Kiến nghị với Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 97 - 105)

Tại các chi nhánh nên xây dựng Bộ phận chuyên trách về Thẻ (thông thường hiện tại là bộ phận dịch vụ khách hàng ở các các chi nhánh sẽ thực hiện luôn nghiệp vụ thẻ), trong Bộ phận thẻ phải có nhân sự giám sát rủi ro hoạt động thẻ trên cơ sở độc lập không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro. Với chức năng nhận diện và phát hiện rủi ro, phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu thức được xây dựng đồng thời đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn giảm thiểu rủi ro.

Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy chế quy trình nghiệp vụ

Eximbank nên xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ quy chế ,quy trình nghiệp vụ trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của nhà nước và của NHNN Việt Nam. Kịp thời hướng dẫn các văn bản chế độ có liên quan để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Đồng thời, hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình … phải được tổ chức nghiên cứu, tập huấn và quán triệt để đảm bảo mọi cán bộ phải nắm vững và thực thi đầy đủ, chính xác.

Thứ ba: Nắm bắt đƣợc các hình thức gian lận mới

Eximbank cần phải nắm bắt kip thời để có giải pháp đối phó với các hình thức gian lận mới bên ngoài. Từ đó hướng tới hình thành bộ phận chuyên gia hàng đầu về phòng chóng rủi ro. Nhiệm vụ của nhóm chuyên gia này là định kỳ đưa ra các báo cáo phân tích, đánh giá tổng quan tình hình gian lận thẻ trên thế giới và trong nước, xu hướng phát triển và những tác động của nó đến hoạt động ngân hàng. Tứ đó, có những tham mưu kịp thời trong kỳ xây dựng, điều chỉnh chính sách và định hướng chiến lược phù hợp.

Thứ tƣ: Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Xây dựng các phương án, đưa ra tình hưống để sẵn sàng đối phó cũng như khắc phục kịp thời hậu quả do các lỗi truyền thông, thiên tai, hỏa hoạn gây ra. Bên cạnh đó xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại, ổn định. Thường xuyên kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng kịp thời, thay thế hoặc bổ sung các thiết bị khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định trong mọi trường hợp. Tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng lỗi hệ thống.

Thứ năm: Phát triển nguồn lực

Thực trạng hiện nay lược lượng lao động trong dịch vụ thẻ tại Eximbank tuy là có kinh nghiệm về lĩnh vực thẻ nhưng tỷ trọng còn thấp và thường xuyên thay đổi, số lượng

các nhân viên mới ngày càng nhiều nên vẫn còn hạn chế về trình độ kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, để có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của công việc Eximbank nên xem xét những phương thức sau:

- Xây dựng và hoàn chỉnh một quy chế tuyển dụng và tuân thủ nghiêm ngặt quy chế này, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp đối với nhân viên thẻ.

- Tăng cường đào tạo kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho cán bộ phụ trách thẻ và bộ phận dịch vụ khách hàng của ngân hàng.

- Cử cán bộ đi học tập, đào tạo ở các nước phát triển, tham gia các khóa học của các tổ chức thẻ như: Visa, Master, JCB, … để bổ sung, cập nhật đầy đủ kiến thức, công nghệ về hoạt động thẻ của các nước tiên tiến trên thế giới. Từ đó, sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề của cán bộ phụ trách thẻ nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ thẻ.

- Mời các chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực thẻ để hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho cán bộ thẻ.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu về thẻ và sản phẩm có liên quan, qua đó kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên. Một mặt có thẻ khen thưởng khích lệ những cán bộ thẻ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có biện pháp cải thiện kịp thời.

- Phải cho toàn thể cán bộ đang làm dịch vụ thẻ thấy và hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên cứu, học tập những kiến thức về nghiệp vụ thẻ mà họ đang làm.

- Trong chính sách đãi ngộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thỏa đáng đối với những cán bộ thẻ có trình độ cao, có nhiều đóng góp cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý luận được nêu ở chương 1 và thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thực tiễn tại Eximbank được trình bày ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Eximbank. Các giải pháp nêu trên là những giải pháp hết sức cần thiết và chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ với sự nỗ lực tối đa từ nội tại Eximbank và sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội thẻ. Hy vọng rằng trong tương lai Eximbank sẽ giảm thiểu tối đa thiệt hại về vật chất cũng như phi vật chất nằm mang lại hiệu quả cao. Hướng tới mục tiêu đưa Eximbank thành một tập đoàn tài chính đa năng trong thời gian tới. Mặc khác góp phần phát triển hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam ngày càng hiện đại và an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN CHUNG

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Trình bày những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng. Trên cơ sở đó, phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Eximbank và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ tại Eximbank.

Với mong muốn góp phần hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ nhằm giúp Eximbank nâng cao vị thế và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ trong môi trường cạnh tranh tại Việt Nam, luận văn “Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

- Trình bày cơ sở lý luận, tổng quan lý thuyết cơ bản về thẻ, lịch sử phát triển thẻ, lý luận chung về rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

- Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Eximbank trong thời gian qua, những thành tựu, những hạn chế trong quá trình ngăn ngừa rủi ro để phát triển dịch vụ thẻ. Từ đó, rút ra các nhân tố gây ra rủi ro và những nguyên nhân chính làm cho hoạt động quản lý rủi ro dịch vụ thẻ tại Eximbank chưa đạt được hiệu quả cao nhất.

- Phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp với Eximbank để công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ đạt hiệu quả cao nhất.

Tính mới của luận văn được thể hiện đi sâu phân tích các rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng hiện nay. Từ đó, luận văn làm rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế tối thiểu các rủi ro trong kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng.

Đề tài hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại tuy không phải là đề tài mới, song nó là vấn đề nóng của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.

Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên mặc dù rất cố gắng nhưng luận văn cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Hội Đồng, Quý thầy cô, các đồng nghiệp về nội dung của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa sau Đại Học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.HCM, Quý đồng nghiệp, đặc biệt là PGS., TS NGUYỄN THỊ NHUNG, người đã dành nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tài liệu tiếng Việt

1.Nguyễn Đăng Dờn (2007), “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống kê. 2.Trương Thị Hồng, “Các giải pháp nhằm mở rộng sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, năm 2002.

3.Trần Tấn Lộc, “ Giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường thẻ Ngân hàng tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, năm 2004.

4.Trần Hoàng Ngân, “Tiện ích và an ninh trong thanh toán thẻ ngân hàng”, Đề tài cấp bộ, Trường Đại Học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh, năm 2006.

5.Lê Hữu Nghị, “Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.

6.Lê Hoàng Duy, “Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, năm 2009.

7. Phạm Tuấn Anh , “Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh toán bằng thẻ thanh toán trong Thương mại điện tử”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, năm 2012.

8. Trương Nguyễn Phương Thảo, “Quản trị rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng, năm 2014.

9. Phùng Đức Minh ,“Giải pháp hạn chế rủi ro gian lận trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Tài chính – Marketing, năm 2014.

10. Lê Văn Tề và Trương Thị Hồng (1999), “Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam”, Nxb Trẻ.

2012.

12. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, “Quy chế – quy trình phát hành và thanh toán thẻ”, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2008.

13. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, “Tài liệu hướng dẫn phát hành và sử dụng thẻ”, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2012.

14. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, “Báo cáo tổng kết hoạt động Khối Khách hàng cá nhân năm 2014”, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2014.

15. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, “Báo cáo tổng kết hoạt động Khối Khách hàng cá nhân năm 2015”, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2015.

16.Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, “Báo cáo tổng kết hoạt động Khối Khách hàng cá nhân năm 2016”, Tài liệu lưu hành nội bộ, 2016.

17.Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, “Các giải pháp củng cố và phát triển dịch vụ thẻ Eximbank”, Lưu hành nội bộ, 2012.

18.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), “Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn 2013 – 2014”, Tạp chí Tài chính.

19.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), “Gia tăng dịch vụ thẻ ngân hàng”,

Tạp chí Thuế.

20.Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, “Báo cáo thường niên”, Lưu hành nội bộ, 2016. 21.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 22/QĐ – NH1 “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng”, ngày 21/02/1994.

22.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 317/QĐ – NHNN1 “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng”, ngày 19/10/1999.

23.Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 20/2007/QĐ – NHNN “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng”, ngày 15/05/2007.

3. http://www.cafef.vn 4. http://www.saigondautu.com.vn 5. http://www.sbv.gov.vn 6. http://www.sggp.org.vn 7. http://www.thesaigontimes.vn 8. http://www.thoibaonganhang.vn 10.http://www.vneconomy.vn 11.http://www.vietcombank.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)