Thiết kế bộ điều khiển công suất tác dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển thủy điện nhỏ và nâng cao ổn định cho thủy điện nhỏ có kênh dẫn (Trang 83 - 85)

Điều khiển công suất tác dụng với chức năng điều chỉnh quá trình phóng/nạp ăcquy, quá trình phóng (hỗ trợ máy phát khi có phụ tải đột biến ) ta đặt công suất tác dụng đặt P* > 0. Ngược lại, quá trình nạp ăcquy ta đặt P* < 0

Trong quá trình huy động công suất tác dụng, P* được tính toán từ các yêu cầu công suất tải và công suất máy phát để xác định lượng đặt phù hợp cho bộ điều chỉnh công suất tác dụng. Công suất tác dụng được tính toán thông các đại lượng dòng điện và điện áp tức thời:

+ Trong hệ tọa độ abc:

P = uaia + ubib + ucic (3.51) + Trong hệ tọa độ tĩnh αβ:

P = uαiα + uβiβ (3.52) + Trong hệ tọa độ quay dq:

P = 1,5(udid + uqiq) (3.53) Đầu ra của bộ điều chỉnh công suất tác dụng sẽ là lượng đặt cho thành phần dòng theo kênh d, cấu trúc bộ điều khiển được mô tả như trên hình 3.30

i p K K sPCC u L i PCC u B i Tính công suất đặt Tính công suất thực B P * P d d t * Bd i

Hình 3. 31 Cấu trúc điều khiển công suất tác dụng

Đáp ứng biến thiên công suất đặt dP*/dt tác động lên hệ số KP để tăng độ phản ứng nhanh bộ điều chỉnh. Khi đạt đến một sai lệch tĩnh ε sẽ cho hệ số Kitác động vào bộ điều chỉnh để triệt tiêu sai lệch tĩnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đưa ra cấu trúc điều khiển hệ BESS trong mạng điện cục bộ được xây dựng trong hệ tọa độ dq thông qua phép chuyển hệ tọa độ. Điều này rất thuận lợi cho việc thiết kế các bộ điều chỉnh do các đại lượng dòng điện và điện áp trong hệ toạ độ này là các thành phần một chiều. Đầu ra bộ điều chỉnh dòng là lượng đặt cho khâu điều chế vector không gian SVM phát xung điều khiển các van bán dẫn nhằm đạt được chất lượng đầu ra cao nhất của bộ biến đổi công suất. Đặc biệt, chế độ nghịch lưu đảm bảo cho điện áp là gần sin nhất, không lẫn sóng hài – Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác nhận cho một dạng “nguồn sạch”

Nhiệm vụ chính của đề tài đã được giải quyết tại chương 3 là thiết kế được bộ điều chỉnh dòng theo hai phương pháp khác nhau theo kiểu PI và kiểu Dead-Beat. Đồng thời, thiết kế một số các Bộ điều chỉnh vòng ngoài thực hiện chức năng công nghệ của hệ BESS, nhằm đạt được một cấu hình BESS hoàn chỉnh áp dụng cho hệ nguồn trong MĐCBTĐN:

- Bộ điều khiển công suất tác dụng, điều khiển quá trình phóng/nạp năng lượng của ắc quy, và hỗ trợ nguồn phát thủy điện nhỏ khi có đột biến phụ tải;

- Bộ điều khiển điện áp tại điểm kết nối chung PCC, bù công suất phản kháng để nâng cao chất lượng điện áp.

Đầu ra bộ điều chỉnh vòng ngoài là lượng đặt cho bộ điều chỉnh dòng điện. Tiếp theo sang chương 4, kiểm chứng các nghiên cứu lý thuyết thông qua mô phỏng bằng Matlab-Symulink.

CHƯƠNG 4

HÓA PHỎNG HOẠT ĐỘNG

MẠNG ĐIỆN NGUỒN THỦY ĐIỆN NHỎ

Dựa trên các phân tích về mạng điện nguồn thủy điện nhỏ trong chương 2 và chương 3, cho ta đầy đủ cơ sở xây dựng mô hình mô phỏng trên phần mềm Matlab- Simulink. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mạng điện cục bộ công suất nhỏ (một vài chục đến vài trăm 100 kVA) có đặc điểm là tính ổn định và chất lượng điện năng thấp. Cụ thể, xét một mạng điện độc lập nguồn thủy điện nhỏ công suất 85 kVA (MĐTĐN) có kết hợp thiết bị BESS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển thủy điện nhỏ và nâng cao ổn định cho thủy điện nhỏ có kênh dẫn (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)