Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị suy hô hấp sơ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 25 - 28)

1.4.1. Ảnh hưởng từ bệnh lý người mẹ

Tình trạng bệnh lý của bà mẹ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ sơ sinh sau đẻ, chủ yếu là tình trạng suy hô hấp sơ sinh nhất là khi trẻ đẻ non. Theo báo cáo của J. Leperecp và cộng sự trong nghiên cứu về các yếu tố liên quan tới tình trạng đẻ non của bà mẹ bị đái tháo đường type I, thấy có sự gia tăng từ 3 – 6 lần tình trạng suy hô hấp và hạ đường huyết sơ sinh tại khoa điều trị tích cực sơ sinh [54]. Theo Warunpitikul và cộng sự (2014) tại Thái Lan trên các bà mẹ có đái tháo đường và không bị đái tháo đường có sự gia tăng nguy cơ tiền sản giật ở bà mẹ đái tháo đường và trẻ được sinh ra từ các bà mẹ này có tỷ lệ cao bị hạ đường huyết và suy hô hấp sơ sinh hơn nhóm bà mẹ còn lạ [75]. Theo Paul Khairy, các bà mẹ có bệnh lý tim bẩm sinh mang thai và chuyển dạ, ngoài các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình còn có nhiều tác động đến trẻ sơ sinh sau đẻ, trong đó chủ yếu là tình trạng đẻ non và suy hô hấp sơ sinh [53]. Walsh và cộng sự (2004) đã đưa ra các yếu tố nguy cơ của hội chứng hít phân su ở trẻ sơ sinh bao gồm: mẹ bị tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, mẹ bị các bệnh lý tim mạch mạn tính [74].

1.4.2. Ảnh hưởng tử tình trạng bệnh lý của trẻ sơ sinh

Mức độ nặng nhẹ của tình trạng suy hô hấp sơ sinh và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy hô hấp, tuổi mẹ, tuổi thai và một số tình trạng bệnh lý nền của trẻ.

Theo Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự trong một nghiên cứu được tiến hành trong 3 năm (2008 – 2010), tại Khoa Nhi – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, trên 2821 trẻ sơ sinh, cho thấy: Số tử vong là 216 trẻ, trong đó các nguyên nhân thường gặp là: Phổi non/bệnh màng trong là 87 trẻ (40,28%), ngạt có 45 trẻ(21,83%), viêm phổi là 22 trẻ(10,19%), vàng da nhân 12 trẻ(5,55%), xuất huyết phổi 12 trẻ(5,55%) [5].

Theo nghiên cứu của Diệp Loan và cộng sự (04/2006 – 04/2008) tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trên 35 trẻ sơ sinh suy hô hấp được hỗ trợ thở máy cao tần HFO sau thất bại với thở máy thông thường: Số là trẻ bị viêm phổi nặng (51,4%), kế đến là bệnh màng trong (20%) và viêm phổi hít phân su (14,2%), thoát vị hoành bẩm sinh (8,6%), nguyên nhân khác (5,8%) [11].

Ngoài ra bệnh lý nền cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thở và các chỉ số máy thở, điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp lên kết quả khí máu động mạch và hiệu quả điều trị: Thăm khám lâm sàng sẽ xác định được nhóm bệnh có tổn thương phổi hay không, nếu có tổn thương thì thuộc loại tăng kháng lực đường thở (Resistance) hay giảm độ đàn hồi (Compliance) của phổi.

Bảng 1.5.Phân loại bệnh lý theo Compliance và Resistance [22].

Resiatance và Compliance

bình thường Resistance tăng Compliance giảm

Chấn thương sọ não Viêm não – màng não Xuất huyết não

Ngộ độc thuốc ngủ

Viêm tiểu phế quản Hen suyễn COPD Hít phân su (MAS) Bệnh màng trong Viêm phổi Ngạt nước Phù phổi cấp

Hội chứng Guilian–Barre Sốc nhiễm trùng

Hậu phẫu

Ho gà ARDS/ALI

Chấn thương ngực

1.4.3. Ảnh hưởng từ quá trình điều trị

1.4.3.1. Tình trạng nhiễm khuẩn

Theo Lê Kiến Ngãi và cộng sự (2016), nghiên cứu trên 151 trẻ có viêm phổi thở máy tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương: Số ngày nằm viện trung bình là 39,9 ± 27,8 ngày. Số trường hợp tử vong là 101 trường hợp (tử vong tại bệnh viện và được gia đình xin về để tử vong tại nhà) chiếm 66,9% [16].

1..4.3.2. Thời gian thở máy

Thời gian thở máy tác động đến trẻ rất lớn, thở máy càng dài ngày nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn, việc nuôi dưỡng, chăm sóc sơ sinh thở máy cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn, chưa kể đến các biến chứng: Tổn thương phổi do thở máy gây nên (Ventilatorinduced lung injury – VILI) gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhi như: Chấn thương áp lực (Barotrauma), chấn thương thể tích (Volutrauma), chấn thương xẹp phổi (Atelectrauma), chấn thương sinh học (Biotrauma); hay các tình trạng bệnh lý thứ phát : Viêm phổi thở máy ( Ventilator Associated Pneumonia – VAP), loạn sản phế quản phổi (Bronchopulmonary Dysplasia – BPD), ngộ độc oxy (Oxygen toxicity) và bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non (Retinopathy of Prematurity – ROP), tràn khí khoang màng phổi (Pneumothorax),...

Theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Nhật Trung và cộng sự (2014): Nguy cơ tử vong tăng cao theo thời gian thở máy và số ngày điều trị, trung bình sau 50 – 80 ngày điều trị tỷ lệ tử vong tăng thêm 50% [24].

1..4.3.3. Các chỉ số máy thở

Các chỉ số máy thở có ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình điều trị thở máy của bệnh nhi sơ sinh, các biến chứng thở máy đều xuất phát do cài đặt phương thức thở và các chỉ số máy thở không hợp lý.

1.4.3.4. Các yếu tố khác

Còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến kết quả điều trị và tiên lượng về sau của trẻ sơ sinh. Theo Clark và cộng sự (2005) nghiên cứu trên 1011 trẻ sơ sinh có tuổi thai ≥ 34 tuần vào điều trị tại NICU, thấy có 43% suy hô hấp, kết quả điều trị chung cũng như những trẻ có can thiệp thở máy đều phụ thuộc vào các yếu tố như điều trị đặc hiệu (bơm Surfactant,...), điều trị hỗ trợ (truyền dịch, truyền máu và các chế phẩm của máu, cách thức nuôi dưỡng, hay sử dụng NaHCO3,...), sự biến đổi các chỉ số huyết học, sinh hóa trong quá trình điều trị [41].

Vấn đề dinh dưỡng hợp lý trên bệnh nhi thở máy cũng rất quan trọng, bệnh nhi thở máy thường chướng bụng do tình trạng rò rỉ khí, đồng thời do tình trạng suy hô hấp dẫn đến tình trạng giảm tưới máu tại các mao mạch ruột mà trẻ khi được nuôi ăn qua sonde thường dễ bị nôn trớ, viêm ruột hoại tử. Tuy nhiên khi nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn, nếu lượng dịch không đủ trẻ dễ mất nước qua hô hấp, nếu thừa dịch sẽ làm tăng kháng lực mao mạch phổi (tăng Resistance), tăng áp lực thất phải và mở lại ống động mạch [42].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)