tác giả trong cách khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ
Việc miêu tả vẻ đẹp hình thể ên ngoài đầy sức hấp dẫn của người phụ nữ đã được miêu tả trong hai tác phẩm. Tính ước lệ trong hai tác phẩm Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm
được thể hiện ở việc xây dựng những mẫu hình nhân vật. Việc sử dụng những cảnh vật thiên nhiên có khả năng khơi gợi niềm ái ân đắm say, rạo rực như hình ảnh nguyệt, hoa , bóng trăng, bóng nguyệt, ... hay trong giấc mộng lứa đôi cũng được khai thác triệt để. Việc sử dụng các điển t ch, điển cố có tác dụng biểu hiện tâm trạng của người cung nữ, người chinh phụ; qua đó nói lên được tâm trạng riêng tư, dày v và tâm trạng phẩn uất vì sự cô độc của hai nhân vật nữ chính.
KẾT LUẬN
Đề tài luận văn liên quan đến một vấn đề có tính thực tiễn cao: vận dụng lí thuyết biểu trưng vào việc nghiên cứu văn học, cụ thể là hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm khúc. Đã có nhiều công trình nghiên cứu biểu trưng trong văn học nhưng những vấn đề về việc nghiên cứu Hình tượng người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm nhìn từ bình diện lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ thì vẫn chưa ai thực hiện.Chính vì vậy, đề tài mong muốn sẽ góp phần vào việc phát hiện những giá trị ngôn ngữ nghệ thuật trong d ng thơ cung oán, trong các khúc ngâm từ góc nhìn kí hiệu học.
Về bình diện cái biểu đạt, đề tài Hình tượng người phụ nữ trong Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm nhìn từ bình diện lí thuyết tín hiệu thẩm mĩ được xét ở các hằng thể và biến thể dựa vào mục đ ch iểu đạt của chúng trong các tác phẩm. Những biến thể xuất hiện trong các khúc ngâm biểu trưng cho hình ảnh về người cung nữ, người chinh phụ thể hiện cách sáng tác độc đáo, sáng tạo, đầy chất trữ tình và triết lí của các tác giả.
Về bình diện cái được biểu đạt, chúng tôi nhận thấy các loại biến thể xuất hiện không đồng đều với nhau nhưng không phải vì thế mà biến thể nào xuất hiện ít thì kém hiệu quả về năng lực biểu trưng, mà ngược lại tất cả các biến thể dù ít hay nhiều đều tạo nên sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật ngôn ngữ trong các tác phẩm.
Như vậy, nghĩa iểu trưng thực chất chỉ là cái nghĩa tiềm năng nằm sâu trong cấu trúc nghĩa của từ và không được đưa vào định nghĩa của từ điển. Nó chỉ xuất hiện bằng con đường biểu trưng hóa các t n hiệu ngôn ngữ, bằng cách diễn đạt mang hàm ý biểu trưng. Tìm hiểu hình thức ngôn ngữ của các
biểu trưng trong mối quan hệ với ý nghĩa thẩm mĩ sẽ góp phần làm rõ khuynh hướng biểu đạt của nghệ thuật ngôn ngữ trong tác phẩm Cung oán ngâm khúc và Chinh phụ ngâm khúc.