II. Một số giải pháp hạn chế rủi ro với các nhà xuất nhập khẩu
1. Giải pháp chung đối với cả hai bên
- Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng, bao gồm năng lực tài chính, tiểu sử hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu
- Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác. - Nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng (Penalty), trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ.
- Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
Ngoài ra, trong hoạt động thanh toán quốc tế cung thường xảy ra tranh chấp liên quan đến pháp lý. Để khắc phục, hạn chế những rủi ro pháp lý, các nhà xuất nhập khẩu cần:
Thứ nhất, phải tự nâng cao nhận thức của mình về pháp luật thương mại
quốc tế; chủ động tìm hiểu về những quy định pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu tại các thị trường lớn để đưa ra cho mình những đối sách hợp lý.
Thứ hai, có kế hoạch, phòng chống rủi ro pháp lý bằng các xây dựng pháp
chế doanh nghiệp chuyên nghiệp với những nhân viên đủ năng lực, trình độ để ký kết hợp đồng giao thương với nước ngoài.
Thứ ba, tạo thói quen sử dụng tư vấn của luật sư, chuyên gia pháp lý trong
hoạt động thương mại quốc tế.
Thứ tư, kiểm tra xác minh tư cách pháp lý và năng lực tài chính của đối tác
nước ngoài trước khi chính thức ký hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc khi thiết lập các quan hệ hợp tác khác với đối tác nước ngoài.
Thứ năm, riêng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, doanh nghiệp xuất nhập
khẩu nên sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng lớn trong nước để thực hiện phương thức thanh toán với nước ngoài.
Trên cơ sở đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên lựa chọn một phương thức thanh toán quốc tế để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Tuy nhiên cũng cần có một vài phương thức thanh toán dự phòng trong trường hợp không thỏa thuận được với đối tác phương thức tối ưu có lợi cho mình.