SO SÁNH KIẾN TRÚC PHIÊN BẢN 1.0 VÀ PHIÊN BẢN 2.0

Một phần của tài liệu CCN01KAJGNERBK (Trang 112 - 114)

Bảng 6: So sánh kiến trúc CQĐT thành phố phiên bản 1.0 và phiên bản 2.0

STT Thành phần Phiên bản 1.0 Phiên bản 2.0 1 Phương pháp tiếpcận

Cách tiếp cận theo mô hình TOGAF; xây dựng kiến trúc CQĐT theo mô hình tập trung, bao gồm các kiến trúc thành phần: Kiến trúc nghiệp vụ; Kiến trúc dữ liệu; Kiến trúc ứng dụng;Kiến trúc công nghệ; Kiến trúc ATTT; các tiêu chuẩn kỹ thuật; các cơ chế, chính sách.

cách tiếp cận theo mô hình TOGAF và mô hình tập trung, cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủđiệntử Việt Nam phiên bản 2.0, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, cập nhật theo xu hướng công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 và tình hình thực tiễn của thành phố.

2

Kiến trúc nghiệp vụ

Kiến trúc nghiệp vụ xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ (liên thông dọc, liên thông ngang) giữa các cơ quan trong nội bộ thành phố và giữa các cơ quan thành phố với các Bộ, ngành Trung ương và địaphương khác.

Kiến trúc nghiệp vụ cơ bản vẫn giữ cách tiếp cận như phiên bản 1.0; có cập nhật theo mô hình tham chiếu nghiệp vụ (BRM) của Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 và điều chỉnh quy trình nghiệp vụ phù hợp với mô hình Chính quyền đô thị. Chi tiết tại Khoản 2, Mục VII.

3

Kiến trúc dữ liệu

Mô hình kiến trúc dữ liệu bao gồm: CSDL nền dùng chung, CSDL chuyên ngành, CSDL của các Bộ, ngành

Mô hình kiến trúc dữ liệu cơ bản không thay đổi; có điều chỉnh cách tiếp cận về thu thập, xây dựng CSDL dùng chung (dân cư, doanh nghiệp,...) thông qua kết nối, khai thác từ CSDL quốc gia. Chi tiết tại Khoản 3, Mục VII. 4 Kiến trúc ứng dụng Mô hình kiến trúc ứng dụng bao gồm: Ứng dụng lõi dùng chung, ứng dụng chuyên ngành, ứng dụng ngành dọc Trung ương, ứng dụng tổng hợp báo cáo Mô hình kiến trúc ứng dụng bổ sung, làm rõ mô hình liên thông và các thành phầncủa Nềntảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu thành phố LGSP và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia NGSP. Chi tiết tại Khoản 4, Mục VII. 5 Kiến trúc công nghệ

Dựa trên mô hình kiến trúc hướng dịch vụ, ưu tiên công nghệ nguồn mở, thiết lập mô hình kiến trúc công nghệ tại các lớp giao tiếp, ứng dụng nghiệp vụ, dịch vụ, dữ liệu và hạtầng.

Mô hình kiến trúc công nghệcơ bản không thay đổi; có bổ sung, cập nhật các xu thế công nghệ mới của CMCN 4.0 như AI, Machine Learning, VR/AR, Cloud Computing, Edge Computing, Blockchain, 5G, AI Security... Chi tiết tại Khoản 5, Mục VII.

6

Kiến trúc ATTT

Mô hình bảo đảm ATTT theo lớp mạng, lớp ứng dụng, lớp dữliệu,lớp hạtầng

Mô hình kiến trúc ATTT có cập nhật, bổ sung chính sách và phương án bảo đảm ATTT theo

các quy trình, văn bản hướng dẫn của Trung ương (Kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Mô hình 4 lớp an toàn thông tin theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủtướng Chính phủ; Nghị định 85/2016/NĐ- CP;...). Chi tiết tại Khoản 6, Mục VII.

Một phần của tài liệu CCN01KAJGNERBK (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)