Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam002 (Trang 42)

1.1.2 .Tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

thương Việt Nam

- Quy mô vốn chủ sớ hữu

Năng lực tài chính một ngân hàng được đánh giá cao hay thấp phụ thuộc vào quy mô của vốn chủ sở hữu (hay cịn gọi là vốn tự có). Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàng bao gồm các khoản vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ dự trữ. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn (thường chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn) nhưng vốn chủ sở hữu có vai trị cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng. Quy mô vốn chủ sở hữu là cơ sở để ngân hàng đưa ra những chiến lược hoạt động kinh doanh và có ảnh hưởng tích cực đến mức độ tín nhiệm của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu được xem như “tấm khiên” bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, tổn thất trong hoạt động. Do đó, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những ngân hàng có mức vốn tự có thấp dễ gặp phải rủi ro, đổ vỡ hơn so với các ngân hàng có mức vốn tự có lớn, qui mơ hoạt động rộng. Ngồi ra, các cơ quan quản lý còn sử dụng nguồn vốn chủ sỡ hữu như là chỉ số thể hiện “sức khỏe” của các ngân hàng.

Tổng vốn chủ sở hữu tính đến hết năm 2017 đạt 63.765 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tăng cao trung bình 4,24%/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2015 – 2016 tăng đột biến ở mức 7,48%. Sự tăng cao nguồn vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này cho thấy với chiến lược kinh doanh bài bản cùng với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, các hệ số an tồn vốn được VietinBank đảm bảo và tuân thủ đúng quy định thì khả năng tài chính và khả năng sinh lời sẽ tăng cao. Kết thúc năm 2016, vốn chủ sở hữu của VietinBank là 60.307 tỷ đồng, trong đó, vốn điều lệ duy trì ở mức 37.234 tỷ đồng, đạt tương ứng 94% và 76% kế hoạch. VietinBank tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng thương mại có cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam với cổ đông chi phối là Ngân hàng Nhà nước nắm giữ 64,46% cổ phần, 2 đối tác chiến lược nước ngoài là BTMU và IFC.

Bên cạnh đó, VietinBank đã và đang thực hiện xây dựng phương án tăng vốn tự có từ nguồn cổ tức hằng năm, tăng vốn của các cổ đơng, cấu trúc lại vốn tự có và

đề xuất một số cơ chế đặc thù cho VietinBank, khơng ngừng nâng cao năng lực tài chính của mình, ln giữ vững là ngân hàng có quy mơ vốn lớn để đảm bảo an toàn trong hoạt động, củng cố lòng tin của khách hàng và khẳng định là một trong những ngân hàng tầm cỡ của Việt Nam.

Biểu đồ 2.2. Vốn chủ sở hữu của VietinBank năm 2013-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm tốn năm 2013-2017 của Vietinbank

- Năng lực huy động vốn và cho vay

Để thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, VietinBank tiếp tục duy trì được sự ổn định và tăng trưởng bền vững qua các năm. Tính đến 31/12/2015, số dư nguồn vốn của VietinBank là 712 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 20% so với năm 2014. Nhìn chung, Vietinbank đã luôn chủ động, kịp thời linh hoạt trong các chính sách huy động vốn, ln theo sát, bắt kịp thị trường, chủ động điều tiết huy động vốn cho phù hợp với tăng trưởng tín dụng.

48000 50000 52000 54000 56000 58000 60000 62000 64000 2013 2014 2015 2016 2017 54075 55259 56110 60307 63765

Năm 2016, VietinBank đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng phù hợp với đặc thù từng địa bàn, tập trung vào các lĩnh vực an toàn, hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng đi kèm với kiểm soát rủi ro, cùng những điều kiện thuận lợi từ nền kinh tế, hoạt động cho vay của VietinBank đã tăng trưởng mạnh. Tính đến 30/9/2016, dư nợ cho vay đạt 625 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% so với 31/12/2015. Tổng lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đầu năm 2016 được ghi nhận là 6.485 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cuối năm 2015, có thể thấy VietinBank có lợi thế hơn các NHTM khác trong nước về mặt huy động, do sở hữu nhà nước chiếm tỷ trọng lớn (64,46%) và mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Tính đến ngày 31/12/2016 nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 870 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22%; cơ cấu vốn tiếp tục được đa dạng hóa, điều hành linh hoạt cân đối, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn đảm bảo an toàn thanh khoản và hiệu quả kinh doanh của hệ thống VietinBank.

Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank tăng trưởng theo hướng tích cực, với cơ cấu vốn được đa dạng hóa. Trong các năm 2013 – 2017, diễn biến kinh tế vĩ mơ cịn nhiều khó khăn, phức tạp, lạm phát biến động lớn, lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng cao, nhưng nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank vẫn đạt những kết quả tốt. Có thể thấy, trong giai đoạn này mức huy động tăng trưởng bình quân đạt 18,6%, chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng nợ phải trả, là cơ sở vững chắc giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới kinh doanh, hỗ trợ và đảm bảo thanh khoản tốt cho ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, tình hình huy động vốn của VietinBank cũng khơng có bước tăng trưởng đáng kể, cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2017 chỉ tăng được 16,22% so với giai đoạn 2015 – 2016 là 22,25%. Tuy không tăng cao như giai đoạn trước, nhưng nhờ những cải cách hợp lý, vận dụng những chiến lược kinh doanh bài bản VietinBank đã đạt được những kết quả nổi bật trong thị phần huy động vốn, cụ thể có thể thấy thị phần tài sản chiếm khoảng 10% và thị phần huy động vốn là 11% toàn ngành. VietinBank đang từng bước nỗ lực để khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng có thị phần hàng đầu về huy động trên thị trường.

Nguồn vốn huy động đến 31/12/2017 đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,2% so với năm 2016 và đạt 101,5% kế hoạch ĐHĐCĐ. Trong đó nguồn vốn Khách

hàng doanh nghiệp (KHDN) tăng 17%, nguồn vốn Khách hàng cá nhân (KHCN) tăng 15,5%. VietinBank luôn chủ động khai thác nguồn vốn dồi dào cả VND và ngoại tệ với chi phí hợp lý, trong đó đẩy mạnh tăng trưởng nguồn không kỳ hạn và nguồn vốn từ bán lẻ.

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính : tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm tốn các năm 2013 - 2017 của VietinBank.

Cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế thời gian qua, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp để thu mua nguyên liệu và dự trữ hàng cuối năm đã tác động tích cực đến hoạt động cho vay của các ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng. Tính đến 31/12/2017, dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 840 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2016, hoàn thành 102% kế hoạch ĐHĐCĐ giao, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 791 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với cuối năm 2016. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch tích cực nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành được chính phủ khuyến khích phát triển. Có thể thấy dư nợ cho vay có sự chuyển dịch tích cực, tăng mạnh dư nợ đối với khách hàng FDI,

511670 595096 711785 870163 1011314 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 Tổng nguồn vốn huy động 2013 2014 2015 2016 2017

khách hàng bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân có điều kiện tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất.

Có thể thấy thị trường tài chính Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn, hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế nhưng nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank vẫn đạt những kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng của VietinBank cao và ổn định qua các năm, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt so với mức bình quân chung của ngành, mức tăng trưởng của VietinBank là khá lớn, cao hơn bình quân của ngành. VietinBank tiếp tục duy trì chất lượng tín dụng tốt với tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 1%.

Biểu đồ 2.4. Năng lực tài chính của VietinBank được thể hiện qua sự tăng trưởng quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2013 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán các năm 2013 – 2017 của VietinBank. 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2013 2014 2015 2016 2017 576368 661242 779483 948568 1095061 460079 542674 609652 712642 840156

Căn cứ những số liệu trên biểu đồ cho thấy, trong giai đoạn 2013 – 2015 tổng tài sản tăng trưởng ở mức cao và khá ổn định qua các năm, tốc độ tăng trưởng lần lượt là 14,7%; 17,9%; 21,7%; 15,3%. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của VietinBank đạt hơn 1.095 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với cuối năm 2016, hoàn thành 101% kế hoạch ĐHĐCĐ giao, tiếp tục là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản dẫn đầu thị trường. Dư nợ tín dụng liên tục gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ đạt 16,27% so với tồn ngành đạt 18,17%. Đi cùng với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng của VietinBank cũng được xem xét rất cẩn trọng, thể hiện rõ qua tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ln duy trì ở mức <3% và tỷ lệ CAR trong giai đoạn này luôn đạt mức >9%, phù hợp với quy định an toàn vốn của ngân hàng nhà nước đưa ra. Đặc biệt, năm 2017, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, chỉ cịn 1,07%, VietinBank đã đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đơi với kiểm sốt tốt rủi ro.

2.2.2. Chất lượng tài sản

Về chất lượng tài sản, cần xem xét đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, chỉ số này luôn được VietinBank giữ ở mức đạt yêu cầu thông lệ quốc tế và quy định của NHNN. Một điều đáng lưu ý là hiện nay, NHNN đang sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho các ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn nhưng nhu cầu cho vay vẫn không ngừng tăng cao, các ngân hàng vì muốn chạy theo lợi nhuận nên đã duy trì và đẩy mạnh hoạt động cho vay, từ đó làm thiếu hụt nguồn vốn dự trữ dẫn đến hệ số CAR giảm.

Năm 2013, là năm Ngân hàng đánh dấu quy mô vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam đạt trên 37 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận và nộp thuế cao nhất, chất lượng tài sản tốt nhất, nợ xấu thấp nhất ngành ngân hàng. Có thể thấy rõ, hệ số an tồn vốn tối thiểu (CAR) của VietinBank cũng tăng mạnh trong năm 2013, song lại giảm liên tục kể từ đó đến nay. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank cũng bắt đầu tăng lên kể từ mức thấp lịch sử ngành vào năm 2013.

Biểu đồ 2.5. Diễn biến tỷ lệ nợ xấu và hệ số an toàn vốn 2013 -2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm tốn các năm 2013 - 2017 của VietinBank.

Trong giai đoạn này, tăng vốn điều lệ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn điều lệ sẽ hỗ trợ ngân hàng về điều kiện mở rộng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số tài chính theo chuẩn mực quốc tế như Basel II. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay các ngân hàng sẽ tăng vốn theo cách nào. Tại VietinBank, vốn điều lệ vẫn giữ nguyên kể từ năm 2013 – 2017 ở mức 37234 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của khối ngoại đã chạm trần, vì vậy năm 2018 tăng vốn là yêu cầu cấp bách. Nếu không tăng vốn điều lệ, hệ số CAR của VietinBank sẽ nằm dưới mức tối thiểu theo quy định của NHNN và thông lệ quốc tế, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn cho tăng trưởng tín dụng để phục vụ cho nền kinh tế.

Cũng trong giai đoạn 2013 - 2017, VietinBank đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực dịch vụ bán lẻ, đây là dịch vụ chính đem về doanh thu chủ yếu cho ngân hàng. Cho nên trong giai đoạn này, chiến lược kinh doanh chuyển biến mạnh mẽ rõ

0.82% 0.90% 0.73% 0.93% 1.07% 13.20% 10.40% 10.60% 10.40% 10% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu Hệ số an toàn vốn

rệt, hướng tới việc xây dựng thương hiệu số 1 trong hoạt động bán lẻ, tăng trưởng đột phá ở phân khúc tiềm năng khách hàng vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp FDI. Bên cạnh việc giữ vững thị phần dẫn đầu đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn. Mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu về bán lẻ đang từng bước được hiện thực hóa thơng qua triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng và dịch vụ khách hàng.

Đi cùng với dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế và sản xuất kinh doanh, dư nợ cho vay khách hàng của VietinBank năm 2017 cũng đạt mức tăng trưởng tốt, tăng 19,4% so với năm 2016, tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản ở mức 72%. Dư nợ tăng trưởng tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và các ngành được Chính phủ khuyến khích phát triển, phản ánh đúng chiến lược kinh doanh của VietinBank. Tương đương với tăng trưởng dư nợ là tăng trưởng về thu lãi cho vay, tăng 22% so với năm 2016.

Qua kết quả trên ta thấy, trước diễn biến phức tạp của thị trường, VietinBank đã linh hoạt và kiên quyết trong việc điều hành cơng tác tín dụng nên đã giữ được mức tăng trưởng tương đối ổn định thông qua việc xây dựng mơ hình mới, mơ hình Ngân hàng bán lẻ, phù hợp với xu hướng chung của ngành, đồng thời triển khai kịp thời và hiệu quả chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng, Vietinbank tập trung cho vay Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, DNTN và Cá nhân, doanh nghiệp nhà nước và các loại, cho vay hình khác như Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, Kinh tế tập thể, Cơng ty hợp danh…chiếm tỷ lệ thấp trong danh mục cho vay.

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu cho vay theo các nhóm khách hàng tại VietinBank giai đoạn 2013-2017

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán các năm 2013 - 2017 của VietinBank.

Chất lượng ln là thế mạnh, vì vậy VietinBank ln đa dạng hóa danh mục đầu tư, phát triển sản phẩm đầu tư hiện đại, đa dạng về các loại sản phẩm, như tập trung vào các trái phiếu có tính thanh khoản cao, để vừa đảm bảo dự trữ thanh khoản vừa để đảm bảo khả năng sinh lời. Có thể nói chất lượng tài sản thể hiện qua khả năng thanh khoản của ngân hàng. Và để thực hiện tốt các mục tiêu đã để ra, ngoài việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh, công tác quản trị rủi ro luôn được VietinBank tăng cường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phù hợp để đáp ứng lộ trình tuân thủ các chuẩn mực Basel II. Chất lượng tín dụng của VietinBank ln được kiểm sốt chặt chẽ cùng với việc xây dựng hệ thống các quy định, quy trình nội bộ đầy đủ, thận trọng về quản lý rủi ro thanh khoản để bắt kịp với tiêu chuẩn chung của toàn ngành, tuân thủ các

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2013 2014 2015 2016 2017 15% 17% 21% 23% 25% 5% 4% 6% 6% 6% 34% 32% 25% 20% 15% 24% 26% 26% 27% 29% 22% 21% 22% 24% 25% Công ty TNHH và DNTN Cơng ty Cổ phần Doanh nghiệp Nhà nước Các loại hình khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam002 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)