KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DU LỊCH HỘI AN 1 Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển sản phẩm du lịch tp hội an (Trang 125 - 127)

1. Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch:

Quá trình triển khai các nhiệm vụ đầu tư và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hội An có nhiều điều kiện thuận lợi dựa trên nền tảng các chủ trương, quy hoạch, chính sách của Trung ương và Tỉnh. Trong đó, đáng kể nhất là Nghị quyết số 105/2008/NQ-HĐND ngày 29/4/2008 của HĐND tỉnh Quảng Nam về “Phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020”, Quyết định số 3902/QĐ-UBND ngày 26/11/2010 UBND tỉnh Quảng Nam“Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hội An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch….

Thành phố đã có những nỗ lực kết nối các loại hình du lịch phát triển đa dạng và năng động trên cơ sở phát huy tài nguyên văn hóa và giá trị nhân văn, kết hợp khai thác hợp lý tài nguyên sinh thái và tận dụng các lợi thế, cơ hội. Các quy hoach, đề án, kế hoạch được lập và triển khai thực hiện có hiệu quả như: Kế hoạch triển khai quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn thành phố đến năm 2020, Đề án phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017- 2020, Kế hoạch phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố; Đề án Xây dựng Làng quê- Làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim, Quy hoạch mở rộng bãi tắm An Bàng, Quy hoạch Khu thể thao tập trung trên biển; Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật để phát triển tuyến tham quan đường sông, Kế hoạch phát triển du lịch Cẩm Thanh, Phương án mở rộng tuyến tham quan rừng dừa Bảy Mẫu và tham quan nội vùng Cẩm Thanh, Kế hoạch phát triển du lịch- dịch vụ Cẩm An, Thanh Nam Đông và Thanh Nam Tây- Cẩm Nam, Kế hoạch phát triển du lịch – dịch vụ tại làng An Mỹ (Cẩm Châu), Phương án phát triển du lịch cộng đồng tại làng rau trà Quế (Cẩm Hà), Phương án khôi phục và phát triển du lịch tại làng mộc Kim Bồng (Cẩm Kim), Phương án mở rộng tuyến tham quan nội vùng và liên vùng xã Cẩm Kim…

Các chương trình phát triển du lịch, nhất là đối với các khu vực vùng ven, làng quê, biển, hải đảo có nhiều khởi sắc mới. Hoạt động tham quan du lịch tại Khu phố cổ, Cù Lao Chàm, Khu rừng dừa Cẩm Thanh, Làng gốm Thanh Hà có bước tăng trưởng cao. Du lịch tại các làng quê, làng nghề ngày càng phát triển, thu hút cộng đồng dân cư tham gia. Các hoạt động văn hóa, lễ hội nghề truyền thống đã được khôi phục như Lễ Cầu bông, giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng, giỗ tổ nghề gốm tại Nam Diêu, cúng tổ nghề Yến tại Bãi Hương, giỗ tổ nghề may, Hội bắp nếp Cẩm Nam, lễ hội cầu ngư, Hội quật cảnh Cẩm Hà... Các doanh nghiệp lữ hành đã chú trọng vào khai thác du lịch làng nghề, quảng bá rộng rãi và đưa tour làng nghề vào chương trình du lịch chính. Các làng nghề đã tạo được thương hiệu riêng và cùng với các sản phẩm du lịch văn hóa của thành phố tạo nên sự đa dạng của sản phẩm du lịch địa phương.

Trong những năm qua, thành phố từng bước đầu tư hạ tầng du lịch như quy hoạch các bãi đỗ xe du lịch, hệ thống cầu tàu, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng, tu sửa các tuyến đường, khơi thông nạo vét Sông Hoài và hệ thống luồng lạch… Cơ sở vật chất ngành du lịch ngày càng cải thiện về số lượng và chất lượng. Tính đến ngày 31/12/2020, toàn

phục vụ khách du lịch tuyến Hội An - Cù Lao Chàm. Ngoài ra, có 65 thuyền máy du lịch phục vụ khách du ngoạn trên các tuyến đường thủy nội địa và 1.500 thúng chai tham gia phục vụ khách tham quan Rừng Dừa Bảy Mẫu tại xã Cẩm Thanh, hơn 300 ghe bơi phục vụ khách du ngoạn trên Sông Hoài.

2. Tập trung khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng, đảm bảo môi trườngdu lịch: du lịch:

Bên cạnh củng cố, phát triển các sản phẩm du lịch trong khu phố cổ như phố đi bộ, phố không có tiếng động cơ, đêm phố cổ, biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, bài chòi, không gian văn hóa Nhật Bản…, việc tập trung hoàn thiện các điểm đến mang đặc trưng sinh thái, làng quê làng nghề tạo nên nét riêng có của du lịch Hội An. Một số tuyến điểm du lịch được đưa vào khai thác tại Cẩm Thanh, tour xe đạp, tour sông nước, khám phá rừng dừa Bảy Mẫu, vườn rau hữu cơ Thanh Đông, điểm du lịch An Mỹ, tour tham quan di tích, lặn biển, câu cá, đi bộ dưới đáy biển, sản phẩm Đêm Cù Lao. Các sản phẩm du lịch mới như: Múa rối nước, công viên Đất Nung Thanh Hà, chương trình nghệ thuật tại công viên Đồng Hiệp, Công viên Ấn tượng Hội An và chương trình nghệ thuật thực cảnh Ký ức Hội An, chợ đêm Hội An, lễ hội Ẩm thực quốc tế, Festival Tơ lụa quốc tế, Chợ quê Hội An... Các ngành dịch vụ hỗ trợ du lịch, dịch vụ tiêu dùng phát triển nhanh, phong phú về loại hình, nhất là dịch vụ lưu trú, vận tải, lữ hành, đại lý du lịch, nhà hàng, mua sắm và chăm sóc sức khỏe… Hình thức cung cấp dịch vụ chuyển dần theo hướng chuyên nghiệp, gia tăng giá trị; nguồn nhân lực có sự cải thiện đáng kể về số lượng lẫn chất lượng.

Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 19 của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch đạt được nhiều kết quả. Trong đó tập trung các biện pháp tạo môi trường du lịch lành mạnh, kiên quyết đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, cò mồi, ăn xin, chèo kéo du khách; sắp xếp cảnh quan đô thị, an toàn giao thông, trật tự kinh doanh, xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan, khu du lịch, cơ sở kinh doanh. Ban hành Quy chế quản lý khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Quy chế quản lý, phát triển du lịch tại khu DTSQTG Cù Lao Chàm, Quy chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu phố cổ và các vùng phụ cận, Quy chế quản lý hoạt động tham quan tại các làng nghề, Quy chế quản lý, sử dụng, bảo tồn các di tích trong khu phố cổ.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giao tiếp ứng xử văn minh luôn được chú trọng thông qua việc tổ chức triển khai các biện pháp, phát động phong trào Nếp sống văn hóa- văn minh, ứng xử thân thiện với du khách, phong trào “Mỗi người dân là một bạn đường du lịch”, “Nụ cười thân thiện”, “Hội An- Nhân tình thuần hậu”, chương trình vận động cơ sở kinh doanh cho du khách sử dụng nhà vệ sinh tại cơ sở “Thoải mái như ở nhà”, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phong trào chung tay cải thiện môi trường tại nơi công cộng, giữ vệ sinh chung,… Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật, nâng cao kiến thức văn hóa, lịch sử địa phương và giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch cho các chủ hộ kinh doanh, người trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch trong các cửa hàng, cửa hiệu, xích lô, xe thồ, ghe bơi du lịch, buôn bán hàng rong...

An liên tục được bình chọn và đạt được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Trong đó, đáng kể nhất là Tạp chí du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới Travel + Leisure bình chọn Hội An đứng đầu trong 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới; đồng thời lần đầu tiên hình ảnh Chùa Cầu được Google vinh danh trên trang chủ (ngày 16/7/2019). Sự kiện đặc biệt quan trọng là ngày 12/10/2019, thành phố Hội An được trao giải thưởng “Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á 2019” của Ban tổ chức giải thưởng du lịch thế giới lần thứ 26 - World Travel Awards (WTA).

4. Các chỉ số tăng trưởng của ngành du lịch giai đoạn 2015-2020:

Ngành kinh tế du lịch tăng trưởng đã góp phần đưa nhóm ngành DV-DL-TM tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Nhìn chung, du lịch Hội An từ 2019 về trước phát triển khá ổn định, kinh tế du lịch tăng trưởng khá và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương (chiếm tỷ trọng 72% tổng giá trị sản xuất).

- Tổng lượt khách đến Hội An: 22.439.384 lượt, tốc độ phát triển bình quân tăng20,7%; tăng gấp 2,65 lần so với nhiệm kỳ 2011-2015 20,7%; tăng gấp 2,65 lần so với nhiệm kỳ 2011-2015

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phát triển sản phẩm du lịch tp hội an (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w