Hoàn thiện công tác thiết lập mục tiêu

Một phần của tài liệu quản trị kinh doanh du lịch (Trang 99 - 101)

- Khách lưu trú ở Hội An Khách lưu trú ở Hội An đạt hơn 1,7 triệu

3.2.2. Hoàn thiện công tác thiết lập mục tiêu

3.2.2.1 Tăng cường thu hút khách du lịch nội địa thích ứng với quá trình đa dạng hóa thị trường.

Chú trọng khai thác thị trường du lịch trong nước, trong đó ưu tiên thu hút số người có thu nhập khá và có nhu cầu du lịch ngày càng tăng nhanh, mang đến nguồn thu ổn định, bền vững là hướng tập trung hiện nay của ngành du lịch. Trước mắt lấy du lịch nội địa làm mũi nhọn và lâu dài vẫn xem du lịch nội địa là thị trường có vai trò quan trọng.

Các chương trình kích cầu nội địa không chỉ nhắm tới đối tượng là người Việt Nam mà cả những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Đa dạng hóa các thị trường khách du lich nội địa như khách du lịch theo đoàn, khách du lịch tự đi, khách nghỉ dưỡng theo gia đình, khách du lịch theo mùa, khách du lịch MICE, du lịch kết hợp tổ chức đám cưới, lễ kỷ niệm và tuần trăng mật, khách ưa thích nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn biển, vui chơi giải trí, khách từ các tỉnh, thành phố lân cận đi nghỉ cuối tuần…. Mặt khác, chú trọng xu hướng du lịch tại chỗ (staycation) đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Tích cực triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa gồm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”; chương trình liên kết kích cầu du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

3.2.2.2 Đón đầu thị trường khách du lịch quốc tế có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày, trải nghiệm văn hóa và thiên nhiên.

Phục hồi thị trường khách truyền thống châu Âu, Bắc Mỹ, Úc trên cơ sở xây dựng những sản phẩm có hàm lượng văn hóa bản địa cao, sự trong

lành của môi trường thiên nhiên và phục vụ xu hướng sống xanh, sống chậm, bền vững. Tập trung các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Củng cố theo hướng nâng cao hiệu quả và giá trị các thị trường khách du lịch quốc tế Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan). Thu hút phân khúc khách cao cấp đến từ Trung Quốc; tăng số lượng khách du lịch Hàn Quốc quay lại thông qua những giá trị về ẩm thực, du lịch nghỉ dưỡng biển, chăm sóc sắc đẹp bằng thảo mộc, rong biển và mua sắm hàng lưu niệm đặc trưng địa phương. Tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản thông qua những giá trị văn hóa truyền thống của Hội An, tình hữu nghị Hội An – Nhật Bản. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường khách du lịch quốc tế, hướng tới thị trường các nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia... theo các loại hình du lịch đô thị, du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch văn hóa. Tiếp cận và mở rộng thị trường Ấn Độ gắn với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, sản phẩm du lịch bổ trợ như vui chơi giải trí, mua sắm và tham quan trải nghiệm thông qua đẩy mạnh phát triển cơ sở lưu trú, nhà hàng, món ăn phục vụ nhóm khách theo đạo Hindu.

3.2.2.3. Kết nối thị trường với sản phẩm thông qua định vị điểm đến

Thành phố Hội An cần thực hiện kết nối thị trường với sản phẩm thông qua định vị điểm đến, đặc biệt là các sản phẩm mang tính chất truyền thống, địa phương, vùng miền và dựa vào điều kiện tự nhiên, địa lý để đưa ra từng loại sản phẩm du lịch mới lạ thu hút du khách trong và ngoài nước. Cụ thể là:

- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ tham quan, giải trí. Dịch vụ tham

quan, giải trí của thành phố Hội An chủ yếu tập trung vào khu vực phố cổ và các vùng lân cận như Làng gốm Thành Hà, Làng mộc Kim Bồng, Bãi biển An Bàng, Khu chợ Đêm, Ký ức Hội An, Biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, đi thuyền trên sông Hoài…; Mở rộng không gian phố dành cho người đi bộ và

xe không động cơ tại tuyến đường Phan Châu Trinh.

- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ lưu trú, ăn uống. Thành phố có

thể cân nhắc để phát triển một số loại hình du lịch mới sau đây: (1) Loại hình lưu trú giá rẻ dạng nhà trọ (hostel); (2) Khu du lịch trải nghiệm nông thôn (farmstay); (3) Mô hình glaming. Glamping là từ ghép lại từ ‘glamorous’ (sang trọng) và ‘camping’ (cắm trại) và được dùng để chỉ một loại hình du lịch trải nghiệm sang trọng.

- Kết nối thông qua phát triển dịch vụ mua sắm. Tại các quốc gia phát

triển, du lịch và mua sắm là mối quan hệ hai chiều. Mua sắm kích cầu du lịch và du lịch tao điều kiện cho mua sắm tăng trưởng. Do đó, thành phố Hội An cần đầu tư xây dựng nhiều khu mua sắm lớn, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cụ thể như hình thành các khu mua sắm “hàng hiệu”; Tổ chức các khu chợ đêm chuyên doanh,…

- Kết nối thông qua phát triển loại hình du lịch sinh thái. Như đa dạng

hóa mô hình du lịch nông nghiệp; Đa dạng sản phẩm du lịch tại Cù Lao Chàm; Đánh thức Rừng dừa 7 mẫu,…

Một phần của tài liệu quản trị kinh doanh du lịch (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w