Kiến trúc CQĐT theo Quyết định số 5172/QĐ-UBND (sau đây gọi tắt là Kiến trúc CQĐT thành phố, phiên bản 1.0) nhưPhụlục I kèm theo.
2. Đánh giá Kiến trúc chính quyềnđiệntử thành phố, phiên bản 1.02.1. Ưu điểm 2.1. Ưu điểm
- Cam kết, quyết tâm của Lãnh đạo thành phố, thể hiện qua Nghị quyết Đạihội Đảng bộ thành phố, các Nghị quyết chuyên đềcủa Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy; các cơ chế, chính sách ứng dụng, phát triển CNTT được ban hành đầy đủ, kịp thời và thường xuyên bổ sung, cập nhật; đốitượng điều chỉnh, tác động không chỉ cho cơ quan hành chính, mà cả cho cơ quan Đảng,Mặttrận và các đoànthể chính trị - xã hội,người dân, doanh nghiệp. - Kiến trúc CQĐT thành phố đã được xây dựng và tổ chức triển khai từ năm 2010 (trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc CPĐT Việt nam phiên bản 1.0 năm 2015) làm cơ sở để xây dựng, đưa vào sử
dụng Hệ thống thông tin CQĐT thành phố; công tác quản lý, giám sát, duy trì, cập nhật Kiến trúc được thực hiện hiệu quả, thường xuyên, liên tục; các ứng dụng, CSDL dùng chung và chuyên ngành được xây dựng, nâng cấp đảm bảo tuân thủ theo Kiến trúc.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về CNTT, xây dựng CQĐT được quan tâm, chú trọng. Nhận thức của lãnh đạo các cấp và các cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của ngành CNTT được nâng cao, đặc biệt trong bối cảnhthời đại CMCN 4.0 và yêu cầu phát triển nhanh, bền vữngcủa thành phố.
2.2. Tồn tại,vướngmắc
- Một số thủ trưởng cơ quan chưa chủ động chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực, gương mẫu triển khai ứng dụng CNTT; mức độ quan tâm đối với các ứng dụng TPTM thường ở mức “Có cũng được” (Nice to have) mà chưa phải là “Nhất thiết phải có” (Must have), thậm chí không chủ động đưa ra các nhu cầu về CNTT cho cơ quan chuyên ngành triển khai hoặcđềxuất UBND thành phố.Vẫn còn cán bộ, công chức không thực sựsẵn sàng thay đổi lề lối, phương thức làm việc qua ứng dụng CNTT, qua mạng, qua nềntảng số.
- Các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa có hướng dẫn thốngnhất từ Trung ương.Một số văn bản chưa theo kịp xu thế công nghệmới, cảntrở việc áp dụng công nghệ 4.0, chưatạođiều kiện thuậnlợi trong xây dựng Chính quyền điệntử, Thành phố thông minh, chuyểnđổisố.
- Nhiều hệ thống thông tin của các Bộ ngành được triển khai từ Trung ương đến địa phương nhưng không khảo sát thực trạng, không liên thông, chia sẻ dữ liệu, không tương thích với các ứng dụng đang triển khai tại địa phương, dẫnđến chồng chéo, trùng lắp, không có khả năng tích hợp, phá vỡKiến trúc.
- Dữ liệu còn cát cứ, rờirạc, các CSDL chuyên ngành do các cơ quan nhà nướctriển khai, hình thành trong quá trình hoạt độngchưađược thu thậpđầy đủ, không chất lượng, chuẩn hóa và chưa chia sẻ về Kho dữ liệu dùng chung thành phốđể chia sẻ dùng chung. Tính khả dụngcủa dữliệu còn thấp.
- Dịch vụ hành chính công vẫn còn thực hiện trựctiếp và “một cửa” theo sở ngành, theo địa bàn quận, huyện, phường xã; chưa hình thành “một cửa bất kỳ”; chưa đưa vào kiểm soát quy trình cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (các dịch vụ liên quan mật thiết, nhiều đến an sinh xã hội của người dân); mới chỉ bước đầu sử dụng dữ liệu số thay thành phần hồ sơ giấy trong cung cấp và sử dụngdịchvụ hành chính công.
- Hệ thống của các cơ quan Đảng chưa kết nối, liên thông với khối chính quyền; ứng dụng thông minh chưa nhiều,đặc biệt ứng dụng từ phân tích dữliệu thông minh phụcvụchỉđạo,điều hành trong phân tích dữliệu chưa hình thành.