Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 43 - 51)

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ %

< 45 tuổi 11 26,2

45 – 60 tuổi 22 52,4

> 60 tuổi 9 21,4

Tổng số 42 100

Nhận xét: Nhóm tuổi từ 45 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 22 BN (52,4%), nhóm dưới 45 tuổi có 11 BN (26,2%), nhóm trên 60 tuổi có 9 BN (21,4%), trong đó BN trẻ nhất là 27 tuổi, lớn tuổi nhất là 70 tuổi.

Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính

Giới tính Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Nam 6 14,3

Nữ 36 85,7

Tổng số 42 100

Nhận xét: Trong số 42 bệnh nhân có 36 bệnh nhân nam (14,3%) và 36 bệnh nhân nữ (85,7%), tỷ lệ nam/nữ ≈ 1/6.

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 42)

Nhận xét: Nghề nghiệp nội trợ, hưu trí chiếm, nhân viên văn phòng là 3 nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất tương ướng 35,7%, 28,6% và 23,8%.

Biểu đồ 3.2: Tiền sử bệnh lý của nhóm nghiên cứu (n = 42)

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khớp viêm mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,4%. Đứng hàng thứ 2 là bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường chiếm 7,1%.

Biểu đồ 3.3: Tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay (n = 42)

Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân đã được điều trị bằng ít nhất một phương pháp điều trị nội khoa (chiếm 85,7%).

Biểu đồ 3.4: Lý do vào viện (n = 42)

Nhận xét: Bệnh nhân vào viện chủ yếu vì triệu chứng tê bì bàn tay chiếm 66,7%. Các triệu chứng đau cổ bàn tay, dị cảm bàn tay, yếu cổ bàn tay có tỷ lệ tương ứng 16,7%, 2,4% và 14,3%.

Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh của 2 bàn tay Tay bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ % Phải 21 50,0 Trái 16 38,1 Cả 2 bên 5 11,9 Tổng 42 100

Nhận xét: Có 50% bệnh nhân mắc bệnh bên tay phải, 38,1% bệnh nhân mắc bệnh bên tay trái, 11,9% mắc bệnh cả 2 tay.

Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh

Số bệnh nhân Tỷ lệ %

< 2 năm 32 76,2

≥ 2 năm 10 23,8

Tổng 42 100

Nhận xét: Bệnh nhân bị bệnh trong khoảng từ dưới 2 năm chiếm tỷ lệ cao 76,2%, còn lại là số bệnh nhân mắc bệnh trên 2 năm.

Bảng 3.5: Trung bình điểm Boston questionaire trước phẫu thuật (n =42) Giá trị

Bảng điểm X ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất

Bảng điểm SSS trước PT 3,76 ± 0,35 2,82 4,45

Bảng điểm FSS trước PT 3,66 ± 0,31 2,50 4,0

Bảng điểm BQ trước PT 3,71 ± 0,31 2,78 4,23

Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionaire là 3,71 ± 0,31 điểm, dao động trong khoảng 2,78 – 4,23 điểm. Trung bình điểm SSS và FSS trước phẫu thuật tương ứng là 3,76 ± 0,35 và 3,66 ± 0,31.

Bảng 3.6: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo thời gian bị bệnh (n = 42)

Điểm Boston Questionaire < 2 năm ≥ 2 năm

X ± SD 3,74 ± 0,30 3,61 ± 0,32 P > 0,05

Nhận xét: Điểm Boston questionaire của các nhóm theo thời gian bị bệnh không có sự khác biệt (p > 0,05).

Bảng 3.7: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo tuổi bệnh nhân (n = 42)

Điểm Boston

Questionaire Dưới 45 tuổi 45-60 tuổi Trên 60 tuổi

X ± SD 3,76 ± 0,30 3,7 ± 0,27 3,68 ± 0,43

P > 0,05

Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionaire giữa các nhóm tuổi của

đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt (p>0,05).

Nhận xét: Nghiệm pháp Durkan và nghiệm pháp Phalen với tỷ lệ dương tính cao lần lượt là 97,6% và 85,7%. Tỷ lệ dương tính của Nghiệm pháp Tinel gặp 71,4%. Triệu chứng teo cơ ô mô cái ghi nhận 23,8% số bệnh nhân nghiên cứu.

Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo thời gian mắc bệnh (n = 42)

Thời gian mắc

Test < 2 năm ≥ 2 năm p

Tinel 60 % 75 % >0,05

Phalen 80 % 87,5 % >0,05

Durkan 96,9 % 100% >0,05

Dấu hiệu teo cơ 6.25 % 80 % >0,05

Nhận xét: Các triệu chứng Tinel, Phalen, Durkan gặp trên các bệnh nhân đến muộn có tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Triệu chứng teo cơ ô mô cái gặp chủ yếu ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh trên 2 năm (80%).

Bảng 3.9: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo tuổi bệnh nhân (n = 42)

Nhóm tuổi Test Dưới 45 tuổi 45-60 tuổi Trên 60 tuổi p Tinel 81,8 % 63,6 % 77,8 % >0,05 Phalen 81,8 % 86,4 % 88,9 % >0,05 Durkan 100 % 95,5 % 100 % >0,05

Dâu hiệu teo cơ 36,4 % 40,9 % 55,6 % >0,05

Nhận xét: Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như nghiệm pháp Tinel, nghiệm pháp Phalen, nghiệm pháp Durkan và dấu hiệu teo cơ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p > 0,05).

Bảng 3.10: Triệu chứng về rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật Cảm giác da bàn tay trước PT Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Nhận biết 2 điểm < 6 mm 0 0 Nhận biết 2 điểm 6-10 mm 11 26,20 Nhận biết 2 điểm 11-15mm 28 66,67 Nhận biết 1 điểm 3 7,14 Không nhận biết 0 0 Tổng 42 100

Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có biểu hiện rối loạn cảm giác da qua đánh giá phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ đến nặng. Trong đó mức độ trung bình (nhận biết 2 điểm 11-15 mm) chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%).

Bảng 3.11: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo thời gian bị bệnh (n = 42)

Thời gian mắc RLCG da bàn tay < 2 năm ≥ 2 năm p Mức độ nhẹ 31,25 % 10 % >0,05 Mức độ TB hoặc nặng 68,75 % 90 % >0,05 Tổng 100 % 100 %

Nhận xét: Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn cảm giác da bàn tay theo thời gian bị bệnh (p > 0,05).

Bảng 3.12: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo tuổi bệnh nhân (n = 42)

Nhóm tuổi RLCG da bàn tay Dưới 45 tuổi Từ 45 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi p Mức độ nhẹ 36,4 % 22,7 % 22,2 % >0,05 Mức độ TB hoặc nặng 63,6 % 77,3 % 77,8 % >0,05 Tổng 100 % 100 % 100 %

Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn cảm giác da bàn tay ở các nhóm tuổi (p > 0,05).

3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật

Bảng 3.13: Điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật (n = 42)

Các chỉ số điện cơ Nhỏ nhất Lớn nhất X ± SD

(ms) (ms) (ms)

Thời gian tiềm vận động TK giữa

(DMLM) 0 8,1 5,25 ± 1,72

Thời gian tiềm vận động TK trụ

(DMLU) 1,5 3,2 2,45 ± 0,34

Hiệu thời gian tiềm vận động Tk giữa

và TK trụ (DMLD) -2,8 5,4 2,82 ±1,82

Thời gian tiềm cảm giác TK giữa

(DSLM) 0 11,6 3,12 ± 2,47

Thời gian tiềm cảm giác TK trụ

(DSLU) 1,6 3,2 1,88 ± 0,66

Hiệu thời gian tiềm cảm giác TK giữa

và TK trụ (DSLD) -2,2 9,4 1,32 ± 2,37

Nhận xét: Thời gian tiềm vận động và tiềm cảm giác của thần kinh giữa tương ứng là 5,25ms và 3,12ms, kéo dài hơn thời gian tiềm vận động và cảm giác của thần kinh trụ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Hiệu giữa tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là 2,82 ± 1,82, dao động trong khoảng từ -2,8 đến 5,4.

Hiệu giữa tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là 1,32± 2,37, dao động trong khoảng từ -2,2 đến 9,4.

Biểu đồ 3.6: Phân loại mức độ tổn thương trên kết quả điện sinh lý thần kinh giữa (n = 42)

Nhận xét: Mức độ tổn thương trên điện sinh lý TK giữa chiếm tỷ lệ cao nhất là độ 2 và độ 3 tương ứng là 42,9% và 23,8 %. Trong khi đó tổn thương độ 1 chiếm 19%, độ 4 chiếm 9,5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)