VII. KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, PHIÊN BẢN 2.0
3. Kiến trúc ứng dụng
3.6. Sơ đồ thành phần ứng dụng
Sơđồ thành phầnứngdụng thành phốĐà Nẵng được minh hoạtnhư sau:
Hình 21: Sơđồ thành phầnứngdụng
3.6.1. Người sửdụng
Là các tác nhân tham gia sử dụng dịch vụ CQĐT, bao gồm: người dân, doanh nghiệp; lãnh đạo thành phố, các CBCCVC của các Sở, ban, ngành; các cơ quan hành chính các cấp của thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Mỗi người dùng, khi đăng ký tài khoản điện tử với hệ thống, sẽ được gắn với một loại đối tượng sử dụng thích hợp với vai trò và mục đích sử dụng hệ thốngcủa mình. Thông tin vềloại đốitượng sửdụngcủamột tài khoảnđiện tử giúp hệ thống xác định được chính xác những thông tin và chức năng hệ thống nào cần được cung cấp cho người dùng đó, và đồng thời giúp hệ thống kiểm soát được giới hạn truy nhập và khai thác hệ thống của người dùng đó. Sau khi đăngnhập thành công vào hệthống, mỗingười dùng sẽ được cung cấp một giao diện không gian làm việc bao gồm các thông tin và chức năng hệ thốngđược phép truy nhậpđốivới người dùng đó.
3.6.2. Kênh giao tiếp
Hệ thống CQĐT của thành phố Đà Nẵng có những kênh triển khai dịch vụ khác nhau. Các đối tượng trong lớp Người dùng và Hệ thống bên ngoài có
thể tương tác, truy cập và sửdụng các dịch vụ do thành phốĐàNẵng cung cấp. Kênh giao tiếp sử dụng lại của Kiến trúc 1.0 (Mục 2.1) ngoài ra bổ sung thêm các ứngdụng trên nền tảng di động.
Các ứng dụng trên nền tảng di động sẽ cho phép truy cập, tra cứu và khai thác thông tin một cách tiệnlợi và đa dạng, bao gồm cả các chức nănghiện đại như thanh toán trực tuyến (thanh toán không dùng tiền mặt) cho các đối tượng người sửdụng khác nhau của thành phốĐà Nẵng và các cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch với các cơ quan, đơnvị trên địa bàn thành phốbằng các ứng dụng trên các nềntảng di động do thành phố xây dựng.
3.6.3. Các ứngdụng của thành phố
Các phần mềm ứng dụng của thành phố được phân loại ra thành các nhóm phầnmềm ứng dụng chính theo chứcnăngcủa các ứng dụng được mô tả như sau:
+ Nhóm ứng dụngthủtục hành chính và tương tác truyền thông; + Nhóm ứng dụng chuyên ngành;
+ Nhóm ứng dụng hành chính; + Nhóm ứng dụnghỗtrợ nghiệpvụ;
+ Nhóm ứng dụngtổng hợp, báo cáo và phân tích dự báo.
Các ứng dụng được phát triển trên nền tảng thống nhất, thực hiện liên thông kết nốivới nhau thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp thành phố Đà Nẵng (LGSP), hệ thống LGSP sẽ kết nối các CSDL quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng cấp quốc gia và các ứng dụng của các bộ, ngành, địa phương khác thông qua NGSP/LGSP tùy theo quy định và các điều kiện tạithời điểmtriển khai CQĐT.
Đốivới các hệthống thông tin ngành dọc cấpquốc gia đanghoặcdựđịnh phát triển và triển khai mà Đà Nẵng đã có (hoặc đang triển khai) thì các CSDL cấp thành phố này sẽ là một phần tạo lập nên và cung cấp dữ liệu cho CSDL quốc gia tương ứng. Quy mô, phạm vi, mối quan hệ ràng buộc cụ thể giữa hệ thống cấp Quốc gia và cấp thành phố sẽ được giải quyết trong từng dự án cụ thể. CSDL cấp thành phố sẽ hoàn toàn tuân thủ các quy chuẩn quốc gia về dữ liệu và trao đổidữ liệuđãđược Trung ương ban hành.
Trong Nhóm ứng dụng thủtục hành chính và tương tác truyền thông; các ứng dụngphụcvụ người dân thông qua ứng dụng di động sẽđược cung cấp cho người dân thông qua 1 Siêu ứng dụng Da Nang SmartCity; các dịch vụ cung cấp cho người dân sẽđược tích hợp vào ứngdụng này.
3.6.4. Hệthống bên ngoài
Là các hệ thống bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị Việt Nam như: Các cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống thông tin cấp Quốc gia, các hệ thống thông tin của các Bộ, Ban, Ngành (Tổng cục Thuế, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BộKếhoạch và Đầu tư…), các hệ thống thông tin của
các địa phương, các hệ thống thông tin của các đối tác, đơn vị cung cấp sử dụng dịchvụ (nhưCổng thanh toán Ngân hàng…). Các hệthống bên ngoài này được tương tác trực tiếp với các hệ thống của thành phố Đà Nẵng thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp (LGSP) trừ các trường hợp bắt buộc phải thực hiện kếtnối, chia sẻ, liên thông qua Nềntảng tích hợp, chia sẻ Quốc gia (NGSP).