Đặc điểm hiện trạng lưới điện phân phối tỉnh Sơn La và huyện Mường La 1 8-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện 35KV điện lực mường la và thủy điện nhỏ nặm bú (Trang 26 - 32)

Sơn La hiện có 14 trạm 110kV với tổng dung lượng 448 MVA, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phụ tải của tỉnh, hình 1.6. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân các năm là 15-16%/năm, đặc biệt là các phụ tải tập trung tại khu vực thành phố Sơn La, Mai Sơn, Yên Châu thì trong tương lai gần hệ thống lưới điện hiện nay sẽ phát triển hơn nữa.

1- Lưới điện trung áp huyện Mường La:

Điện lực Mường La được giao quản lý, vận hành hệ thống lưới điện 35kV trở xuống, gồm 264 km đường dây 35kV; gần 14km đường dây 6kV; 179,5 km đường dây 0,4kV. Với mục tiêu luôn bảo đảm chất lượng điện áp, đơn vị đã bố trí công nhân trực 24/24 giờ trong ngày để kịp thời khắc phục khi có sự cố hệ thống lưới điện và sửa chữa cho khách hàng, bảo đảm vận hành an toàn lưới điện và giảm tổn thất điện năng.

Hệ thống lưới điện do Điện lực Mường La quản lý chủ yếu nằm trên các địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, cán bộ, công nhân đơn vị đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong quản lý, vận hành, quan tâm và thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn trong sử dụng điện; tổ chức tập huấn cho công nhân quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn điện và kiến thức, kỹ năng công tác phòng chống cháy nổ, trang bị các phương tiện, dụng cụ PCCC, bảo đảm không để tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Định kỳ, đơn vị tổ chức kiểm tra toàn bộ các thiết bị, trạm biến áp, vệ sinh công nghiệp, phát tuyến đường dây 35kV, qua đó phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố. Đến nay 100% số xã trong huyện có điện lưới Quốc gia; 264/284 bản có điện; 17.251/18.159 hộ được sử dụng điện lưới.

Riêng trong năm 2019, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh điện của Điện lực đều đạt và vượt chỉ tiêu, điện thương phẩm hơn 29,7 triệu kWh, doanh thu đạt trên 54 tỷ đồng. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm mưa, bão đã làm đổ gẫy 1 vị trí cột 35kV, 5 vị trí bị sạt lở, 9 vị trí cột điện hạ thế bị đổ gẫy 8 cột bị xói lở, 1 trạm biến áp bị mất điện, 295 hộ dân bị mất điện, thiệt hại khoảng 2,5 tỷ đồng... Hiện đã khắc phục các sự cố, không để kéo dài thời gian mất điện làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và thi công các công trình thủy điện trên địa bàn.

2- Lưới điện trung áp thành phố Sơn La:

Hiện tại, lưới điện trung áp trên địa bàn Thành phố gồm 2 cấp điện áp 35, 22kV. Lưới 35kV được cấp điện từ trạm 110kV Sơn La 2x40MVA-110/35/22kV và được hỗ trợ từ các trạm 110kV Mường La và Thuận Châu. Ngoài ra Lưới 22kV được cấp điện từ trạm TG 2/9 Thành phố công suất 2x6.300kVA-35/22kV.

Pmax thành phố Sơn La năm 2015 là 29,5MW, phụ tải Thành phố được cấp điện chủ yếu từ trạm 110kV TP Sơn La 2x40MVA - 110/35/22kV và được hỗ trợ cấp điện từ các trạm 110kV Mường La, Thuận Châu và Sông Mã.

Dự báo đến năm 2020, phụ tải khu vực Thành phố đạt khoảng 55MW.

3- Lưới điện trung áp huyện Mai Sơn

Hiện tại, lưới trung áp huyện Mai Sơn bao gồm 2 cấp điện áp 35; 6kV. Lưới 35kV được cấp từ trạm 110kV Thành phố qua 2 lộ 378 và 382. Lưới 6kV tập trung ở khu vực thị trấn Hát Lót được cấp từ trạm TG Mai Sơn công suất 1x1.600kVA điện áp 35/6kV.

Pmax huyện Mai Sơn năm 2015 là 18,5MW, nguồn cấp điện chủ yếu cho huyện là trạm 110kV Sơn La công suất 2x40MVA – 110/35/22kV đặt tại khu vực phường Chiềng Sinh – TP Sơn La, được dự phòng cấp điện một phần qua trạm 110kV Mường La, Mộc Châu, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng cấp điện được gần 1/4 công suất (khoảng 4MW). Hiện tại huyện Mai Sơn có trạm 110kV Xi Măng Mai Sơn nhưng là trạm chuyên dùng của Nhà máy.

Dự báo đến năm 2020, phụ tải huyện Mai Sơn đạt khoảng 37MW.

4- Lưới điện trung áp huyện Thuận Châu:

Hiện tại, toàn bộ lưới trung áp huyện Thuận Châu vận hành ở cấp điện áp 35kV. Nguồn cấp điện cho huyện là trạm 110kV Thuận Châu công suất 1x16MVA điện áp 110/35/22kV và thủy điện Chiềng Ngàm công suất 1,8MW.

Pmax huyện Thuận Châu năm 2015 là 10,62MW, nguồn cấp điện dự phòng cho huyện Thuận Châu là trạm 110kV Sơn La và trạm 110kV Sông Mã. Tuy nhiên trạm 110kV Sơn La chỉ còn dư công suất khoảng 3MW, trạm 110kV Sông Mã dư khoảng 8MW nhưng khoảng cách cấp điện trung áp hỗ trợ rất xa: 105km.

Dự báo đến năm 2020, phụ tải huyện Thuận Châu đạt khoảng 20MW.

5- Lưới điện trung áp huyện Quỳnh Nhai:

Hiện tại, lưới trung áp huyện Quỳnh Nhai chỉ gồm 1 cấp điện áp 35kV được cấp từ lộ 375 và 373 trạm 110kV Thuận Châu.

Pmax của huyện Quỳnh Nhai năm 2015 là 5MW, ngoài trạm 110kV Thuận Châu thì huyện Quỳnh Nhai không có nguồn cấp điện dự phòng.

6- Lưới điện trung áp huyện Mộc Châu:

Hiện tại, lưới điện trung áp huyện Mộc Châu gồm 2 cấp điện áp 35kV; 22kV được cấp điện trạm 110kV Mộc Châu công suất 2x25MVA-110/35/22kV, và các Thuỷ điện Mường Sang 1, công suất 2,4MW; Suối Tân 1, công suất 2,5MW; Tà Niết, công suất 3,6MW và Sơ Vin, công suất 2,8MW.

Pmax của huyện Mộc Châu năm 2015 là 20MW, nguồn điện dự phòng là 2 nhà máy thủy điện nhỏ Mường Sang, Suối Tân 1, Tà Niết, Sơ Vin và Trạm 110kV Phù Yên. Tuy nhiên chỉ đáp ứng được một phần phụ tải hiện có.

Dự báo từ nay đến năm 2020, việc Mộc Châu trở thành khu du lịch Quốc gia phụ tải sẽ tăng rất mạnh, ngoài ra huyện Vân Hồ được thành lập năm 2013 cũng sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng làm nhu cầu điện tăng cao.

Phụ tải huyện Mộc Châu đến năm 2020 đạt khoảng 40MW.

7- Lưới điện trung áp huyện Vân Hồ:

Là huyện được tách ra từ huyện Mộc Châu vào năm 2013.

Lưới điện trung áp huyện Vân Hồ gồm 2 cấp điện áp 35kV; 22kV được cấp điện trạm 110kV Mộc Châu công suất 2x25MVA-110/35/22kV, và thủy điện Suối Tân 1, công suất 2,5MW; Sơ Vin, công suất 2,8MW. Lưới 22kV còn được cấp điện từ trạm TG Vân Hồ công suất 2x3.200kVA-35/22kV.

Pmax của huyện Vân Hồ năm 2015 là 2MW.

Dự báo từ nay đến năm 2020 khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư thì phụ tải huyện Vân Hồ đạt khoảng 5-6MW.

8- Lưới điện trung áp huyện Yên Châu:

Toàn bộ lưới trung áp huyện Yên Châu đang vận hành ở cấp điện áp 35kV và được cấp điện từ lộ 376 Mộc Châu, nguồn dự phòng là lộ 378 Thành Phố.

Pmax của huyện năm 2015 là 5,74MW.

Dự báo đến năm 2020, Pmax huyện Yên Châu đạt khoảng 11MW.

9- Lưới điện trung áp huyện Phù Yên

Hiện tai, lưới trung áp huyện Phù Yên gồm 2 cấp điện áp: 35, 10kV. Lưới 35kV được cấp điện từ trạm 110kV Phù Yên công suất 2x16MVA-110/35/22kV và Thuỷ điện

từ TG Phù Yên công suất 2x1.800kVA-35/10kV và Trung gian 2 Phù Yên: 1x3.200kVA-35/10kV. Lưới điện 10kV Phù Yên hiện đang được cải tạo sang vận hành cấp điện áp 22kV và 35kV, đồng thời xóa các trạm trung gian Phù Yên.

Pmax của huyện năm 2015 là 12,8MW, nguồn cấp điện dự phòng là trạm 110kV Mộc Châu với khoảng cách 60km và TĐ Suối Sập 2 công suất 14,4MW.

Dự báo phụ tải huyện Phù Yên đến năm 2020 đạt: 25MW.

10- Lưới điện trung áp huyện Bắc Yên:

Toàn bộ lưới trung áp huyện Bắc Yên đang vận hành ở cấp điện áp 35kV và được cấp điện từ lộ 373 Phù Yên và được dự phòng từ lộ 378 Thành Phố và Nhà máy thủy điện Suối Sập 3, công suất 14MW.

Pmax của huyện năm 2015 là 6MW (riêng mỏ Nikel Bản Phúc sử dụng khoảng 3MW).

Dự báo đến năm 2020, phụ tải huyện Bắc Yên đạt mức 12MW.

11- Lưới điện trung áp huyện Sông Mã:

Hiện tại, huyện Sông Mã được cấp điện từ trạm 110kV Sông Mã 1x25MVA- 110/35/22kV với 2 lộ cấp điện, các nguồn điện dự phòng có: Thủy điện Nậm Mằn công suất 6MW, thủy điện Nậm Công 3 công suất 6,4MW. Dự phòng lưới điện Quốc gia là các trạm 110kV Sơn La và 110kV Thuận Châu, tuy nhiên khoảng cách đến trung tâm phụ tải rất xa, đều > 100km.

Phụ tải huyện Sông Mã năm 2015 đạt 6MW.

Dự báo đến năm 2020, phụ tải huyện Sông Mã đạt mức: 11MW.

12- Lưới điện trung áp huyện Sốp Cộp:

Hiện tại, huyện Sốp Cộp được cấp điện từ trạm 110kV Sông Mã với 01 lộ 35kV. Năm 2015, Pmax của huyện đạt 3MW.

Dự báo nhu cầu phụ tải huyện Sốp Cộp đến năm 2020 là: 6MW

Nhận xét chung:

Hệ thống điện Việt Nam nói chung và lưới điện tại các tỉnh miền núi nói riêng được xây dựng và phát triển từng bước qua các giai đoạn nên thiếu sự đồng bộ và còn bất cập. Trong đó, có nhiều đường dây 35kV cung cấp cho các trạm biến áp phân bố rải rác, trải dài trên một phạm vi lớn theo điều kiện tự nhiên và phân bố dân cư trong khu

vực, đặc điểm phụ tải có tính chất không ổn định trong ngày (24h) do chủ yếu các phụ tải điện sinh hoạt, ít phụ tải điện công nghiệp công suất nhỏ. Trong quá trình cải tạo phát triển, các đường dây 110kV và các trạm biến trung gian được xây dựng thêm làm thay đổi phân bố công suất khác so với thiết kế ban đầu. Đặc biệt, chính sách phát triển nguồn năng lượng tái tạo kết nối lưới cũng có tác động mạnh đến cấu trúc lưới và thay đổi các phương thức vận hành. Trong số đó, phải kể đến các thủy điện nhỏ công suất từ một vài MW đến vài chục MW có đặc điểm vận hành thụ động theo mùa (nguồn nước thay đổi). Từ các lý do trên đây đã làm cho cấu trúc lưới ban đầu trở nên thiếu đồng bộ, phát sinh nhiều bất cập, ví dụ:

- Cấu trúc lưới, và chủng loại, tiết diện dây dẫn một vài đoạn không còn hợp lý. - Hạn chế tính năng làm việc, bảo vệ của các thiết bị điện.

- Khó khăn trong lựa chọn phương thức vận hành lưới điện khi có các nguồn phân tán (thủy điện nhỏ, pin mặt trời, điện turbine gió,...)

- Chất lượng điện năng chưa đảm bảo do điện áp thay đổi tăng, giảm phụ thuộc vào thuỷ điện nhỏ kết nối lưới.

- Tổn thất điện năng trên lưới điện lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện 35KV điện lực mường la và thủy điện nhỏ nặm bú (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)