Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giúp các địa phương hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, tham gia thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân năm 2019.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự
tỉnh, Công an tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
CHỦ TỊCH Lê Văn Hưởng Lê Văn Hưởng
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 24/CT-UBND Tiền Giang, ngày 20 tháng 12 năm 2018
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng nguồn nước, không để tái diễn tình trạng lục bình bùng phát trở lại
trên các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh
Ngày 29/6/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 185/KH- UBND về thực hiện trục vớt lục bình ở các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Theo đó, đến ngày 31/8/2018, lục bình trên các tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cơ bản được trục vớt, trục đẩy. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện trục vớt lục bình, về lâu dài cần có giải pháp quản lý chất lượng nguồn nước vì đây là nguồn dinh dưỡng, là môi trường sống của lục bình sinh sôi, phát triển.
Lục bình là một loài thực vật ngoại lai rất khó kiểm soát, có khả năng sinh sản nhanh chóng, hoa lu ̣c bình mỗi năm có thể cho đến 3.000 hạt và các hạt giống này tồn tại lên đến 20 năm. Lục bình ảnh hưởng không chỉ đến tính đa dạng sinh học mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Lục bình phát triển làm giảm tính đa dạng sinh học do sự phát triển mạnh mẽ của lục bình ngăn chặn sự phát triển các phiêu sinh vật, thực vật khác; làm suy giảm ô xy trong nước do hạn chế cơ chế trao đổi khí và gây ô nhiễm nguồn nước do lục bình chết, thối rữa. Lục bình cũng là nơi sinh sống của nhiều loài có khả năng gây bệnh như muỗi. Sự phát triển dày đặc của lục bình làm hạn chế hoạt động đi lại đường thủy và ảnh hưởng đến các hoạt động khác như: tưới tiêu, đánh bắt thủy sản,... Một trong những nguyên nhân phát triển nhanh của lục bình trên các hệ thống sông, kênh, rạch hiện nay là do tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (chăn nuôi, sử dụng phân bón quá mức trong trồng trọt), khiến lục bình phát triển quá nhanh, sinh sản nhiều hơn chết đi nên chúng trở nên dày đặc.
Sự phát triển của lục bình có quan hệ mật thiết với hàm lượng ni-tơ, phốt- pho trong nước. Vì vậy, việc kiểm soát lục bình đòi hỏi phải kiểm soát hàm lượng các chất dinh dưỡng này. Do đó, để lục bình không bùng phát trở lại, không thể chỉ giới hạn trong phạm vi của dòng sông, kênh, rạch mà còn phải quan tâm đến kiểm soát nguồn thải, quản lý chất lượng nước trên toàn bộ lưu vực. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương và các tỉnh, thành phố trong khu vực.
2
Nhằm góp phần bảo vệ môi trường, kiểm soát chất lượng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh, tránh để tái diễn tình trạng lục bình phát triển nhanh trên các hệ thống sông, kênh, rạch như thời gian qua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị: