Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế tƣ nhân, Đảng bộ phải phát huy đƣợc những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và tăng

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 144 - 146)

bộ phải phát huy đƣợc những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và tăng cƣờng quản lý của nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân

Trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội việc phát huy được những tiềm năng thế mạnh của địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhằm khai thác được những nguồn lực sẵn có tạo động lực quan trọng để kinh tế phát triển bền vững. Kinh nghiệm này, không chỉ có ý nghĩa với Thái Nguyên nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với các địa phương khác nói chung và cả đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế. Đó chính là kết quả của quá trình vận dụng đúng đ ắn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân . Người sáng tạo chân chính ra lịch sử , lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử , là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTTN nói riêng. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn thứ ba cả nước nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Việt Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, giao thông đi lại thuận tiện với thủ đô và các địa phương lân cận. Đây cũng là địa phương có nhiều tài nguyên, khoáng sản

phong phú như: than, quặng sắt, cát, vàng, gỗ, chè... Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng là tỉnh có nhiều cảnh quan, thắng cảnh đẹp như: hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thác Bảy tầng, ATK, các đồi chè... Việc phát huy đuợc những tiềm năng thế mạnh trên sẽ góp phần thúc đẩy KTTN của tỉnh phát triển mạnh mẽ.

Trong những năm từ 1997 đến 2015, KTTN trên địa bàn tỉnh có vai trò rất lớn đối với sự p hát triển kinh tế - xã hội. Phát triển KTTN sẽ huy động được tiềm năng , nguồn lực về vốn , sức lao động , khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý nền kinh tế của các tầng lớp nhân dân góp phần giải quyết công ăn việc làm , tăng thu nhập , cải thiện đời sống của người dân, đóng góp vào nguồn thu ngân sách , giữ vững chính trị - xã hội và tham gia các hoạt động xã hội của địa phương như hoạt động đền ơn đáp nghĩa , nhân đạo từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển KTTN, từ năm 1997 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể để phát triển KTTN, cũng như phát huy tối đa những tiềm năng thế mạnh của tỉnh trong việc phát triển kinh tế. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương xây dựng phương án thu hút các nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Thực hiện phương án miễn thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các các địa phương có điều kiện khó khăn, cho vay hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển giao thông hạ tầng cơ sở, chú trọng đầu tư phát triển hoạt động dịch vụ du lịch. Những chủ trương trên đã thu hút được rất nhiều các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư kinh doanh, từ đó góp phần phát huy những tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Tuy nhiên, những tiềm năng phục vụ cho việc phát triển KTTN của tỉnh còn rất lớn, đòi hỏi các cấp chính quyền phải có những cơ chế, chính sách rộng mở, thông thoáng để phát huy vai trò của các nguồn lực như: vốn, lao động, kinh nghiệm quản lý, khoa học - công nghệ phục vụ cho quá trình xây dựng phát triển kinh tế nói chung và phát triển KTTN nói riêng.

Bên cạnh, việc khai thác và phát huy mọi nguồn lực để phát triển KTTN, trong quá trình lãnh đạo đòi hỏi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và chính quyền các cấp phải đẩy mạnh công tác quản lý đối với thành phần KTTN. Nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng đối với các doanh nghiệp và hộ kinh tế cá thể, hướng thành phần KTTN thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của KTTN như: làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, trốn thuế, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nặt hàng đăng ký, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Luận án TS - Nguyen Van Duc (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w