Chế độ vận hành 3a: Nguồn WTG đơn chiếc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện 22KV lộ 472 thành phố lạng sơn (Trang 94 - 97)

 Mục tiêu của giải pháp nguồn WTG đơn chiếc:

- Cung cấp công suất cho các phụ tải có cùng kết nối tại thứ cấp của máy biến áp, phần công suất dƣ thừa phát qua máy biến áp lên lƣới 22 kV, WTG phát công suất tác dụng phụ thuộc tốc độ gió,

- Bù công suất phản kháng theo hình thức bù phân tán. Công suất bù chỉ phụ thuộc côgn suất danh định của WTG, không phụ thuộc tốc độ gió.

Lƣu ý rằng, công suất WTG không nên chọn lớn hơn công suất MBA.  Kết quả và ý nghĩa của giải pháp nguồn WTG đơn chiếc:

- Phân bố công suất đƣợc cải thiện hợp lý hơn, giảm áp lực nguồn cung cấp, các thiết bị và đƣờng dây trục chính, nâng cao độ tin cậy lƣới điện phân phối.

- Nâng cao chất lƣơng điện áp và giảm tổn thất công suất trong lƣới điện phân phối

- Khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn năng lƣợng tái tạo tại địa phƣơng, góp phần ân ninh năng lƣợng quốc gia.

Dựa trên cơ sở phân tích WTG trong chƣơng 2, căn cứ đặc điểm cụ thể lƣới điện phân phối lộ 472. Sau đây xin đề xuất thiết lập 05 WTG đơn chiếc tại khu vực cuối đƣờng dây đoạn nhánh từ bus 413/11 đến 413/13. Các WTG có thông số chính nhƣ sau:

- Type 3 (DFIG), chế độ phát công suất Genetic. - Sđm = 225 kVA; Uđm = 0,4 kV

- Tốc độ gió cơ sở (Avg. Base speed) = 10m/s.

Hình 3. 16 Mô phỏng vị trí thiết lập các WTG đơn chiếc trên lộ 472

Hoạt động của các WTG đƣợc nghiên cứu thông qua hai trạng thái tốc độ gió sau:

Trạng thái thứ nhất:

- 05 WTG nhận tốc độ gió giống nhau 10 m/s,

- 05 WTG phát công suất phản kháng giống nhau: Q = 120 kVAr

Kết quả giải tích trạng thái vận hành thứ nhất thu đƣợc chất lƣợng điện áp khu vực nhƣ thể hiện nhƣ trên sơ đồ mô phỏng hình 3.17

Hình 3. 17 Mô phỏng chất lƣợng điện áp trạng thái thứ nhất

Trạng thái thứ hai:

- WTG D1 và WTG D2 nhận tốc độ gió 5 m/s

- WTG D3, WTG D4 và WTG D2 nhận tốc độ gió 6 m/s,

- 05 WTG phát công suất phản kháng giống nhau: Q = 120 kVAr

Kết quả giải tích trạng thái vận hành thứ hai thu đƣợc chất lƣợng điện áp khu vực nhƣ thể hiện nhƣ trên sơ đồ mô phỏng hình 3.18

Hình 3. 18 Mô phỏng chất lƣợng điện áp trạng thái thứ hai

Từ kết quả giải tích, mô phỏng cho thấy chất lƣợng điện áp đƣợc nâng lên cả phía 22 kV và phía hạ áp 0,4 kV của các MBA có kết nối WTG, điều này có ý nghĩa trực tiếp với các phụ tải của MBA, đồng thời giảm công suất truyền tải qua MBA, giảm các tổn thất trên MBA và trên lƣới chung. Khi tốc độ gió thấp, thậm trí có thể là không có gió các WTG vẫn có thể đóng vai trò nhƣ một thiết bị bù, bởi WTG đƣợc sử dụng loại „„Type 3‟‟ là loại DFIG nhƣ phân tích tại chƣơng 2. Công suất bù đƣợc điều khiển vô cấp theo công nghệ chế tạo của máy bù (Luận văn không xét đến) nên giải bù có ƣu điểm hơn so bù tụ điện tĩnh. Trên cơ sở này, trong lộ 472 có thể thiết lập một cách tƣơng tự cho nhiều WTG khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện 22KV lộ 472 thành phố lạng sơn (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)