a. Đất tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên là 8.306,43 ha. Trong đó: + Đất nông nghiệp: 7.283,87 ha chiếm 87,7% tổng DT tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp: 649,50 ha chiếm 7,82% tổng DT tự nhiên. + Đất chưa sử dụng: 373,06 ha chiếm 4,48% tổng DT tự nhiên.
b. Nước
Chế độ thủy văn của xã An Sinh chủ yếu phụ thuộc vào chế độ thủy văn của các hệ thông đập Khe Chè, Trại Lốc,... lưu lượng nược của các đập phụ thuộc vào nước mưa, do đó vào mùa mưa bão lưu lượng rất lớn, vào mùa khô rất ít nước.
c. Rừng
Tổng diện tích tự nhiên: 8.306,4 ha trong đó đất lâm nghiệp trên địa bàn xã là 6.187,17 ha trong đó:
+ Đất có rừng là 5.143,3 ha, trong đó rừng tự nhiên: 1.027,9 ha; rừng trồng: 3.948,4 ha.
+ Đất chưa có rừng là 167 ha.
Chủ rừng trên địa bàn gồm Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đông Triều (có 03 đội lâm nghiệp: Mai Long, Khe Chè và Trại lốc) quản lý 4.539,05 ha, các tổ chức khác quản lý 2,46 ha và hộ gia đình là 914,99 ha, UBND là 730,67 độ che phủ rừng là 61,9 %. Rừng trên địa bàn thuộc loại rừng phòng hộ: 3.956,7 ha, rừng sản xuất: 2.050,3 ha và ngoài ba loại rừng là: 180,3 ha. (theo kết quả Kiểm kê rừng năm 2015 trên địa bàn thị xã Đông Triều).
3.2. Kinh tế - xã hội
3.2.1. Kinh tế
An Sinh là một xã miền núi, địa hình phức tạp với nhiều đồi núi chạy dọc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam thuộc hệ vòng cung thị xã Đông Triều, dân cư sống tập trung, ổn định. Với nguồn tài nguyên rừng, nguồn nước, đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh tế nông nghiệp của xã. Hệ thống giao thông nối liền với tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương và nhiều địa phương trong thị xã, trong tỉnh thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi buôn bán hàng hóa, phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, các cánh đồng sản xuất thâm canh được hình thành tại các thôn, các mô hình phát triển kinh tế được đầu tư có hiệu quả theo mô hình của Nông thôn kiểu mẫu.
Tuy vậy nền sản xuất nông nghiệp của xã phát triển vẫn chưa đồng đều, còn phân tán, sản xuất công nghiệp dịch vụ chỉ mang tính nhỏ lẻ, manh mún, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của đời sống nhân dân. Công tác xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng do rác thải từ chợ và rác thải sinh hoạt của người dân còn vứt bừa
bãi chưa được xử lý và chưa có nơi chôn lấp theo quy định, nghĩa trang nhân dân đã được quy hoạch nhưng chưa được thi công.
3.2.2. Xã hội
a. Văn hoḠthông tin, TDTT- Gia đình
* Công tác tuyên truyền: Thực hiện và làm tốt công tác văn hoḠthông tin, tuyên truyền. Thường xuyên tuyên truyền, vận động các gia đình, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, cũng như quy định của xã, hương ước của thôn đề ra, nêu cao gương người tốt, việc tốt và biểu dương những gia đình tiêu biểu.
* Công tác văn hóa, quản lý văn hóa:
- Phối kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ; TDTT ở các thôn, làng nhân dịp đón tết cổ truyền và các ngày lễ lớn, tổ chức vui chơi lành mạnh, tiết kiệm phù hợp với phong tục tập quán ở địa phương, làm tốt công tác quản lý văn hóa.
- Xây dựng các thôn đạt các tiêu chí danh hiệu làng văn hóa.
b. Dân số – Y tế
- Dân số - KHHGĐ: Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác dân số, truyền thông chính sách dân số; phối hợp tổ chức Hội thảo xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc chung tay xây dựng nông thôn, khu phố văn minh với tổng số trên 560 lượt người tham gia; tiếp tục tăng cường công tác truyền thông tập trung vào các đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3; cung cấp dịch vụ lưu động lồng ghép truyền thông, tư vấn về CSSKSS/KHHGĐ. Tích cực vận động thực hiện chính sách dân số KHHGĐ.
- Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đầu tư mạnh mẽ, tỷ lệ bác sỹ trong ngành y tăng rõ rệt và được bố trí tại 7/8 xã, thị trấn. Ngành Y tế đã phối hợp với các đơn vị của Tỉnh triển khai tốt các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, tập
trung triển khai có hiệu quả các dự án thuộc chương trình Y tế quốc gia, thực hiện tốt công tác tiêm chủng vacxin cho bà mẹ, trẻ em. Khám và điều trị bệnh cho trên 63.000 lượt người, đạt 112% KH; điều trị nội trú cho 4.061 lượt bệnh nhân, đạt 156% KH; tiến hành khảo sát lập hồ sơ đề nghị 04 trạm y tế xã đạt chuẩn y tế Quốc gia.
3.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng Ngọa Vân
Rừng Ngọa Vân gồm tiểu khu 10A thuộc xã An Sinh và tiểu khu 10B thuộc xã Binh Khê. Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại rừng Việt Nam do GS.TS. Thái Văn Trừng. Quần thể thực vật rừng vùng đất Lâm nghiệp trong khu vực, điển hình với kiểu rừng thường xanh á nhiệt đới núi thấp và có 7 kiểu trạng thái rừng chính là:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp; - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới vùng thấp; - Rừng kín thường xanh phục hồi sau khai thác; - Rừng thường xanh mua ẩm nhiệt đới sau khai;
- Rừng hỗn giao tre, nứa gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác.
Cấu trúc rừng Ngọa Vân phân tầng đơn giản hơn, gồm các thành phần sau:
- Tầng tán gồm các cây gỗ vừa, có đường kính ngang ngực thường đạt từ 7 - 20 cm, chiều cao vút ngọn từ 7 - 14m, số cây/ha là 1.020 cây, ưu thế: Đỏm gai (Bridelia minutiflora); Cứt ngựa (Archidendron balansae); Sồi lá mai (Lithocarpus bambusaefolia); Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis); Dẻ mỡ gà (Pasania eihidnocarpa); Dẻ gai nhỏ (Castanopsis sp.) và Cồng sữa (Eberhardtia tonkinensis). Tầng này được xem là tầng ưu thế sinh thái của rừng. Độ tàn che từ 70-80%.
- Lớp cây tái sinh: Bao gồm những cây thế hệ non của tầng cây gỗ, chúng sống và phát triển dưới tán rừng, điển hình: Vàng anh (Saraca dives);Muồng ràng ràng (Adenanthera microperma); Sồi ghè (Lithocarpus
corneus); Dẻ gai thô (Castanopsis lamontii); Bông trắng lá dài (Homalium cochinchinensis).
- Thành phần cây bụi: Bao gồm những cây thân gỗ, song chiều cao không quá 2m, phân cành sớm, ưu thế: Đa si (Ficus spp.); Ô rô (Streblus ilicifolius); các loài cây trong chi thị (Diospyros); Sòi núi (Sapium discolor); Lá han (Debregearia squamata).
- Thành phần thảm tươi: Bao gồm các loại thực vật thân thảo (không có cấu tạo gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng, gồm: Ráng hình dải (Taenitis blechnoides), Ráng thân lân có lông (Nephrolepsis hirsutula), Riềng mép ngắn (Alpinia breviligulata), Lấu (Psychotria montana), Ngái (Ficus spp.), Đùng đình (Caryota sp.).
- Thực vật ngoại tầng: Bao gồm những dây leo, thực vật phụ sinh, chúng mọc không theo một trật tự nào về không gian, không phân bố ở tầng cụ thể nào, như Dây gắm (Gnetum montanum); thực vật phụ sinh như rêu,
phong lan; thực vật kí sinh như tầm gửi; thực vật hoại sinh như Sanh, Si (Ficus).
- Trảng cỏ: Trảng cỏ được hình thành sau nương rẫy và là nơi chăn thả gia súc và săn bắn động vật hoang dã do có nhiều trồi non mọc ra sau khi đốt hàng năm bởi con người. Ở đây thảm cỏ chủ yếu là thảm cỏ cao với các loài như cỏ Tranh Imperata cylindrrica, Lau (Saccharum arundinaceum), Lách (Saccharum spontaneum), Đót (Thysanolaema maxima)... Đôi khi chúng cao tới trên dưới 2 m và rất rậm rạp. Tuy nhiên, rải rác xuất hiện một số cây gỗ nhỏ thuộc họ Cà phê (Rubiaceac), Hồ đào (Juglandaceae).
Hình 3.1. Thảm thực vật, Tiểu khu 10A - Ngọa Vân
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Danh lục và bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Danh lục thực vật
Dựa trên kết quả giám định 677 số hiệu mẫu thu tại hiện trường qua năm đợt điều tra khảo sát, chúng tôi đã xác định được tại khu vực nghiên cứu có 297 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 219 chi, 173 họ trong 3 ngành: ngành Thông đất, ngành Dương xỉ và ngành Ngọc Lan. Danh lục và hình ảnh của tất cả các loài thực vật phân bố tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong phụ lục 1 và 2.
4.1.2. Bản chất hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu
4.1.2.1. Đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật
*Đánh giá tính đa dạng bậc ngành
Hệ thực vật rừng Ngọa Vân có mặt 3 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam. Sự phân bố của các taxon hệ thực vật rừng Ngọa Vân được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Tổng hợp số họ, chi, loài của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu Tên taxon Số họ Tỷ lệ họ % Số chi Tỷ lệ chi % Số loài Tỷ lệ loài % Ngành Thông đất Lycopodiophyta 1 1.06 1 0.46 2 0.67 Ngành Dương xỉ Polypodiophyta 11 11.70 13 5.94 16 5.39 Ngành Ngọc lan Magnoliophyta 82 87.23 205 93.61 279 93.94 Lớp Ngọc lan Magnoliopsida 71 86.59 185 90.24 255 91.40 Lớp Loa kèn Liliopsida 11 13.41 20 9.76 24 8.60 Tổng 94 100 219 100 297 100
Qua bảng 4.1 cho thấy hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu khá đa dạng. Trong đó, tỷ trọng của các loài, chi, họ tập trung chủ yếu vào ngành Ngọc lan – Magnoliophyta, đây là ngành đa dạng nhất với tổng số 279 loài, 205 chi của 82 họ, chiếm tỷ lệ cao nhất (87,23% trong tổng số họ, 93,61% trong tổng số chi, 93.94% trong tổng số loài). Tỷ lệ này cũng khá giống với khác khu vực rừng nhiệt đới trên Thế giới. Một phần cũng có thể là do điều kiện địa hình, khí hậu nhiệt đới của khu vực nghiên cứu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của ngành Ngọc lan. Các ngành còn lại là Dương xỉ - Polypodiophyta có số lượng ít hơn với 16 loài, 13 chi, 11 họ chiếm tỷ lệ cao thứ hai (11,70 % trong tổng số họ, 5.94% trong tổng số chi, 5,39% trong tổng số loài); ngành Thông đất có 02 loài thuộc 1 chi trong 1 họ.
*Tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc lan
Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn ở vùng nhiệt đới luôn lớn hơn 3. Tỷ trọng của lớp Loa kèn sẽ giảm dần khi về gần xích đạo, nghĩa là tính nhiệt đới sẽ tăng cùng với tỷ trọng cao của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn (theo Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự, 2002). Tỷ trọng về số loài giữa 2 lớp Ngọc lan và Loa kèn tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn
Lớp Số họ Tỷ lệ họ % Số chi Tỷ lệ chi % Số loài Tỷ lệ loài % Lớp Ngọc lan Magnoliopsida 71 86.59 185 90.24 255 91.40 Lớp Loa kèn Liliopsida 11 13.41 20 9.76 24 8.60 Tỷ trọng NL/LK 6.45 100 9.25 100 10.36 100
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài Lớp Ngọc lan Magnoliopsida Lớp Loa kèn Liliopsida
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ tỉ trọng hai lớp Ngọc lan và Loa kèn tại khu vực nghiên cứu
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy hệ thực vật tại rừng Ngọa Vân có tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Loa kèn luôn lớn hơn 3 cụ thể là, Tỷ trọng của loài đạt 10.63, Tỷ trọng của chi đạt 9.25, Tỷ trọng của họ đạt 6.45. Từ đó cho thấy hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu mang tính chất của thực vật nhiệt đới.
*Đánh giá đa dạng các taxon dưới ngành
Đa dạng của hệ thực vật còn được xem xét ở các cấp độ dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Hiện nay thường tập trung xem xét chủ yếu 10 họ hoặc chi giàu loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành.
- Đa dạng mức độ họ
Để đánh giá tính đa dạng của các taxon thực vật ta sử dụng cách đánh giá của Tolmachop A.L (1974). Theo tác giả, “Ở vùng nhiệt đới, thành phần thực vật đa dạng thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài của cả hệ
thực vật”. Có nghĩa là, khu hệ thực vật có tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất trong khoảng <40-50% so với tổng số loài điều tra là đa dạng về họ thực vật, còn trên 50% là không đa dạng. Kết quả tổng các họ có số loài đa dạng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp bảng 4.3.
Bảng 4.3: Danh sách các họ thực vật nhiều loài, chi tại khu vực nghiên cứu
TT Tên họ Việt Nam Tên họ Khoa học Chi/h ọ % số chi Loài/họ % số loài
1 Thầu dầu Euphorbiaceae 19 8.7 26 8.8
2 Cà phê Rubiaceae 13 5.9 18 6.1
3 Đậu Fabaceae 11 5.0 15 5.1
4 Long não Lauraceae 7 3.2 12 4.0
5 Dẻ Fagaceae 3 1.4 9 3.0 6 Dâu tằm Moraceae 2 0.9 9 3.0 7 Sim Myrtaceae 3 1.4 9 3.0 8 Na Annonaceae 5 2.3 7 2.4 9 Ngũ gia bì Araliaceae 6 2.7 7 2.4 10 Cúc Asteraceae 5 2.3 7 2.4
Tổng số chi và loài của 10 họ đa dạng
nhất 74 33.8 119 40.2
11 Nhài Oleaceae 5 2.3 7 2.4
12 Đơn nem Myrsinaceae 2 0.9 6 2.0
13 Cam Rutaceae 6 2.7 6 2.0
14 Trôm Sterculiaceae 4 1.8 6 2.0
15 Trúc đào Apocynaceae 5 2.3 5 1.7
16 Hòa thảo Poaceae 5 2.3 5 1.7
17 Cỏ roi ngựa Verbenaceae 3 1.4 5 1.7
0 5 10 15 20 25 30 Chi Loài
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ tỷ trọng của 10 họ đa dạng nhất của hệ thực vật rừng Ngọa Vân
Từ bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy tổng số loài của 10 họ thực vật đa dạng loài nhất là 159 loài chiếm 53,5 % so với tổng số loài của khu vực nghiên cứu. Như vậy tỷ lệ này nằm dưới khoảng 40-50 % do Tomachop A.L (1974) nêu ra. Chứng tỏ khu vực rừng Ngọa Vân có sự đa dạng về họ thực vật.
Trong đó họ có nhiều chi và nhiều loài nhất là họ Thầu Dầu – Euphorbiaceae có 26 loài; họ Cà phê - Rubiaceae có 18 loài; họ Đậu – Fabaceae có 15 loài, họ Long não – Lauraceae có 12 loài. Đây hầu như là những họ có nhiều loài, đặc trưng cho khu vực nhiệt đới Châu Á.
- Đa dạng mức độ chi
Chi đa dạng thể hiện tính giàu loài của hệ thực vật. Đánh giá sự đa dạng bậc chi của hệ thực vật rừng Ngọa Vân được thống kê cụ thể trong bảng 4.4.
Bảng 4.4: Danh sách các chi thực vật nhiều loài tại khu vực nghiên cứu
TT
Tên họ Việt Nam
Tên họ Khoa
học Chi Loài/chi % số chi
1 Dâu tằm Moraceae Ficus 8 3.7
2 Sim Myrtaceae Syzygium 7 3.2
3 Dẻ Fagaceae Castanopsis 6 2.7
4 Đậu Fabaceae Archidendron 4 1.8
5 Long não Lauraceae Litsea 4 1.8
6 Cà phê Rubiaceae Hedyotis 4 1.8
7 Kim cang Smilacaceae Smilax 4 1.8
8 Ráng seo gà Pteridaceae Pteris 3 1.4
9 Na Annonaceae Fissistigma 3 1.4
10 Trám Burseraceae Canarium 3 1.4
11 Thị Ebenaceae Diospyros 3 1.4
12 Thầu dầu Euphorbiaceae Glochidion 3 1.4
13 Đơn nem Myrsinaceae Ardisia 3 1.4
14 Đơn nem Myrsinaceae Maesa 3 1.4
15 Nhài Oleaceae Linociera 3 1.4
Tổng 61 27.9
Từ kết quả trong bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 cho thấy 15 chi lớn nhất có tổng số loài là 61 loài chỉ chiếm 27,9% so với tổng số loài của khu vực. Kết quả này một lần nữa chứng tỏ hệ thực vật khá đa dạng về chi các loài thực vật. Qua đó cho thấy các chi có số loài nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu là chi Sung (Ficus) với 8 loài. Ngoài ra còn các chi khác có số loài nhiều đại điện như chi Trâm (Syzygium) 7 loài...
*Các họ đơn loài
Qua điều tra hệ thực vật tại khu rừng Ngọa Vân, đã thống kê được 37 họ