Kết quả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng không đảm bảo bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam khu vực hồ chí minh (Trang 71 - 73)

Phân tích hồi quy được tiến hành với 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc bằng phương pháp Enter.

Sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.11. Bảng đánh giá sự phù hợp của mô hình Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .798a .636 .624 .30608 2.023

Nguồn: Tác giả xử lý và tổng hợp số liệu bằng phần mềm SPSS.

Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy R2 là 0,636 và R2 hiệu chỉnh là 0,624 > 0,5. Điều đó chứng tỏ mô hình giải thích được 62,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc đến CLDV CVTD (CL) và mức độ phù hợp của mô hình là tương đối.

Hệ số Durbin–Watson của mô hình = 2,023 (1 < Durbin–Watson < 3) nên ta chấp nhận giả thuyết mô hình không có sự tương quan âm hoặc dương.

Ngoài ra, ta tiếp tục tiến hành kiểm định độ phù hợp của mô hình thông qua

kiểm định F. Kiểm định này thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc CL và các biến độc lập với giả thuyết H0 là β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6= 0.

Bảng 4.12. Bảng phân tích ANOVA mô hình

Model

Sum of

Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 30.288 6 5.048 53.881 .000b

Residual 17.332 185 .094 Total 47.620 191

Kết quả bảng 4.12 cho thấy giá trị F của mô hình là 53,881 và giá trị sig. = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ. Ta kết luận có mối quan hệ tuyến tính giữa ít nhất một trong các biến độc lập và biến phụ thuộc CL.

Kết quả hồi quy mô hình

Bảng 4.13. Bảng kết quả phân tích hồi quy mô hình Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std.

Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -.640 .279 - 2.295 .023 NL .074 .044 .079 1.672 .096 .888 1.127 KN .039 .057 .037 .674 .501 .663 1.508 GC .428 .053 .435 8.049 .000 .674 1.484 PT .160 .047 .175 3.431 .001 .753 1.328 DM .210 .049 .229 4.267 .000 .682 1.467 TC .275 .049 .256 5.625 .000 .953 1.049 a. Dependent Variable: CL

Nguồn: Tác giả xử lý và tổng hợp số liệu bằng phần mềm SPSS.

Từ bảng 4.13 cho thấy rằng có 4 yếu tố GC, PT, DM, TC đều ảnh hưởng dương (hệ số Beta dương) đến CLDV đang nghiên cứu với mức ý nghĩa 5% do Sig. = 0,000 < 0,05. Như vậy cả 4 giả thuyết H3+, H4+, H5+, H6+ đều được chấp thuận. Riêng giả thuyết H1+ và H2+ bị bác bỏ do Sig > 0,05 nên ta sẽ loại hai biến NL và KN ra khỏi mô hình.

Ngoài ra, để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến ta dựa vào độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai VIF. Tra bảng 4.16 ta thấy Tolerance đều lớn hơn 0,1 và VIF đều bé hơn 2 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng không đảm bảo bằng tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam khu vực hồ chí minh (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)