1.1.2 .Tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Mơi trường kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt Nam hịa nhập vào nền kinh tế thế giới thì mơi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động, doanh nghiệp dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng hồn trả nợ vay cho ngân hàng. Để đảm bảo mơi trường ổn định có nhiều cách, trong đó khơng thể khơng có sự can thiệp của chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự,… giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.
Về chính trị, nhà nước cần tiếp tục duy trì ổn định về chính trị. Bởi lẽ, một mơi trường chính trị ổn định sẽ không gây những biến động bất lợi cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là khá ổn định.Tuy nhiên, nhà nước cần tiếp tục duy trì tốt vấn đề này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo một môi trường thuận lợi trong kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các NHTM, từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh những biến động bất ngờ về kinh doanh, tránh được những rủi ro trong kinh doanh của NHTM.
Chính phủ cần nhanh chóng cổ phần các doanh nghiệp nhà nước, tránh sự bảo hộ không cần thiết và chỉ định hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam là kênh huy động vốn, giám sát hoạt động của doanh nghiệp tốt. Các doanh nghiệp nhà nước cần khẩn trương cổ phần hóa, nhằm mục đích cơ cấu lại hoạt động của doanh nghiệp, không gây gánh nặng lên ngân sách nhà nước. Cũng từ cơ cấu cổ phần hóa, hoạt động các doanh nghiệp này được thay đổi tích cực
và có khả năng giải quyết các khoản nợ xấu tồn đọng trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mở cửa và hội nhập tạo ra thách thức quản lý đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Cần xây dựng cơ chế quản lý mới, kiểm sốt chặt chẽ, phù hợp với dịng chảy tự do hóa của thị trường. Cần chuẩn bị tốt để tránh sự chi phối tài chính từ các tập đồn tài chính- ngân hàng nước ngồi.