Hiệu quả biện pháp can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, 2018 2019. (Trang 113 - 115)

Kết quả điều tra cắt ngang trước can thiệp cho thấy, tỷ lệ nhiễm KSTSR được phát hiện bằng Real-Time PCR ở nhóm can thiệp chiếm 22,08%, nhóm chứng chiếm 23,75%. Tương tự tỷ lệ KSTSR được phát hiện bằng RDT nhóm can thiệp chiếm 1,25%, nhóm chứng chiếm 2,92% và tỷ lệ nhiễm KSTSR được phát hiện bằng lam máu soi kính hiển vi ở nhóm can thiệp chiếm 2,50% và nhóm chứng chiếm 2,08%, không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm KSTSR giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng p>0,05. Căn cứ vào tỷ lệ nhiễm KSTSR từ kết quả điều tra cắt ngang tại xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập chủ động chọn thôn Bù Khơn, xã Đắk Ơ làm điểm

Viện Sốt rét – KST – CT TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập và trạm y tế xã Đắk Ơ, xã Bù Gia Mập. Nghiên cứu viên được chọn là những người có kinh nghiệm tiếp cận cộng đồng từ Viện Sốt rét – KST – CT TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Phước, Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập, TYT xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập, cộng tác viên tại địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu viên được tập huấn cơ bản quy trình chẩn đoán, điều trị bệnh nhân sốt rét, thu thập mẫu máu thực hiện các xét nghiệm KSTSR bằng Real-Time, RDT, lam xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi, giám sát điều trị trực tiếp và truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng. Trong nghiên cứu này không sử dụng thuốc điều trị mới, không nghiên cứu phác đồ mới trong quá trình điều trị người nhiễm KSTSR được phát hiện bằng các kỹ thuật xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi và kỹ thuật Real-Time PCR.

Người nhiễm KSTSR được phát hiện thụ động qua hệ thống giám sát thường quy và phát hiện chủ động tại cộng đồng từ những đối tượng có triệu chứng lâm sàng hoặc không triệu chứng lâm sàng đều được điều trị có giám sát trực tiếp tại hộ gia đình hoặc nơi làm việc ngày D0, D1, D2, D3, D7, D14 và và truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt rét tại hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu đạt được góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát, điều tra, phân loại ổ bệnh và hiệu quả điều trị bệnh nhân sốt rét tại nhà. Các kỹ thuật, biện pháp can thiệp trong nghiên cứu này thực hiện theo quy định của Nhà nước và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu Y sinh. Thuốc điều trị người nhiễm KSTSR, vật tư, hóa chất xét nghiệm KSTSR sử dụng trong nghiên cứu này được hỗ trợ của chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số và Viện Sốt rét – KST – CT TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù, có những thuận lợi nhưng trong quá trong quá trình thực hiện nghiên cứu có những khó khăn, hạn chế nhất định. Khả năng tiếp cận đối tượng nghiên cứu trong qúa trình điều tra, do đặc thù công việc, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu và điều kiện đi lại khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu trong việc thu thập mẫu

đặc thù công việc, nghề nghiệp và phải chăm lo cuộc sống gia đình nên phải thường xuyên ở rừng, rẫy, tiếp cận những yếu tố nguy cơ liên quan đến mắc bệnh sốt rét. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhất định đối tượng còn hạn chế về kiến thức phòng bệnh, khả năng tiếp cận thông tin, chưa quan tâm đến sức khỏe bản thân. Hạn chế khả năng hiểu tiếng Việt của một số đối tượng là người dân tộc, cần có sự hỗ trợ của công tác viên phiên dịch nhằm giúp đối tượng hiểu rõ hơn nội dung của nghiên cứu và trả lời phỏng vấn. Điều trị dài ngày đối với những người nhiễm KSTSR do

P. vivax và nhiễm phối hợp KSTSR do P. falciparum + P. vivax phải dùng thuốc primaquin 13,2 mg (14 ngày) chưa được thực hiện một cách đầy đủ và chưa được kiểm tra nồng độ G6PD cho bệnh nhân tại cộng đồng trước khi sử dụng thuốc primaquin.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, 2018 2019. (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w