VII. KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, PHIÊN BẢN 2.0
2. Kiến trúc dữ liệu
2.4. Danh sách các cơ sở dữ liệu thành phố Đà Nẵng
Nhằm bảo đảm việc vận hành, khai thác có hiệu quả các CSDL nền tảng phát triển CQĐT, thành phốĐà Nẵngtriển khai mộtsố công tác sau:
-Kết nối với các Hệ thống thông tin và CSDLQG: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 714/QĐ-Tg ngày 22/5/2015 Quy định Danh mục
CSDLQG ưu tiên triển khai tạonền tảng phát triển Chính phủđiện tử, bao gồm: CSDLQG về dân cư, về tài chính, về đấtđai, về doanh nghiệp, bảo hiểm,thống kê tổng hợp về dân số. Do đó, việc kế thừa, tích hợp, khai thác các hệ thống thông tin/CSDLQG này là một ưu tiên hàng đầu bảo đảm hiệu quả đầu tư và tránh chồng chéo giữa Trung ương và địaphương.
- Triển khai liên thông, kết nối giữa CSDL nền với các CSDL chuyên ngành đang nằm phân tán tại các sở, ngành như: CSDL y tế, CSDL giáo dục, CSDL giao thông, CSDL đấtđai, CSDL nhà ở, CSDL lao độngviệc làm, CSDL thuế, CSDL hải quan, CSDL tài chính, CSDL khoa học và công nghệ… Các CSDL chuyên ngành là nguồn dữ liệu quan trọng để dựa trên đó thành phố Đà Nẵng có thể cập nhật CSDL nền đưa vào Kho dữ liệu dùng chung và chia sẻ cho các cơ quan có nhu cầu cùng khai thác, sửdụng.
-Triển khai liên thông, kết nối với các hệ thống thông tin ngoài cơ quan nhà nước: Đây là các hệ thống thông tin hoặc CSDL của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức khác… trên địa bàn thành phố. Đây cũng là nguồn dữ liệu quan trọng mà thành phố sẽ khai thác để làm giàu, cậpnhật các CSDL nềncủa mình.
- Thành phố Đà Nẵng sẽ ban hành các quy định, quy chếđể bảo đảm mỗi thông tin trong CSDL nền tảng chỉ do một và chỉ một đơn vị chịu trách nhiệm khởi tạo, cập nhật và chia sẻ cho các đơn vị khác thông qua các công cụ ứng dụng,hoặc các giao diệnlập trình (API) để các đơnvị tự xây dựngứng dụnghỗ trợnghiệpvụ theo nhu cầu riêng của mỗi ngành, lĩnhvực.
2.4.1. Danh sách cơsở dữliệu dùng chung
Các CSDL dùng chung được xây dựng trên cơ sở bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc 1: đảm bảo việc chia sẻ các thông tin dùng chung cho toàn thành phố, cung cấp chính xác, kịp thời các thông tin cho các hoạt động nghiệp vụ chung của thành phốđể giảm thiểu tối đa thời gian xử lý, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Ngành qua đó cung cấp các dịch vụ công cho người dân một cách minh bạch, rõ ràng và giảmthiểu tốiđathời gian đi lại cho người dân.
- Nguyên tắc 2: CSDL dùng chung này cũngcầnphải so sánh, tham chiếu đến các CSDLQG hiện nay đang được xây dựng để có thể có lộ trình cũng như sự phối hợp triển khai cho phù hợp. Nếu dữ liệu đã có từ các CSDLQG sẽ không triển khai thu thập lại, mà sẽ kết nối/chiasẻ dữ liệu này qua các đầu mối (nếu có hoặccầnthiết).
- Nguyên tắc 3: Cần cân nhắc đưa các dữ liệu khác phát sinh trong quá trình giảiquyết TTHC, cũngnhư sựcần thiết của các dữ liệu đó đểphụcvụ quá
trình quản lý nhà nước thành dữ liệu dùng chung căn cứ tình hình thực tế và mứcđộứng dụng CNTT của các cơ quan, đơnvị tạiđịaphương.
- Nguyên tắc 4: Việc xây dựng các CSDL dùng chung cần phải có sự tham gia của các thành phần liên quan để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác về mặtdữ liệuđể tránh việc đầu tư, xây dựng trùng lặp. Trước khi các đơn vị triển khai khi xây dựng các CSDL có nội dung trùng lặp mộtphần, hoặc toàn bộ nội dung với các CSDL đã có cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền và các đơn vị liên quan.
- Nguyên tắc 5: Các cơ quan đơn vị, chỉ đề xuất xây dựng các CSDL dùng chung khi các dữ liệu này có nhiều nhu cầu chia sẻ, kết nối và được yêu cầu với tần suất lớn trong quá trình giải quyết các nghiệp vụ, việc xem xét đề xuất thêm các CSDL dùng chung khác ngoài danh mục do cấp có thẩm quyền quyếtđịnh.
Cơ sở dữ liệu dùng chung lưu giữ những thông tin cơ bản nhất, cần thiết nhất trong quá trình xử lý thủ tục hành chính, có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành cùng chia sẻ, quản lý, sử dụng. Do đó, các dữ liệu này phải bảo đảm được tính nhất quán, chống trùng lặpdữliệugiữa các đơnvị. Các dữliệu này sẽ được tổ chức thành các CSDL nền dùng chung, bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu Công dân: Là CSDL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xử lý các thủ tục hành chính G2C (Government to Citizens) phục vụ công dân, với vai trò là đối tượng phục vụ của cơ quan nhà nước. Để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của các công dân thì các cơ quan nhà nước phải có một CSDL để lưu giữ thông tin về các công dân đến giao dịch với cơ quan nhà nước. Để bảo đảm dữliệu về công dân củatừng đơn vị được nhất quán, chính xác và duy nhất thì việc hình thành CSDL công dân dùng chung cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước là điều thiết yếu. Dữ liệu được hình thành từ các nguồn: dữliệu thống kê dân số, dữ liệu dân số kếhoạch hóa gia đình,dữ liệu lao động việc làm, dữ liệu nhân, hộ khẩu, dữ liệu hộ tịch. Dữ liệu bảo đảm các trường thông tin theo quy định, đặc biệt là số Căn cước công dân. Dữ liệu công dân thành phố được cập nhật đồng bộ với CSDL dân cư quốc gia để bảo đảm việc sửdụng chung thốngnhất toàn quốc.
- Cơ sở dữ liệu Doanh nghiệp: Bao gồm CSDL doanh nghiệp (được trích xuất từ hệ thống Đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và CSDL hộ kinh doanh cá thể (được trích xuất từ hệ thống Đăng ký kinh doanh hộ cá thểcủa thành phốĐà Nẵng). CSDL doanh nghiệp giúp chính quyền thành phố Đà Nẵng nâng cao chất lượng xử lý các thủ tục hành chính G2B (Government to Business) phục vụ doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, cải tiến môi trường kinh doanh tại địa phương, hỗ trợ công tác xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội dựa trên số liệu phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau trên địa bàn thành phốĐàNẵng.
Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại CSDL Doanh nghiệp có giá trị pháp lý, lưu trữ các thông tin gốc về doanh nghiệp. Thông tin lưutrữ bởi CSDL Doanh nghiệp chứađựng thông tin hữu ích cho công tác quản lý nhà nước đối với nhiều lĩnh vực, là nguồn thông tin đáng tin cậy trong việc hoạch định chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế cho thành phố. Bên cạnhviệcphụcvụ công tác quản lý nhà nước, CSDL về Doanh nghiệp giúp đạt mục tiêu minh bạch hóa môi trường kinh doanh. Mọi cá nhân, tổ chức có nhu cầu đều có thể tiếp cận khối thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp thông qua dịch vụ cung cấp thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; qua đó, tăng cường sự giám sát của xã hội, bên thứ ba đối với hoạt động của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệpcủa thành phố trên cơ sở cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
- Cơ sở dữ liệu Đất đai: Là CSDL thống nhất, tích hợp, hoàn thiện, lưu trữ đầy đủ các nội dung, thông tin, dữliệuphục vụ khai thác sử dụng cho nhiều mục đích. Theo đó, CSDL đất đai sẽ tập hợp thông tin có cấu trúc dữ liệu địa chính, dữ liệu quy hoạch sử dụng đất,dữ liệu giá đất,dữ liệuthống kê, kiểm kê đấtđaiđược sắp xếp,tổ chứcđể truy cập, khai thác, quản lý và cập nhậtthường xuyên. CSDL về Đất đai phải lưu trữ: (1) Dữ liệu không gian bao gồm toàn bộ các mảnh bản đồ địa chính của các xã, phường phủ kín diện tích tự nhiên của thành phố, bản đồ giá đất, quy hoạch sử dụng đất,hiện trạng sử dụng đất và (2) Dữliệu phi không gian bao gồm thông tin về thửađất,hồsơ đấtđai và thông tin về giá đất. CSDL về Đấtđaicần hỗtrợ thựchiện:Đăng ký cấpgiấy chứng nhận và chỉnh lý biến động, quản lý nghiệp vụ và luân chuyển hồ sơ đất đai; xây dựng và quản lý bản đồ giá đất; công khai hoá thông tin đất đai; thiết kế quy trình; quản trị hệ thống; quản lý thông tin đất đai cấp xã; quản lý quy hoạch sử dụngđất;thống kê, kiểm kê đấtđai...
- Cơ sởdữ liệu Cán bộ, công chức, viên chức: Lưutrữ thông tin về cán bộ công chức viên chức của thành phố Đà Nẵng, hỗ trợ công tác quản lý đội ngũ CBCCVC tại các cơ quan nhà nước, qua đó nâng cao chất lượng nhân lực tại các cơ quan, góp phần phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, công dân ngày một tốt hơn. Các công chức, viên chức, cán bộ thành phố chính là những đối tượng được phân quyền sử dụng, khai thác hệ thống, thông tin trong Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử. CSDL này do Sở Nội vụ xây dựng, quản lý trong quá trình triển khai công tác quản lý cán bộ và chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan cùng sửdụng, đểphụcvụ công tác quản lý cán bộ trên phạm vi tấtcả các cơ quan nhà nướctrựcthuộc UBND thành phốĐà Nẵng.
- Cơ sở dữ liệu Bản đồ nền GIS: Là cơ sở dữ liệu bản đồ nền khu vực thành phốĐà Nẵng (GIS) đã được phát triển với vai trò là công cụ đểthực hiện công tác quản lý về tài nguyên đất đai và đô thị. CSDL bản đồ nền được xây dựng dựa trên bản đồ địa hình và tiến hành cập nhật trên phạm vi toàn bộ phần đất liềncủa thành phố. Cơ sở dữ liệu bản đồ nền kèm theo hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao tạo nên hệ thống CSDL nền thông tin địa lý thống nhất, đầy đủ, làm nền tảng cho việc xây dựng các công cụ quản lý hiện đại trong các lĩnh vựcnhư quy hoạch, đấtđai, giao thông, nhà ở, nông nghiệp...
- Cơ sở dữ liệu Thủ tục hành chính: Các nghiệp vụ của các Sở, ban, ngành, quận, huyện của thành phốđều liên quan tới các thủ tục hành chính bao gồm: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ dịch vụ công; Các thông tin về thủ tục hành chính như : Mã thủ tục hành chính, hồ sơ, quy trình thủ tục, kết quả, trạng thái xử lý hồsơ,… được lưutrữ trong cơ sở dữliệu thủtục hành chính. Cơ sở dữ liệu này được xây dựng trên cơ sở các thực thểdữliệu chính là “Quy trình nghiệp vụ” và “Thủtục hành chính công” được thểhiện trong Mô hình dữliệu mức khái niệm.
- Cơsởdữ liệuKếtquảgiảiquyếtthủ tục hành chính: Lưutrữ toàn bộ số liệu, thông tin về quá trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan chính quyền cho công dân, doanh nghiệp. Cơ sở dữliệu này được xây dựng trên cơ sở các thực thể dữ liệu chính là “Hồ sơ”, “Thống kê, báo cáo”, “Tài liệu lưu trữ” đượcthểhiện trong mô hình dữliệu mức khái niệm.
- Cơsởdữ liệu Danh mục dùng chung: Nhằm đápứng nhu cầusửdụng các danh mục dùng chung trong Ngành cũng như các Bộ, ngành khác, đề xuất tiếptục nâng cấp, hoàn thiện CSDL Danh mục dùng chung nhằm hạn chế trùng lặp và đảm bảo sự thống nhất thông tin danh mục cũng như phục vụ trao đổi, tích hợp chia sẻ dữ liệu với các HTTT/CSDL cấp Quốc gia. Các đơn vị chuyên ngành sẽ có trách nhiệmcập nhật các danh mục trong phạm vi quản lý của mình khi có thay đổi. Thành phốĐà Nẵng có trách nhiệm xây dựng và quản lý CSDL Danh mục dùng chung để phân phối, chia sẻ thông tin hiệu quả trong thành phố ĐàNẵng cũngnhư các ngành khác khi có nhu cầu.
- Cơsở dữliệuQuản lý vănbản và điều hành: Là cơ sở dữliệu chia sẻ và dùng chung trong toàn thành phố. CSDL này sẽ lưu toàn bộ các văn bản liên quan đếnhoạt độngchỉđạo,điều hành trong thành phốĐà Nẵng.
- Cơsở dữ liệu người dùng Chính quyềnđiện tử:Lưu thông tin người dùng hệthống, được quản lý tập trung và cung cấp định danh cho dịch vụquản lý truy cập và xác thực tập trung (SSO) cho các cơ quan đơn vi của thành phố ĐàNẵng.
- Kho dữ liệu tổng hợp dùng chung cấp thành phố: Lưu trữ tập trung dữ liệu của toàn thành phố là một trong những nhu cầu cấp thiết để phụcvụ xử lý các nghiệp vụ của cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố; ngoài ra còn phục
vụviệc tổng hợp dữliệu, tra cứu dữ liệu cơ bản và xây dựng các báo cáo thống kê - phân tích dữ liệu trong phạm vi toàn thành phố; cung cấpkhả năngquản lý, lưutrữ và khai thác dữ liệutập trung của thành phố; từ đó hạn chế sự trùng lặp số liệu, tăng cường tính chính xác trong quyết định giải quyết yêu cầu dịch vụ của công dân, doanh nghiệp hình thành Kho dữ liệu dùng chung được hình thành trên cơ sở tích hợp các CSDL của Sở/Ban/Ngành, quận/huyện, làm cơ sở triển khai thốngnhất các ứng dụng phụcvụ công tác quản lý và khai thác thông tin cho các Sở/Ban/Ngành,quận/huyện.
- Cơ sở dữ liệu mở thành phố Đà Nẵng: Là cơ sở dữ liệu được xây dựng theo trên cơ sở các nguồn dữ liệu từ: Các cơ quan nhà nước thuộc thành phố; các Doanh nghiệp, tổ chức; Người dân. Cơ sở dữ liệu mở này sẽ giúp tạo lập hệ sinh thái dữ liệu, thúc đẩy phát triển các ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo hướng đô thị thông minh. Thông tin dữ liệu mở sẽ được cung cấp từ Kho dữ liệutổng hợp cấp thành phốĐà Nẵng và các CSDL chuyên ngành, theo chính sách bảo mật và phân loại dữ liệu được phép chia sẻ. Cơ sở dữ liệu mở được thiết kế theo mô hình dữ liệu mở liên kết giữa các cơ quan chính quyền và các tổ chức, công dân, doanh nghiệp, nhằm chia sẻ tài nguyên dữ liệu với người dân, góp phần nâng cao chất lượng sống và khuyến khích người dân tích cực tham gia, giám sát, khai thác các tài nguyên dữ liệu của thành phố về mặt kinh tế, xã hội, quản lý đô thị, môi trường... khuyến khích doanh nghiệp tham gia sửdụng dữ liệumở đểtạo ra sản phẩm giá trị mới đóng góp cho hệ sinh thái ứng dụng của thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế trí thức, sáng tạo.
2.4.2. Các cơsở dữliệu chuyên ngành
Đốivới những loại dữliệu chỉ liên quan đến các sở, ban, ngành nhất định thì được tổ chức thành các dữ liệu chuyên ngành để đơn vị tự xây dựng, quản lý, cập nhật và chia sẻ cho những đơnvị khác khai thác. Các ứng dụng truy xuất các CSDL chuyên ngành thông qua các API được định nghĩa nhất quán và chia sẻ giữa các ứng dụng khác nhau. Các CSDL chuyên ngành sửdụnglại củaKiến trúc 1.0.