Điệu nhạc của cuộc đờ

Một phần của tài liệu 5824-le-duoc-mat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 126 - 131)

Tôi định viết một cuốn sách nhỏ, thiết thực, về sự tái tạo không ngừng nơi bản thân chúng ta.

Trong đó, trước nhất là để tự nhủ mình, tôi sẽ viết: đừng cảm thấy quá bất lực hay sợ hãi, bởi cuộc sống không phải để ta uống như ly nước đang cạn dần, mà như ly nước uống mãi chẳng vơi.

Chỉ cần có đầu óc sáng suốt, ta có thể nhìn xung quanh và vào bên trong mình, để tìm ra quãng lặng giữa dòng đời bon chen, giữa hẹn hò, mua sắm, tivi, máy tính, ăn uống, cà phê, bia rượu, tình

dục không tình yêu, giữa bất mãn, thù hận, than vãn, ngập ngừng và cam chịu.

Suy nghĩ về bản thân là xuyên thấu cái nông cạn.

Nhưng nếu nép mình vào một góc và che mặt lại, ta sẽ không nghe được tiếng gió xào xạc qua rừng cây cuộc đời – điều tôi vẫn mong muốn lĩnh hội, dù chỉ một ngày, có lẽ là ngày cuối đời. Ta cũng không biết liệu đĩa cân của những thứ chắc chắn sẽ mất đi có nặng hơn đĩa cân của những gì ta có thể đạt được hay không.

***

Ta là khách trọ của một thứ vĩ mô gấp bội với những bí mật bé nhỏ của riêng ta: vòng luân hồi. Trong quá trình chuyển động đó, mọi tai ương và cái đẹp đều có ý nghĩa, như các giai đoạn khác nhau trong một quy trình.

Chúng ta là một phần trong đó, như cây cối trong rừng. Có cây bị đốn ngã giữa lúc đẹp đẽ và mạnh mẽ nhất; cây khác chẳng thể lớn lên, để rồi lụi tàn; một cây khác nữa đã sống rất lâu năm, thân cong vẹo, khát khao được về với cát bụi – nhưng vẫn giữ được phẩm giá và vẻ đẹp trong hoàn cảnh của mình.

Trong những trang sách trước, tôi đã nói đến việc thời gian qua đi, đem theo tất cả và trả về tất cả, như dòng thủy triều - nhưng nó chỉ nhấn chìm ta đến mức nào ta cho phép. Tôi đã nói đến chủ đề thời gian đáng lẽ để ta sinh sôi nảy nở, nhưng lại bị ta xem là hiểm họa và khổ đau – dòng thời gian mà chúng ta phải thuần phục để tránh bị hủy diệt.

Tôi đã nói đến những điều được và mất, mà định nghĩa của chúng thay đổi tùy theo cách nhìn và tiềm năng mỗi người.

Tôi mạo muội tuyên bố rằng tôi cần đi tìm một giọng văn cho phép tôi đối thoại với độc giả, như con người ai cũng tìm kiếm một điệu nhạc mà mình muốn – hay có thể – sống theo.

Âm điệu ấy có khi không phải của riêng ta, mà là một âm điệu giả, lạc phách, bởi quá nông cạn. Lại có giai điệu vui tai vì đã sinh ra từ trong tâm hồn, từ ngọn nguồn khát vọng của ta, từ bản chất, từ toàn bộ khả năng của con người ta.

Có những người chẳng bao giờ tìm được khúc nhạc đó.

Có những người không theo kịp nhịp điệu đời mình, vì họ không nghe thấy hay không hiểu được, bởi còn bận che đậy những thứ đã rõ ràng. Người khác lại khám phá ra giai điệu nọ, rồi lả lướt cùng nó: nhanh, êm dịu, nồng nàn, nghiêm trang, bi thảm, chậm rãi và nhanh trở lại. Những người như vậy không nhảy múa cùng con bù nhìn của định kiến và ảo ảnh, mà đang khiêu vũ với tình yêu của họ - cuộc sống.

Ta dễ nghe thấy điệu nhạc vui tươi ở tuổi bốn mươi hơn là ở tuổi hai mươi, và đến sáu mươi lại càng dễ hơn. Tôi hình dung, khi tám mươi, ta sẽ có đủ sự tĩnh lặng và không gian nội tâm để âm điệu ấy ổn định, lắng dịu và hát lên.

Tôi quay lại với điểm khởi đầu của cuốn sách, như tôi vẫn thích làm: Thế giới không tồn tại nếu không có nhận thức của con

người. Nhận thức ấy nhào nặn vũ trụ thành hình hài. Tư duy của ta đưa thế giới vào trật tự.

***

Sống, có lẽ cũng như chết, là kiến tạo lại bản thân trong mỗi phút giây.

Có vô vàn lối sống phản chiếu trong chiếc gương cuộc đời. Có những hình ảnh chỉ là ảo ảnh: những cù lao kết từ bèo bọt, mà ta sẽ chìm nghỉm khi bước chân lên. Cái khác lại treo hờ hững trên cành cây cao chót vót, quá tầm với của niềm hy vọng khiêm nhường trong ta. Những cái còn lại vẫn tỏa sáng, nhưng người ta không mấy chú ý – hay không tin tưởng vào chúng.

Ta có cuộc đời, không chỉ để chịu đựng hay để sống, mà là để làm cho nó ngày một đẹp hơn. Để lập trình lại, chẳng chóng thì chầy. Để

hoàn thiện bằng cả lương tâm. Ta không cần tạo kỳ tích.

Nhưng ít nhất là phải tung cánh bay cao. ***

Tôi kết thúc quyển sách và tắt máy tính. Tôi biết dẫu nhà văn có tốn bao nhiêu giấy mực, nhạc sĩ có viết bao nhiêu lời hát, họa sĩ, nhà điêu khắc có tạo nên bao nhiêu hình dạng, màu sắc và ánh sáng – dù cho nghệ thuật có ví von và lột tả mâu thuẫn trong hồn người, dẫu nó có nhảy múa trước mặt ta và hát lên tiếng lòng ta đến giờ phút tỉnh táo cuối cùng - thì tinh hoa của cuộc sống vẫn chẳng có tên tuổi hay hình thù: nó là khám phá và e sợ, là thiên đường hay địa ngục của mỗi con người.

Mục Lục

Lời giới thiệu 1 - Lời mời gọi

2 - Những gì tôi thấy trong gương 3 - Thuần phục để không bị hủy diệt

4 - Mất mát, nhưng không đánh mất chính mình 5 - Thời gian sống

Ngay từ khi lên sáu, tôi đã đam mê phác họa hình dáng mọi thứ. Trước tuổi năm mươi, tôi đã có vô số thiết kế. Nhưng tất cả những gì tôi làm được trước tuổi bảy mươi đều không đáng nói đến. Mãi năm bảy ba tuổi, tôi mới bắt đầu có khái niệm về cấu trúc thật sự của thiên nhiên, cây cỏ, động vật, chim muông, cá và côn trùng. Vậy đến khi tám mươi tuổi, tôi sẽ tiến bộ hơn một chút; đến năm chín mươi tuổi thì có thể nói rằng tôi đã lĩnh hội được điều huyền bí của vạn vật; ở tuổi một trăm chắc hẳn tôi đã đạt đến trình độ phi thường, và khi tròn trăm mười tuổi, mọi thứ tôi vẽ ra, dù là một chấm nhỏ hay một nét vạch, tất thảy đều mang trong mình sự sống.

Một phần của tài liệu 5824-le-duoc-mat-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)