Nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thị Thúy Chinh (Trang 125 - 133)

ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đối với xây dựng gia đình văn hóa

Nhận thức quyết định thái độ và hành vi của con người. Vì thế, việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo trong xây dựng GĐVH chỉ đạt hiệu quả cao khi các thành viên trong gia đình và cộng đồng (đặc biệt là đội ngũ cán bộ) hiểu một cách sâu sắc về sự ảnh hưởng hai mặt của ĐĐNG đến các mối quan hệ đạo đức gia đình trong quá trình xây dựng GĐVH. Từ đó mới có hành động cụ thể, thiết thực để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng GĐVH. Tuy nhiên, từ thực tế nghiên cứu ở vùng ĐBSH cho thấy: nhận thức của một bộ phận người dân và cán bộ về vấn đề này vẫn còn hạn chế (xem mục 3.3.1). Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đạo đức gia đình đang có sự biến đổi phức tạp và ảnh hưởng của ĐĐNG với tư cách là yếu tố văn hóa - đạo đức truyền thống cũng đang tác động đến các mối quan hệ gia đình một cách phức tạp, khó nhận diện, thì việc nâng cao nhận thức cho gia đình và cán bộ làm công tác gia đình về vấn đề này là thật sự cần thiết. Để làm được điều này thì cần thực hiện một số giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình

Chủ thể xây dựng GĐVH chính là các gia đình, là từng thành viên trong GĐ. Do đó, cần nâng cao nhận thức cho từng thành viên hiểu về vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình, trong việc phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của ĐĐNG đối với việc xây dựng GĐVH ở địa phương hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các thành viên gia đình vùng ĐBSH chưa thấy được sự tác động của ĐĐNG với tư

cách là chuẩn mực đạo đức truyền thống, ăn sâu bám rễ trở thành tập tục, thói quen và chi phối hành vi ứng xử của họ trong gia đình hiện nay như thế nào? Cần phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đó ra sao để giữ gìn hạnh phúc gia đình trong xây dựng GĐVH? Do đó, để nâng cao nhận thức cho họ về vấn đề này thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Nho giáo, về việc phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế các yếu tố tiêu cực của ĐĐNG đến các MQH đạo đức gia đình trong quá trình xây dựng GĐVH hiện nay.

- Về nội dung tuyên truyền: tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình hiểu được những giá trị đạo đức truyền thống cần phát huy trong giữ gìn hạnh phúc GĐ hiện nay, cũng chính là cơ sở để xây dựng GĐVH, đó là xây dựng mối quan hệ tình nghĩa giữa các thành viên: Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; vợ chồng yêu thương, thủy chung, gắn bó; anh em hòa thuận “anh độ lượng, em lễ phép”; các thành viên trong gia đình có mối quan hệ tình nghĩa, đoàn kết với cộng đồng xã hội... Đồng thời cần tuyên truyền xóa bỏ các tập tục, thói quen cũ trong quan hệ ứng xử gia đình như: tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng “cha nói gì con phải nghe”, “chồng nói gì vợ phải nghe ”, “Anh nói gì các em phải nghe” (quyền huynh thế phụ) và tình trạng cát cứ, bè phải của các gia tộc, dòng họ lớn gây mâu thuẫn, mất đoàn kết trong cộng đồng, làng xóm.

-Về hình thức tuyên truyền: cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Trước hết, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thông qua đội ngũ cán bộ, báo cáo viên làm công tác gia đình và xây dựng GĐVH. Cán bộ, báo cáo viên làm công tác gia đình cần phải có kiến thức, có kỹ năng, nắm bắt được tâm lý, thói quen của người dân trong vùng, có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao (vì đây là một vấn đề phức tạp, không thể một sớm một chiều, do đó đội ngũ cán bộ, báo cáo viên cần phải có tâm huyết, sự kiên trì để thực hiện được phương châm “mưa dầm thấm lâu” trong tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình phát huy các giá trị tích cực, loại bỏ các hạn chế, hủ tục của đạo đức Nho giáo

còn tồn tại; cán bộ, báo cáo viên cần trau dồi kinh nghiệm thực tiễn thông qua quá trình công tác để có thể xử lý các vấn đề, các tình huống tế nhị và phức tạp trong hoạt động tuyên truyền công tác gia đình.

Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, khi truyền thông và mạng xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ thì việc đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, internet, bản tin, panô, áp phích, tranh cổ động..., để tuyên truyền cổ động cho các sự kiện về gia đình như: ngày Gia đình Việt Nam (28/6), ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Tháng hành động quốc gia Phòng chống bạo lực gia đình, ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11)..., và trong thời điểm triển khai các chiến dịch, các phong trào như: phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào xây dựng GĐVH. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt hiệu quả là tuyên truyền thông qua đài phát thanh và truyền hình địa phương. Vì thế, cần có một khung giờ để đài phát thanh, truyền hình địa phương (hoặc loa phát thanh) phát về các tấm gương GĐVH tiêu biểu trong việc giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống, những tấm gương về đạo hiếu; về tình cảm yêu thương gắn bó đoàn kết gia đình; về lòng chung thủy; về nền nếp gia đình ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo... Không những vậy, cần tận dụng phương tiện thông tin truyền thông để lên án những hành vi vi phạm pháp luật,

vi phạm đạo đức gia đình, vi phạm quyền dân chủ, bình đẳng của các thành viên như: sự mất dân chủ, thiếu bình đẳng của cha mẹ đối với con cái; của chồng đối với vợ; bạo lực gia đình với phụ nữ, trẻ em, người già; con cái bỏ cha mẹ già không chăm sóc, phụng dưỡng; anh em mâu thuẫn, đánh chửi nhau... Những thông tin truyền thông này không những góp phần nâng cao nhận thức của người dân, mà còn tranh thủ dư luận xã hội để định hướng nhận thức, phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo tồn tại trong gia đình hiện nay, cản trở quá trình xây dựng GĐVH ở địa phương.

Đẩy mạnh tuyên truyền bằng việc sử dụng các hình thức: sân khấu hóa, các diễn đàn, các câu lạc bộ, các cuộc thi... Đây vừa là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả (do mang tính trực quan cao), vừa là một sân chơi bổ ích để

các gia đình có điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu và nâng cao nhận thức trước những biến đổi phức tạp của đạo đức gia đình trong nền KTTT hiện nay, những giá trị cần phát huy, những hủ tục cần khắc phục từ sự tác động của đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng gia đình và GĐVH. Hình thức tuyên truyền này được lồng ghép và truyền tải một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các sân chơi mang tính chất sân khấu hóa nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.

Cần gắn các hoạt động tuyên truyền với việc tổng kết hoạt động thực tiễn, khen thưởng các tấm gương gia đình điển hình trong xây dựng GĐVH, trong giữ gìn các giá trị gia đình truyền thống. Làm tốt điều này góp phần giúp các cơ quan quản lý công tác gia đình ở các địa phương nắm bắt được tình hình thực tiễn, chỉ ra được ưu nhược điểm và những kinh nghiệm trong thực tế công tác, có cơ sở để định hướng cho các hoạt động tuyên truyền tiếp theo, đồng thời là dịp để tuyên dương các gia đình điển hình tiêu biểu trong công tác gia đình. Các danh hiệu trao tặng như: danh hiệu GĐVH; GĐVH tiêu biểu; Gia đình ông bà mẫu mực con cháu hiếu thảo; Gia đình nuôi con khỏe dạy con ngoan…, là sự ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của các gia đình trong xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, là tấm gương cho các hộ gia đình trong cộng đồng noi theo.

Hai là, kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc nâng cao nhận thức cho các thành viên về việc phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến các mối quan hệ đạo đức gia đình trong quá trình xây dựng GĐVH hiện nay.

Nhận thức của con người là một quá trình, được hình thành và phát triển từ môi trường giáo dục của gia đình, cho đến nhà trường và cộng đồng xã hội. Do đó, để nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình trong việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các chuẩn mực đạo đức Nho giáo thì cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức sẽ không thể đạt hiệu quả nếu bản thân các gia đình, các thành viên trong gia đình không tự giác, chủ động trong việc giáo dục nâng cao nhận thức. Do vậy, bản thân các thành viên trong

gia đình phải tự ý thức, tự giáo dục, rèn luyện để nâng cao nhận thức của mình. Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là những người lớn (ông bà, cha mẹ, anh chị) phải có trách nhiệm giáo dục giáo dục cho con cháu, cho các em về giá trị đạo đức gia đình truyền thống cần lưu giữ, truyền thống trên kính nhường dưới; truyền thống ông bà độ lượng, con cháu lễ phép, hiếu thảo; truyền thống coi trọng tổ tiên; coi trọng quan hệ gia đình, xóm giềng... Song song với việc giáo dục thì bản thân cũng phải làm gương thực hiện những điều đó.

Những bài học trong giáo dục gia đình sẽ tiếp tục được phát huy và nâng cao khi ở trong trường học, nhà trường coi trọng việc tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt, trong các trường phổ thông, khi con trẻ được giáo dục bằng tình yêu thương và sự tôn trọng của thầy cô giáo, được học các bài học về đạo đức, đạo làm người trong mối quan hệ với ông bà, cha mẹ, anh em, hàng xóm; được nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền dân chủ, bình đẳng trong gia đình và xã hội thông qua các bài học về quyền và nghĩa vụ công dân, bài học về quyền trẻ em, về bình đẳng giới, về vấn đề hôn nhân và gia đình, về phòng, chống bạo lực gia đình... Điều này giúp cho con trẻ có nhận thức đúng đắn về vấn đề đạo đức, cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội và phát huy được các giá trị, khắc phục được những hạn do ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo tác động đến gia đình hiện nay.

Nhận thức của các thành viên gia đình sẽ được hoàn thiện hơn trong một môi trường xã hội lành mạnh, đặc biệt có sự hoạt động tích cực của các đoàn thể chính trị - xã hội (Hội liên hiệp phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên...) trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến việc xây dựng GĐVH ở vùng ĐBSH hiện nay.

Hội Người cao tuổi các địa phương cần triển khai sâu rộng những phong trào như: Người cao tuổi “Sống vui, sống khỏe, sống có ích”, “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; tuyên truyền cho các thành viên trong Hội về việc phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của của người đứng đầu gia đình trong

việc giáo dục gia đình giữ gìn đạo đức nhân nghĩa, hòa thuận, hiếu đễ, nền nếp gia đình; coi trọng các mối quan hệ gia đình và có lối sống tình nghĩa với cộng đồng; khắc phục tình trạng gia trưởng, mất dân chủ, coi thường người phụ nữ trong gia đình; động viên, nhắc nhở con cháu tổ chức ma chay, giỗ chạp, cưới hỏi gọn gàng, hợp lý, tiết kiệm; không gây áp lực cho con cháu trong việc đẻ con trai nối dõi tông đường…

Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp của địa phương cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để bản thân các thành viên trong Hội - những người phụ nữ trong gia đình hiểu được sự cần thiết của việc giữ gìn các giá trị tốt đẹp của công, dung, ngôn, hạnh truyền thống trong gia đình hiện nay, hiểu được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc “giữ lửa”, “xây tổ ấm” gia đình, hiểu được vai trò và trách nhiệm quan trọng của mình trong thực hiện phong trào “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh ĐBSH đồng loạt tổ chức hàng năm để hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam. Đồng thời, Hội Liên hiệp phụ nữ cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn để hội viên nắm được những quy định của pháp luật trong bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân người phụ nữ, như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, những quy định trong kế hoạch hóa gia đình, cách thức phòng chống bạo lực gia đình… Một thực trạng khi nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo đến người phụ nữ ĐBSH hiện nay là: Do tâm lý an phận thủ thường, một số phụ nữ vùng ĐBSH hiện nay tự bằng lòng với cuộc sống của mình, an phận với công việc nội trợ chăm sóc gia đình mà xa rời các mối quan hệ xã hội, đánh mất cơ hội phát triển của mình và gây lãng phí nguồn nhân lực nữ trong xã hội; một số phụ nữ lựa chọn cách im lặng và chấp nhận bị chồng bạo hành, với quan điểm “phận làm phụ nữ”, “xấu chàng hổ ai”, hay im lặng để giữ gìn “hòa khí gia đình”… Chính vì vậy, trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ là cần tổ chức các buổi họp mặt, tọa đàm trong các dịp kỷ niệm như ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) để ôn lại truyền thống hào hùng bất khuất của phụ nữ, đồng thời tuyên truyền để phụ nữ phát huy quyền dân chủ, bình đẳng trong gia đình, phòng và chống bạo lực gia đình… Ngoài ra, định kỳ trong năm,

Hội Liên hiệp phụ nữ cần tổ chức các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, cách thức nuôi con khỏe dạy con ngoan…, tổ chức các buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về gia đình, về phòng chống bạo hành, bất bình đẳng giới…, nhằm nâng cao nhận thức của hội viên trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ và tích cực tham gia công tác xã hội.

Đoàn thanh niên địa phương: Phát huy sức mạnh và tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong các phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới và văn minh đô thị”; “Thanh niên nói không với tệ nạn xã hội”. Ngoài ra Đoàn thanh niên (nhất là cấp xã, phường) cần tích cực tổ các buổi sinh hoạt, buổi tọa đàm, các cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của thanh niên trong mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, tăng cường những hiểu biết và cách thức ứng xử chuẩn mực trong quan hệ gia đình, là con ngoan, trò giỏi và công dân gương mẫu trong cộng đồng. Cần tuyên truyền cho hội viên có hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn để đóng góp ý kiến cho ông bà, cha mẹ trong xây dựng gia đình hòa thuận, bình đẳng, hạnh phúc, văn minh; có tiếng nói và hành động cụ thể để khắc phục nhưng tư tưởng bảo thủ,

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thị Thúy Chinh (Trang 125 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w