TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HỘI AN

Một phần của tài liệu quản trị kinh doanh du lịch (Trang 123 - 125)

- Khách lưu trú ở Hội An Khách lưu trú ở Hội An đạt hơn 1,7 triệu

TỔNG QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HỘI AN

VÀ THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH HỘI AN I. Sự hoàn thiện về định hướng phát triển du lịch Hội An:

Sau ngày quê hương được giải phóng năm 1975, Hội An không còn giữ vai trò của một thị xã tỉnh lỵ. Đô thị- thương cảng sầm uất vang bóng một thời được ví như một “thành phố dưỡng già”. Năm 1985, Khu phố cổ Hội An chính thức được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa quốc gia. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ IX (1986) lần đầu tiên đề cập đến vấn đề: “Xây dựng quy chế và triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và trùng tu khu phố cổ gắn với tổ chức mạng lưới phục vụ khách tham quan, du lịch, tạo nguồn thu bổ sung ngân sách”. Để gắn công tác bảo tồn và phát huy giá trị Khu phố cổ với định hướng phát triển các hoạt động dịch vụ- du lịch, Ban Thường vụ Thị ủy quyết định thành lập Ban quản lý di tích và dịch vụ du lịch Hội An. Tuy nhiên, lúc này cơ sở vật chất ban đầu của du lịch Hội An hầu như chưa có gì ngoài vài phòng trọ đơn sơ tại nhà số 92- Trần Phú và Cửa hàng ăn uống giải khát tại số 5- Hoàng Diệu.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ X (1988) đề ra chủ trương: “Hình thành tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy được thế mạnh khu phố cổ để thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ”. Cuối năm 1991, Đại hội Đảng bộ thị xã

nơi ăn, ở, nghỉ ngơi, giải trí, kể cả nghỉ mát, tắm biển để phát huy có hiệu quả hơn quần thể di tích đô thị cổ và bãi tắm Cửa Đại. Ban Thường vụ Thị ủy quyết định tách hoạt động kinh doanh dịch vụ- du lịch khỏi Ban Quản lý di tích để sát nhập vào Công ty Dịch vụ ăn uống thành lập Công ty Du lịch– Dịch vụ Hội An. Khách sạn mi ni 8 phòng 17 giường và một nhà hàng được đầu tư xây dựng và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 15/8/1991. Đây được xem như là một dấu mốc khai sinh cho “ngành công nghiệp không khói” hoàn toàn mới lạ ở Hội An. Đến đầu năm 1993, Khách sạn Hội An được xây dựng tương đối khang trang gồm 34 phòng 90 giường và 3 nhà hàng trên 400 chỗ ngồi.

Ngày 31/5/1993, HĐND thị xã ra Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển du lịch và dịch vụ trên địa bàn Hội An giai đoạn 1993- 1995 và 1996- 2000”. Trong đó xác định:

“Phát triển du lịch phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội, tạo được nguồn thu tại chỗ ngày càng nhiều thông qua việc tổ chức thật tốt các dịch vụ phục vụ khách; mở ra thị trừng tiêu thụ cho các ngành sản xuất- kinh doanh của thị xã và các vùng lân cận; thúc đẩy sự khôi phục và phát triển các ngành thủ công mỹ nghệ; giải quyết nhiều lao động có việc làm”, “Phát triển du lịch dịch vụ phải trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử- văn hóa Hội An; bảo vệ cho được môi trường xã hội, môi trường tự nhiên và bảo đảm giữ vững an ninh trật tự xã hội”. Quy hoạch phát triển du lịch tại khu trung tâm phố cổ, khu vực ngoại ô (chú trọng bãi tắm Cửa Đại), đặc biệt là Cù Lao Chàm và vươn ra tổ chức du lịch đến các vùng khác trong và ngoài tỉnh; đồng thời xác định nguồn và phương thức khai thác thị trường du khách trong và ngoài nước, mở ra hoạt động trao đổi ngoại tệ thuận lợi. Đối với các sản phẩm và loại hình dịch vụ lưu trú, bên cạnh khách sạn quốc doanh, từng bước mở ra nhà khách, phòng trọ trong dân; có loại xây hiện đại, có loại theo phong cách dân tộc, có loại kết hợp vừa hiện đại vừa dân tộc; được bố trí ở khu trung tâm và ở vùng ngoại ô gần gũi với thiên nhiên. Đối với các dịch vụ ăn uống, vận chuyển, mua sắm, giải trí… nghiên cứu phát triển các sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách nhưng chú trọng phát huy tiềm năng và bản sắc đặc trưng của địa phương. Nghị quyết nhấn mạnh “Hội An ta hoàn toàn có khả năng may quần áo, đóng giày dép…, vấn đề là phải nhạy bén nắm bắt những kiểu dáng thời trang phù hợp thị hiếu của du khách”, “Chúng ta phải giữ cho thị xã một không gian yên tĩnh cần thiết nhưng không buồn tẻ. Cho phép khai thác lại những lễ hội dân tộc độc đáo trên cơ sở nghiên cứu chọn lọc kỹ, tiến tới tổ chức những ngày hội văn hóa các dân tộc ở thị xã để thu hút khách”.

Tháng 12/1995, UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An đến năm 2010”, nhấn mạnh phải đặt du lịch Hội An trong mối quan hệ mật thiết liên vùng Hội An- Đà Nẵng- Huế và khu vực phía Nam; xây dựng du lịch Hội An thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã. Đây là lúc du lịch Hội An có những chuyến biến mạnh mẽ và bắt đầu thời kỳ tăng tốc, trở thành ngành kinh doanh có tiềm năng to lớn, được các thành phần kinh tế tập trung đầu tư. Tính đến năm 1995, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong toàn thị xã đã đầu tư trên 20 tỉ đồng xây dựng 13 khách sạn, với tổng số 320 phòng và 650 giường trọ. Tổng khách du lịch đến Hội An năm 1995 lên đến 91.000 lượt, trong đó có 38.600 lượt khách lưu trú (94,8% là khách quốc tế); tổng doanh thu từ các dịch vụ lưu trú đạt 800.000 USD.

Hội An lần thứ XVI (2010) đã đề ra phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng Hội An phát triển bền vững theo định hướng Thành phố sinh thái - văn hóa- du lịch.

Một phần của tài liệu quản trị kinh doanh du lịch (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w