- Tên đồng nghĩa: Sam hạt đỏ lá ngắn, Thanh Tùng - Tên khoa học: Taxuschinensis Pilger
- Họ: Thông đỏ - Taxaceae a. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ nhỡ cao tới 20 m, đƣờng kính thân 40-50 cm, thƣờng xanh. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy do gốc lá bị vặn, hình dải, hơi cong hình chữ S, dài 2,5-4 cm, rộng 2-3 mm, thót dần, nhọn ở hai đầu.
Hình 4.5. Gốc thân cây đỏ bắc Hình 4.6. Cây thông đỏ bắc
Nón đực hình chùy, đơn độc ở nách lá. Nón cái đơn độc trên đỉnh của cành ngắn tại một bên của trục hoa, gốc đỡ bởi vỏ hạt giả. Hạt hình trứng, nằm trong vỏ hạt giả khi chín mọng nƣớc màu đỏ tƣơi, có cạnh, dài khoảng 6-7 mm.
Với đặc điểm phân bố trên núi đá, không có tầng đất canh tác, do đó bộ rễ của 2 loài Thông đỏ bắc, Thông pà cò phát triển rất mạnh đặc biệt là các cây trƣởng thành, rễ giúp cây bám chặt vào các tảng đá và lan tỏa ra xung quanh. Rễ cọc cắm sâu vào các khe đá để hút dinh dƣỡng nuôi cây và tạo cho cây một thế vững chắc để chống chọi với gió bão, rễ chùm lan tỏa trên lớp mùn mỏng để hút nƣớc và dinh dƣỡng khoáng.
b. Đặc điểm vật hậu
Thông đỏ bắc là cây thƣờng xanh, không có mùa rụng lá rõ ràng, chồi phát triển mạnh về mùa xuân, bắt đầu nhú vào khoảng cuối tháng 1 đầu tháng 2 dƣơng lịch, đến tháng 3 ra lá non. Sau thời điểm ra cành non, nón bắt đầu xuất hiện vào tháng 4 và quả chín vào tháng 10. Qua nghiên cứu và kế thừa tài liệu nhận thấy khả năng ra hoa kết quả của cây là không đồng đều giữa các năm. Cần nghiên cứu tiếp tục về vật hậu của loài để có phƣơng án bảo tồn thích hợp.