Này các gia chủ, có bốn hạng người xuất hiện trong thế gian là:

a- Hạng người tự mình xuất tài sản ra để bố thí, nhưng khơng kêu gọi người khác cùng làm với mình.

Kiếp sau, người này sẽ là người có nhiều tài sản, nhưng ít hay khơng có thân bằng quyến thuộc, khơng có hội chúng tùy tùng.

b- Hạng người kêu gọi người khác làm việc phước, nhưng tự mình khơng bố thí, tạo phước.

Kiếp sau là người tuy có đơng quyến thuộc, nhưng người ấy nghèo khổ, trong khi quyến thuộc có nhiều tài sản.

c- Hạng người tự mình xuất tài sản để bố thí, đồng thời kêu gọi người khác cùng làm với mình.

Kiếp sau sẽ là người có nhiều tài sản, đồng thời có nhiều thân quyến, có hội chúng tùy tùng.

d- Hạng người khơng bố thí, cũng khơng kêu gọi người khác bố thí. Kiếp sau sẽ là người nghèo khổ lại cô độc.

Được nghe pháp thoại này, một cận sự nam trong thành Balanại suy nghĩ: “Theo lời dạy của Đức Thế Tôn, ta nên xây dựng cho ta hai loại tài sản: Vật chất và thân tộc”.

Cận sự nam ấy đi đến Đức Phật Kassapa (CaDiếp) bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn, con xin thỉnh Đức Phật cùng các Tỳkhưu thọ thực vào ngày mai

Một phần của tài liệu bon-muoi-lam-ha-5 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)