1.2. Tổng quan về thành phố Hải Dương
1.2.1. Lịch sử hình thành
Thành phố Hải Dương được khởi lập từ năm 1804 dưới tên gọi Thành Đông. Trước năm 1804, lỵ sở Hải Dương được đặt tại Lạc Thiên (Chí Linh), lúc ấy gọi là Thành Vạn hay Doanh Vạn. Sau đó rời về Mao Điền (Cẩm Giàng).
Năm 1804 (năm Gia Long thứ ba), Lỵ sở Hải Dương đã được rời từ Mao Điền về vùng ngã ba sơng Thái Bình và sơng Sặt, thuộc địa phận ba xã Hàn Giang, Hàn Thượng và Bình Lao. Tổng đốc Trần Cơng Hiến là người khởi công xây dựng thành, gọi là Thành Đông, với mục tiêu vừa là trấn thành, vừa án ngữ phía đơng Kinh thành Thăng Long. Trong thành khơng có dân, chỉ có quan lại và quân lính. “Năm 1866 Đơng Kiều phố được hình thành, nhiều phố nghề ra đời như Hàng Giày (Sơn Hòa ngày nay), Hàng Đồng (Đồng Xuân), Hàng Bạc (Xuân Đài), Hàng Lọng (Tuy An). Năm 1889, Thành Đông bị thực dân Pháp phá bỏ để lấy mặt bằng xây dựng Nhà máy Rượu và vài tòa dinh thự của người Pháp” [7, tr.45].
Năm 1923, Tồn quyền Đơng Dương quyết định thành lập thành phố Hải Dương. Tháng 3 năm 1947, nhà cầm quyền Pháp chia thành phố Hải Dương thành 2 quận, rồi sau đó một thời gian lại chuyển thành thị xã. “Ngày 30-10- 1954, thị xã Hải Dương được giải phóng hồn tồn. Năm 1959, thị xã được tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị với “quy mô dân số từ 40.000 đến 50.000 người” [7, tr.60].
Từ 1968 tới năm 1996 là tỉnh lị tỉnh Hải Hưng. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, trở lại là tỉnh lị tỉnh Hải Dương. Ngày 6 tháng 8 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 88/CP thành lập thành phố Hải Dương và là đô thị loại III với 11 phường, 2 xã. Ngày 17 tháng 5 năm 2009, thành phố có quyết định trở thành đơ thị loại 2. “Ngày nay, thành phố Hải Dương đã vươn mình từ một trung tâm hành chính, qn sự thuần túy trở thành đô thị loại II - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của một tỉnh lớn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đang cùng cả nước vững bước đi lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [7, tr.100 - 120].