NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 67)

3.1.1. Định hƣớng của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2015-2020

3.1.1.1 Định hƣớng phát triển

Trong giai đoạn 2015-2020, TTCK Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.Vì vậy, mục tiêu của TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới đƣợc đặt ra nhƣ sau:

Một là, phát triển thị trƣờng chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trƣờng và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hƣớng phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, tích cực hội nhập với thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế.

Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tƣ phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tƣ sinh lời, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.

Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán đƣợc tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trƣờng, có sự quản lý, giám sát của Nhà nƣớc, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán.

Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trƣờng, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bƣớc tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trƣờng trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trƣờng.

Năm là, phát triển TTCK trong mối tƣơng quan với việc phát triển thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trƣờng tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nƣớc. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hƣớng và giải pháp thực hiện.

Sáu là, chủ động hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bƣớc thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trƣờng khác trong khu vực và trên thế giới.

3.1.1.2 Giải pháp

Để thúc đẩy TTCK phát triển theo những định hƣớng trên trong thời gian tới, UBCK đang tích cực triển khai các giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng và phát triển các sản phẩm mới nhƣ

-Xây dựng các bộ chỉ số mới cho TTCK gồm chỉ số tổng hợp, chỉ số theo nhóm ngành, theo quy mô, chỉ số trái phiếu.

-Xây dựng các sản phẩm mới nhƣ Hợp đồng tƣơng lai chỉ số (Index Futures), Hợp đồng tƣơng lai trái phiếu (Bond Futures); Chứng quyền (Covered Warrants), một vài sản phẩm phòng ngừa rủi ro (hedging) đối với trái phiếu.

-Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và gắn niêm yết các DNNN lớn.

-Sớm triển khai đề án phát triển thị trƣờng chứng khoán phái sinh (TTCKPS) bao gồm cơ sở pháp lý và hạ tầng công nghệ.

-Triển khai thành lập công ty định mức tín nhiệm nhằm tăng tính minh bạch và thúc đẩy thị trƣờng trái phiếu phát triển.

Thứ hai, tiếp tục tích cực tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán để phát triển hoạt động của các tổ chức này ngày càng chuyên nghiệp hơn, từng bƣớc theo các thông lệ quốc tế và tăng cƣờng tiềm lực tài chính.

Thứ ba, phát triển nhà đầu tƣ tổ chức và cơ chế bảo vệ nhà đầu tƣ

-Tiếp tục khuyến khích phát triển các nhà đầu tƣ tổ chức thông qua cơ chế về thuế, phí.

-Nghiên cứu nâng hạng TTCK Việt Nam từ vị trí thị trƣờng sơ khai (Frontier) lên thị trƣờng mới nổi (Emerging) trong bảng MSCI.

-Mở rộng cơ hội đầu tƣ vào doanh nghiệp niêm yết đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

-Triển khai xây dựng quy định thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp phá sản các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Thứ tư, triển khai đề án hợp nhất hai SGDCK Hà Nội và SGDCK Tp. Hồ Chí Minh; triển khai phát triển hệ thống công nghệ chung cho toàn bộ TTCK Việt Nam.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát TTCK và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm.

3.1.2. Định hƣớng của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội

Là một công ty chứng khoán ra đời muộn hơn so với các công ty chứng khoán lớn khác trên thị trƣờng nhƣ: SSI, HCM, BVS, VCBS, BSC… qua đó SHS thừa kế đƣợc những kinh nghiệm của các công ty đi trƣớc và để có thể tồn tại cạnh tranh lại với các công ty lớn nên SHS đã lên kế hoạch về định hƣớng hoạt động khá bài bản cho mình. Sau đây là định hƣớng của SHS trong thời gian tới.

3.1.2.1 Các mục tiêu chủ yếu

 Tiếp tục hoàn thiện và ban hành các quy chế quy trình hoạt động

 Chú trọng công tác nghiên cứu và triển khai trƣơng trình về marketing đặc biệt trong lĩnh vực triển khai sản phẩm mới để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị

trƣờng, thâm nhập đƣợc thị trƣờng, khai thác đƣợc các nhu cầu tiềm ẩn nhƣng cũng đảm bảo đƣợc hiệu quả trong hoạt động của từng hoạt động.

 Nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ và đẩy mạnh công tác phân tích và tƣ vấn đầu tƣ.

 Tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu để nâng cao kiến thức cho các bộ phận nhân viên đặc biệt các nội dung về phân tích cơ bản và kỹ thuật.

 Khảo sát, thăm dò lựa chọn và xúc tiến mua các phần mềm hỗ trợ phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, định giá công ty và quản lý danh mục đầu tƣ nhằm nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp trong hoạt động của công ty

 Tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp để hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển trung và dài hạn

SHS phấn đấu trở thành một trong các công ty chứng khoán hàng đầu của Việt Nam, hoạt động theo mô hình ngân hàng đầu tƣ, từng bƣớc hƣớng ra thị trƣờng tài chính quốc tế. Với định hƣớng lấy khách hàng làm trung tâm, SHS mong muốn cung cấp cho các khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng tốt nhất, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan và có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.

3.2. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Sau khi nghiên cứu những điều kiện thuận lợi, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, tác giả nhận thấy rằng SHS cần phải có những biện pháp để khắc phục khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.2.1. Thực hiện chiến lƣợc phát triển toàn diện

Một đặc trƣng của CTCK là các bộ phận hoạt động tƣơng đối độc lập, nhƣng điều này không có nghĩa là chúng không có mối quan hệ ảnh hƣởng lẫn nhau. Trái lại, giữa các hoạt động của công ty có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ và ảnh hƣởng lẫn nhau rất nhiều. Bởi vậy, để nâng cao chất lƣợng kinh doanh, SHS không còn cách nào hơn là phải thực hiện đa dạng hoá, phát triển đồng đều các hoạt động của mình, tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho công ty. Chất lƣợng kinh doanh đƣợc nâng cao, SHS sẽ tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng, hoạt động kinh doanh có điều kiện

phát triển hơn và do đó có thể tối đa hóa lợi nhuận. Ngƣợc lại, uy tín và tiềm lực vốn của công ty có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển, thực hiện tốt hơn nữa các hoạt động kinh doanh. Thực hiện lƣợc phát triển toàn diện các hoạt động gồm:

Hoạt động môi giới

Phấn đấu duy trì vị thế thị phần nằm trong Top 5 CTCK hàng đầu trên thị trƣờng.

Hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn

-Tiếp tục thực hiện quyết liệt tái cơ cấu danh mục đầu tƣ. Tăng cƣờng tham gia quản trị, kiểm soát các doanh nghiệp mà SHS đang sở hữu lớn nhƣ VRC…..

-Tăng cƣờng quan hệ với các doanh nghiệp đầu mối nhƣ SCIC, DATC, các ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp mà SHS tƣ vấn để tìm kiếm cơ hội đầu tƣ M&A.

Hoạt động tư vấn và bảo lãnh phát hành

Phấn đấu duy trì vị thế thị phần nằm trong Top 5 CTCK hàng đầu trên thị trƣờng.

Nghiên cứu và phân tích

Tiếp tục duy trì hoạt động phân tích vĩ mô, đẩy mạnh hoạt động phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng và cả nội bộ SHS.

3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính

Trong thị trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của SHS. Tuy nhiên theo Điều 14 của 36/2014/TT-NHNN chính thức áp dụng vào ngày 1/02/2015 thì SHB đã cắt giảm nguồn vốn cho vay hỗ trợ hoạt động kinh doanh tại SHS từ 1,600 tỷ đồng xuống còn 400 tỷ đồng, chính điều này đã làm hạn chế hoạt động giao dịch ký quỹ tại SHS và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho lƣợng lớn khách hàng từ bỏ SHS để chuyển sang giao dịch tại các CTCK có nguồn vốn mạnh nhƣ HCM, SSI…trong tháng 2 vừa qua. Do đó trong năm 2015 SHS cần phải chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao nguồn lực tài chính cụ thể nhƣ:

 Tăng cƣờng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tất cả các lĩnh vực phấn đấu trong quý I/2015 đạt đƣợc lợi nhuận sau thuế khoảng 120 tỷ đồng để xóa lỗ lũy kế từ đó SHS mới có thể phát hành trái phiếu ( khoảng 1,000 tỷ đồng) hay phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ ( khoảng 500 tỷ đồng ) nhằm huy động vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh.

 Mở rộng xây dựng quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng thƣơng mại khác ngoài SHB nhƣ BIDV, Vietcombank và Vietinbank… để đảm bảo quy mô vay vốn.

 Ký kết hợp đồng vay vốn với các công ty cho thuê tài chính, hay vay từ các khách hàng lớn của SHS thông qua hình thức nâng lãi suất hợp đồng hợp vốn từ 8%/ năm lên 9.5% nhằm thu hút khách hàng gửi tiền càng nhiều (hiện tại lãi suất cho vay tại SHS thấp nhất là 12.5% năm thì với phƣơng án tăng lãi suất hợp đồng hợp vốn lên 9.5% năm là hoàn toàn hợp lý).

 Hiện nay SHS chƣa có đối tác là các tổ chức nƣớc ngoài, vì vậy SHS cần tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn bằng cách mời gọi các đối tác trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực tài chính cùng hợp tác với SHS. Viễc hợp tác này không những tạo động lực cho SHS hội nhập với quốc tế mà còn có nhiều ƣu thế trong việc huy động vốn nhờ đó nâng cao năng lực tài chính, tiếp thu công nghệ tiên tiến, tiếp thu kinh nghiệm quản trị điều hành, kinh nghiệm kinh doanh chứng khoán để tăng sức cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.

3.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Theo kinh nghiệm của các công ty chứng khoán nƣớc ngoài, đào tạo đội ngũ nhân viên là quan trọng nhất là yếu tố sống còn giúp SHS có thể tồn tại và cạnh tranh lại với các công ty chứng khoán khác. Vì vậy, để thực hiện mở rộng phạm vi kinh doanh theo hƣớng chuyên môn hóa sâu từng nghiệp vụ, SHS cần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên về số lƣợng lẫn chất lƣợng.

Về số lượng: Trên thị trƣờng hiện nay thì SHS là công ty chứng khoán có lƣợng cộng tác viên mạnh nhất, chính sách cộng tác viên hấp dẫn nhất với tỷ lệ phí trả cho cộng tác viên lên đến 70%, vì thế mà trong thời quan qua từ năm 2013- nay

thị phần môi giới của SHS tăng lên đáng kể lọt vào top 10 CTCK có thì phần môi giới cao nhất sàn HNX và HSX là nhờ vào lƣợng khách hàng của đội ngủ cộng tác viên mang lại, Do đó SHS cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa mạng lƣới cộng tác viên thông qua hình thức phổ biến chính sách cộng tác viên đến nhiều khách hàng đang giao dịch tại công ty, vì họ có mối quan hệ khá rộng trong xã hội, trên nhiều lĩnh vực ngành nghề nên sẽ giới thiệu thêm nhiều khách hàng về giao dịch. Đôi khi SHS cũng có thể huy động đội ngũ cộng tác viên là chính những sinh viên xuất sắc của các trƣờng đại học, sinh viên của đúng chuyên ngành thị trƣờng chứng khoán. Họ có thể giúp công ty tìm kiếm khách hàng hay cùng tiến hành nghiên cứu, phân tích về thị trƣờng. Có thể nói, đây là một nguồn lực dồi dào mà SHS có thể khai thác.

Về chất lượng: SHS nên có một chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực với các chính sách, kế hoạch, phƣơng án đào tạo, sử dụng linh hoạt và chủ động:

o Hiện nay nhân sự phòng Đầu tƣ của SHS vẫn còn yếu kém, do đó mà SHS cần chú trọng tuyển chọn những nhân viên xuất sắc am hiểu phân tích báo cáo tài chính, phân tích kỹ thuật có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong cùng lĩnh vực, có nhiều mối quan hệ, đặc biệt là mời gọi chuyên gia nƣớc ngoài về làm việc giống nhƣ các công ty HCM, SSI, VND đang làm nhằm mang lại hiệu quả đầu tƣ cao cho công ty. Bên cạnh đó công ty cũng tạo điều kiện hỗ trợ phòng Đầu tƣ trong việc đi trực tiếp nghiên cứu các doanh nghiệp mà SHS đang và sẽ dự định đầu tƣ.

o Về chính sách tuyển chọn nhân viên tƣ vấn cho chi nhánh SHS-HCM thì cần chọn nhân viên thông thạo ngoại ngữ, có các chứng chỉ kế toán CFA 1,2,3.

o Chú trọng đầu tƣ đội ngũ nhân viên bằng cách trao dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, khuyên khích nhân viên tham gia các khóa học nâng cao ngoại ngữ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho họ để tránh những trƣờng hợp sai phạm nhƣ tại chứng khoán SME,Tràng An và Liên Việt. Công ty cử cán bộ tham gia các khóa học do UBCK tổ chức, mời các chuyên gia trong và ngoài nƣớc về giảng dạy hoặc cố gắng hàng năm tạo điều kiện đƣa cán bộ xuất sắc đi

khảo sát thực tế thị trƣờng chứng khoán các nƣớc trên thế giới để học hỏi thêm và mở rộng tầm nhìn nhƣ chứng khoán SSI đang làm.

o SHS nên thƣờng xuyên tổ chức định kỳ các cuộc thảo luận, tọa đàm về nghiệp vụ chuyên môn không chỉ ở Hội sở mà còn tại các chi nhánh. Đây đƣợc coi là chính sách tự đào tạo của công ty. Theo đó các nhân viên có thể học hỏi lẫn nhau, có điều kiện tiếp xúc gần gũi nhau hơn mà lại tiết kiệm chi phí cho công ty. Hiện nay, SHS cũng đã tiến hành hoạt động này nhƣng không thƣờng xuyên và hiệu quả thu đƣợc chƣa cao.

o Để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhân viên phát huy tối đa năng lực, công ty nên sắp xếp ổn định tổ chức nhân sự và có các chính sách hỗ trợ trong việc thuyên chuyển, điều động theo hƣớng tôn trọng, phát huy thế mạnh của từng ngƣời mà vẫn đảm bảo phân tách nhân viên môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tƣ vấn đầu tƣ. Bên cạnh đó công ty cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ không chỉ ở hội sở mà còn ở các chi nhánh để tránh trƣờng hợp các nhân viên giỏi chuyển qua các công ty chứng khoán khác làm việc nhƣ: vào hàng quý SHS giành ra những phần quà tƣợng trƣng khen thƣởng cho các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, bên cạnh hàng quý thì vào cuối mỗi năm SHS sẽ giành ra các phần quà đặc biệt có giá trị cao hay một chuyến du lịch để khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng kinh doanh chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)