- Tứ đạo và tứ quả
5. Hạng người Tùy pháp hành (Dhammānusāri) là một hành giả trên sơ đạo (Tu-
đà-hồn đạo) có tuệ căn nổi bật. Ở đây chữ “Dhamma” có nghĩa là “trí tuệ”. Đức Phật giải thích hạng Tùy pháp hành này như sau:
“Ở đây, này các Tỳ kheo, có người tự thân khơng chứng đắc các tịch tịnh giải thốt vơ sắc, vượt khỏi các sắc; sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị ấy cũng chưa hoàn toàn đoạn trừ. Nhưng những lời dạy mà Như Lai (Tathāgata) tuyên thuyết đã được vị ấy chấp nhận thuần do tư duy, và vị ấy có được những pháp này – tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn. Người này, này các Tỳ kheo, được gọi là bậc Tùy pháp hành.”
Bộ Nhân chế định định nghĩa bậc Tùy pháp hành y theo lối định nghĩa vị Tùy tín hành, ngoại trừ việc thay thế tuệ vào chỗ tín như một căn nổi bật cũng như pháp dẫn đường và tiên phong trong sự tu tập đạo lộ. Ngồi ra bộ này cịn thêm rằng khi một vị Tùy pháp hành đã an trú trong Nhập lưu Thánh quả, vị ấy trở thành bậc Kiến đáo (diṭṭthipatta). Một lần nữa, giữa kinh và Vi Diệu Pháp bất đồng nhau về sự nhấn mạnh, trong khi kinh nhấn mạnh đến việc khơng có các thiền vơ sắc thì Vi
155
Diệu Pháp nhấn mạnh đến địa vị thánh nhân. Visuddhimagga nối kết hạng Tùy pháp hành này với việc quán vơ ngã: “Khi một vị có trí tuệ lớn, tác ý các hành là
vơ ngã, có được tuệ căn, vị ấy trở thành bậc Tùy pháp hành vào sát na Nhập lưu thánh đạo.”[43] Có thể đốn chừng là, mặc dù bốn thiền vô sắc được phủ nhận đối
với vị Tùy pháp hành, song vị ấy vẫn có thể có một thiền nào đó trong bốn thiền sắc giới hoặc cũng có thể vị ấy chỉ là vị hành giả thuần qn khơng có thiền hiệp thế nào hết.