Sinh khối tươi: mẫu được thu và cân ngay bằng cân đồng hồ để xác định khối lượng ban đầu, cân sinh khối tươi có độ chính xác 0,1 mg.
Sinh khối khô: thu mẫu ngẫu nhiên 5 cây/khung sau đó được chia nhỏ và bảo quản trong túi giấy mang về phòng thí nghiệm. Sinh khối khô được xác định bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ 105oC cho đến khi khối lượng không đổi.
e. Chỉ số thu hoạch (HI – harvest index)
Chỉ số thu hoạch giúp xác định năng suất khi thu hoạch và lượng chất xanh trên đồng ruộng lúa mùa nổi. Do đó, nó có thể được sử dụng làm tiêu chí lựa chọn năng suất của cây trồng và đánh giá sinh khối (rơm rạ) (Peng, 1999).
HI (%) = 𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡
𝑁ă𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 + 𝑆𝑖𝑛ℎ 𝑘ℎố𝑖 × 100 (3.4)
3.2.3.3. Phương pháp xác định sự tương quan giữa sinh khối cây lúa mùa nổi và các yếu tố môi trường nổi và các yếu tố môi trường
Để tìm hiểu về mối liên hệ giữa sinh khối (y) và điều kiện môi trường (x: nhiệt độ, số giờ nắng, bức xạ, mực nước) thep phương trình y = ax. Hàm tương quan được xây dựng theo phương pháp hệ số tương quan Pearson (lấy tên của nhà thống kê học Karl Pearson) (Nguyễn Văn Tuấn, 2020). Một phương pháp định lượng hóa mối tương quan là ước tính hệ số tương quan. Pearson lý giải rằng để đo lường mối tương quan, cần phải xác định một chỉ số là covariance (hiệp phương sai). Phương sai được tính từ bình phương của biến số với hiệu
1 4
2
3
chỉnh cho giá trị trung bình, còn hiệp phương sai được tích từ tích số giữa 2 biến số. Cụ thể hơn, gọi x và y là 2 biến liên tục tuân theo luật phân bố Bình thường; gọi 𝑥̅ và 𝑦̅ là giá trị trung bình của x và y tính từ n cá thể, chúng ta có thể tính phương sai của x và y như sau:
𝑠𝑥2 = ∑ (𝑥𝑖− 𝑥̅)2 𝑛−1 𝑛 𝑖=1 (3.5) và 𝑠𝑦2 = ∑ (𝑦𝑖− 𝑦̅)2 𝑛−1 𝑛 𝑖=1 (3.6)
Hiệp phương sai được định nghĩa là tích số của x và y sau khi hiệu chỉnh cho giá trị trung bình. Thế nhưng hiệp phương sai phụ thuộc vào đơn vị đo lường của x và y. Do đó, một cách chuẩn hóa hiệp phương sai là tính hệ số tương quan r:
r = 𝑐𝑜𝑣
√𝑠𝑥2 .𝑠𝑦2
= 𝑐𝑜𝑣
𝑠𝑥.𝑠𝑦 (3.7)
Như thấy trên, hệ số tương quan r là hiệp phương sai chuẩn hóa, đơn vị chuẩn hóa chính là tích số của độ lệch chuẩn của x và độ lệch chuẩn của y. Hệ số tương quan r có giá trị dao động từ -1 đến +1. Ý nghĩa của r như sau:
Khi r = 0, x và y hoàn toàn độc lập nhau;
Khi r < 0, mối tương quan giữa x và y là nghịch đảo; Khi r > 0, x và y có mối tương quan thuận;
Giá trị của r càng gần |1| thì mối tương quan càng chặt chẽ.
Lưu ý:
• Hệ số tương quan pearson (r) chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi mức ý nghĩa (p-value) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%.
• Nếu r nằm trong khoảng từ 0,5 < |r| ≤ 1, thì nó được cho là tương quan mạnh.
• Nếu r nằm trong khoảng từ 0,3 < |r| ≤ 0,5, thì nó được gọi là tương quan trung bình.
• Nếu r nằm trong khoảng 0 < |r| ≤ 0,3, thì nó được gọi là một mối tương quan yếu.
Từ đó, qua sử dụng ngôn ngữ lập trình R để phân tích mối tương quan giữa sinh khối và điều kiện môi trường bằng hàm cor.test(x, y) và hàm lm(x, y) trong đó y là sinh khối LMN và x là điều kiện môi trường (R core Team, 2013).
Tiếp theo kiểm định và lựa chọn được các hàm có ý nghĩa tương quan với sự thay đổi sinh khối cây LMN.
3.3. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Phương tiện thí nghiệm: Khung nhựa (0,5 × 0,5) m2 để thu mẫu, thước cuộn để đo chiều cao và mực nước và cân đồng hồ 5kg để cân sinh khối tươi.
Dụng cụ và thiết bị phân tích mẫu: Cân điện tử để cân sinh khối khô, cân điện tử micropocket để cân trọng lượng 1000 hạt, tủ sấy để sấy sinh khối và máy đo ẩm độ Kett để đo ẩm độ.
Phần mềm xử lý số liệu: Excel và ngôn ngữ lập trình R.
3.4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Số liệu thời tiết, môi trường, số liệu trên cây LMN sau khi thu thập, đo đạc được nhập, tính trung bình độ lệch chuẩn, sai số chuẩn, hệ số biến động, vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel.
Phân tích các số liệu sinh khối, điều kiện môi trường và thống kê dưới dạng bảng để làm dữ liệu đầu vào xây dựng hàm tương quan bằng ngôn ngữ lập trình R.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất thực tế và sự biến đổi sinh khối của giống lúa mùa nổi Nàng Tây Đùm theo các giai đoạn và biến đổi sinh khối của giống lúa mùa nổi Nàng Tây Đùm theo các giai đoạn và khi thu hoạch
4.1.1. Đặc tính nông học của cây lúa mùa nổi Nàng Tây Đùm
4.1.1.1 Chiều cao cây
Kết quả đo đạc cho thấy chiều cao cây LMN tăng dần theo cácgiai đoạn sinh trưởng (Hình 5, Phụ lục 3a). Chiều cao trung bình của cây LMN vào tháng sinh trưởng đầu tiên là 33,4 cm, chiều cao ổn định ở giai đoạn 90 ngày sau khi sạ, chiều cao vào thời điểm thu hoạch là 182 cm. Chiều cao cây ở thí nghiệm này tương đối thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thanh Phong và Lê Hữu Phước (2015). Theo Lê Thanh Phong và Lê Hữu Phước (2015) chiều cao cây lúa mùa nổi trong vụ mùa lũ tại huyện Tri Tôn năm 2015 dao động từ 230 - 260 cm. Nguyên nhân là do vào năm 2020, lũ về muộn ở giai đoạn đầu vụ (tháng 8 đến đầu tháng 10) và lũ thấp ở giai đoạn sau (12 tháng 10 đến 24 tháng 11) dẫn đến chiều cao thấp. Vì theo Đặng Kim Sơn và Nguyễn Minh Châu (1987), chiều cao cây lúa mùa nổi phụ thuộc vào mực nước ngập trên ruộng, lúa mùa nổi có lóng vươn dài là do cây lúa phóng thích hai hormon sinh trưởng là ethylen và gibberellin trong quá trình ngập nước.
Hình 5: Chiều cao trung bình của cây lúa mùa nổi theo giai đoạn sinh trưởng vụ lúa năm 2020 0 40 80 120 160 200 30 60 90 120 C hiều c ao (c m)
4.1.1.2 Số chồi
Theo kết quả ghi nhận số chồi lúa trên mỗi mét vuông tăng dần từ khi gieo sạ cho đến 90 ngày (Hình 6), trung bình của giai đoạn cao nhất là giai đoạn 90 ngày (Phụ lục 3b) đạt 72 chồi/m2, sau đó giảm dần ở giai đoạn cuối do sau thời gian nước lũ nhấn chìm. Đặc tính này phù hợp với tổng hợp của Đặng Kim Sơn và Nguyễn Minh Châu (1987), trong quá trình ngập sâu nước sẽ nhấn chìm các chồi phát sinh sau nên các chồi vượt chậm.