Tiếp tục nângcao chất lượng khám chữabệnh

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt nghiệp TCCT K168 (Trang 28 - 30)

- Khoa Hồi sức tích cực luôn tạo điều kiện cho cán bộ nhânviên học tập

3.2.1. Tiếp tục nângcao chất lượng khám chữabệnh

Tiếp tục thực hiện các chỉ thị về nâng cao chất lượng dịch vụ KCB của BYT đảm bảo công tác cấp cứu, khám chữa bệnh tại Khoa, hoàn thành nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn đã đề ra. Từng bước xây dựng Khoa Hồi sức tích cực theo hướng nhanh, gọn, nâng cao chất lượng chuyên môn và tinh thần thái độ phục vụ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện qui chế bệnh viện, kịp thời xử lý vi phạm lảm ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn và uy tính của đơn vị

Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng phục vụ; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 06/2007/CT-BYT ngày 07/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, Chương trình số 527/CTr-BYT ngày 18/6/2009 của Bộ Y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế, Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 10/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc “tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế”, cải tiến quy trình khám chữa bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 về “Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện” của Bộ Y tế.

Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 19/2013/TT-BYT ngày 12/7/2013 của Bộ Y Tế về việc “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện” và “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện” ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2013 hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chuyên môn, cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh và nhân viên y tế, phù hợp với tình hình cụ thể của bệnh viện.

Triển khai thực hiện Hướng dẫn quy trình kỹ thuật các chuyên khoa do Bộ YTế ban hành. Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật chuyên môn đã có, phát huy có hiệu quả các kỹ thuật cao đã triển khai để phục vụ người bệnh, Giảm quá tải có hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép; đẩy mạnh thực hiện quy chế bệnh viện, cải cách hành chính và cải tiến quy trình khám chữa bệnh, tăng cường công tác đón tiếp hướng dẫn người bệnh,giảm thời gian chờ khám và thủ tục hành chính đối với người bệnh.

Đẩy mạnh công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh toàn diện theoThông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y Tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và Thông tư số 08/2011/TTBYTcủa Bộ Y Tế Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện.Tầm soát bệnh cũngnhư điều trị được chính xác và nhanh chóng, giúp người bệnh nhanh chóng bình phục. Duy trì và phát huy chất lượng dịch vụ khám điều trị và gia tăng sự hài lòng của bệnh nhân về thái độ phục vụ, quy trình khám chữa bệnh. Phát triển dịch vụ KCB theo yêu cầu mà bệnh viện đã xây dựng, triển khai chăm sóc người bệnh toàn diện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh toàn diện

Bên cạnh đó, bệnh viện nên mạnh dạn thực hiện ISO, ISO là hệ thống tiêu chuẩn, chuẩn mức về quản lý. Việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại bệnh viện: Thông qua chính sách chất lượng được

xây dựng chính là sự cam kết của lãnh đạo bệnh coi trọng vấn đề chất lượng, quyết tâm ngăn ngừa những hành động có thể làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh; Thông qua sổ tay chất lượng được xây dựng chính là cuốn cẩm nang về chất lượng, giúp cán bộ, nhân viên bệnh viện nhận thức, hiểu biết và thực hiện việc liên tục cải tiến để nâng cao chất lượng công việc; Thông qua các thủ tục, quy trình, hướng dẫn công

việcđược xây dựng sẽ tạo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các thành viên, cáckhoa phòng cùng thực hiện một quá trình, giúp cho mỗi thành viên hiểu được cặn kẽ công việc mình phải làm... nhờ vậy tránh được sai sót, vướng mắc, ách tắc trong công việc, phòng ngừa việc tạo ra những dịch vụ, công việc có chất lượng không phù hợp. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO sẽ giúp bệnh viện quản lý tốt hơn, có khả năng giám sát mọi giai đoạn trong quá trình baogồm các lợi ích căn bản, chất lượng dịch vụ ổn định, hạn chế được sai sót, công tác điều trị đuợc chuẩn hóa, thời gian giải quyết được đảm bảo, kiểm soát chặc chẽ hơn công tác khám chữa bệnh, xác định được lỗi nhanh hơn, nâng cao chất lượng, kiểm soát chặc chẽ tài liệu, hồ sơ của bệnh viện, tiết kiệm thời gian và chi phí hành chính. Đồng thời, hệ thống này cũng giúp nâng cao nhận thức, vai trò của nhân viên, họ trởnên có trách nhiệm và kỷ luật cao hơn; Kết quả là làm cho hệ thống dịch vụ khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao hơn, với chất lượng tốt hơn, đáp ứng mong đợi của người bệnh, củng cố niềm tin của người bệnh và với xã hội.

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt nghiệp TCCT K168 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w