năng cạnh tranh với những công ty ủng hộ sáng tạo.
Bạn cũng không thể ép cấp dưới của mình trở thành thiên tài được.
Kể từ khi phát minh ra loại hình công ty hiện đại và khao học vào đầu thế kỷ XX, người ta đã hy sinh sức sáng tạo để nhường chỗ cho lợi ích của “thành viên nhóm” .
Cũng đúng thôi. Điều này mang lại nhiều tiền bạc hơn, bảo sao người ta không làm.
Chỉ có duy nhất một vấn đề. Thành viên nhóm không giỏi lắm trong việc tạo ra giá trị của bản thân. Họ không phải là những cá thể độc lập; họ cần phải có nhóm để tồn tại.
Vì thế, hiện nay, các công ty đang tràn ngập những kẻ không có khả năng tư duy độc lập.
“Tôi không biết. Anh nghĩ thế nào?” “Tôi không biết. Anh nghĩ thế nào?” “Tôi không biết. Anh nghĩ thế nào?” “Tôi không biết. Anh nghĩ thế nào?”
“Tôi không biết. Anh nghĩ thế nào?” “Tôi không biết. Anh nghĩ thế nào?” Và chỉ thế thôi.
Tạo ra một thực thể có khả năng tồn tại về mặt kinh tế trong điều kiện thiếu thốn ý tưởng nguyên bản sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra môi trường màu mỡ cho các loài ký sinh phát triển. Và đấy chính là những gì đang diễn ra từ trước đến nay. Vì thế bây giờ chúng ta có hàng triệu trên hàng triệu những con sán người đang phát triển ở thế giới phương Tây, làm tình với các bản trình chiếu PowerPoint và phè phỡn trên sức sáng tạo của người khác.
Hệ sinh thái đó sẽ chết.
Nếu bạn là người sáng tạo, nếu bạn có thể tư duy độc lập, nếu bạn có khả năng kết nối đam mê, nếu bạn vượt qua được sợ hãi mắc sai lầm, giờ đây công ty sẽ cần bạn hơn bao giờ hết. Và bây giờ công ty bạn không thể giả vờ như không biết gì cả về tình huống này nữa.
Vậy thì hãy lau bụi cây kèn và thổi vang lên đi. Chính xác là như thế đấy.
Và nếu bạn thấy mình không quá sáng tạo thì điều đó không đúng đâu, chỉ là một hạn chế tự áp đặt mà thôi. Chỉ mình bạn mới có thể quyết định là bạn có mang điều đó theo mình suốt đời hay không mà thôi. Cuộc đời ngắn ngủi lắm.