2.3.1. Nội dung 1: Tình hình phân phối TBVTV tại khu vực nghiên cứu
Khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu từ Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV huyện Thạch Thất đến năm 2020.
Điều tra thưc tế, lập tuyến điều tra theo từng xã mỗi xã điều tra từ 30-35 phiếu điều tra, trong đó chủ yếu là các đại lý, nhà phân phối thuốc BVTV của mỗi xã.
2.3.2. Nội dung 2: Tình hình sử dụng TBVTV tại khu vực nghiên cứu
2.3.3. Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng TBVTV tại khu vực nghiên cứu
Thu thập, tổng hợp số liệu về dư lượng TBVTV trong đất, nước mặt
2.3.4. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV
Gồm quản lý tại nguồn, áp dụng công cụ kinh tế, các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và biện pháp kỹ thuật để xử lý chất thải từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nội dung 1: Tình hình phân phối TBVTV tại khu vực nghiên cứu
Đề tài tiến hành sử dụng một số phương pháp sau đấy:
Phương pháp kế thừa số liệu
- Số liệu về tình hình phân phối, sử dụng và dư lượng TBVTV tại huyện Thạch Thất từ Đề án quy hoạch mạng lưới phân phối TBVTV huyện Thạch Thất đến năm 2020, tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra tại các cơ sở phân phối và người sử dụng, số liệu quan trắc chất lượng môi trường hằng năm và một số nghiên cứu, báo cáo khác về tình hình ô nhiễm TBVTV tại huyện
Thạch Thất thông qua trạm bảo vệ thực vật huyện từ các phiếu điều tra, báo cáo 6 tháng và báo cáo tổng kết năm 2017;
- Các quy định về cơ sở phân phối và sử dụng TBVTV.
Phương pháp điều tra tình hình phân phối thuốc BVTV
- Khảo sát thực địa, quan sát trực tiếp về tình hình sử dụng TBVTV;
- Lấy phiếu điều tra các cơ sở phân phối TBVTV (373 phiếu) và người sử dụng (43 phiếu năm 2018 tại các xã Đại Đồng, Hương Ngải, Cần Kiệm).
Kế thừa, điều tra và tổng hợp số liệu từ 204 phiếu điều tra từ người sử dụng TBVTV (kế thừa 161 phiếu điều tra từ Kế hoạch Điều tra bổ sung hiện trạng các cơ sở, khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Thạch Thất năm 2017 và 43 phiếu năm 2018 tại các xã Hương Ngải, Đại Đồng, Cần Kiệm) và các nghiên cứu, báo cáo về tình hình sử dụng TBVTV tại huyện Thạch Thất về trang bị bảo hộ khi sử dụng, cách thức dung thuốc và quản lý chất thải khi sử dụng TBVTV;
Phương pháp nghiên cứu dư lượng thuốc BVTV trong đất
Tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu có trong đất tại khu vực nghiên cứu với phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu được nêu dưới đây:
Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được lấy để xác định các dư lượng hóa chất BVTV trong đất, được lấy xuyên suốt theo tầng đất mặt, theo TCVN 5297: 1995_Chất lượng đất- Lấy mẫu- Yêu cầu chung và TCVN 7538- 2:2005_ Chất lượng đất- Lấy mẫu- Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:
Đề tài thực hiện phân tích Hàm lượng các chất trong thành phần của hóa chất BVTV theo các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 9475 : 2012: Xác định hàm lượng hóa chất Abamectin
- TCCS 04:2009/ BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Metalaxy
- TCCS 30: 2011/BVTV: Xác định hàm lượng hoạt chất Chlorpyrifos ethyl.
- TCVN 10161: 2013: Xác định hàm lượng hoạt chất Atrazine.
- TCVN 8382: 2010: Xác định hàm lượng hoạt chất Dimethoate.
- TCVN 10983: 2016: Xác định hàm lượng họa chất Fenvalerate.
2.4.2. Nội dung 2: Tình hình sử dụng TBVTV tại khu vực nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp kế thừa số liệu: đề tài kế thừa một số nghiên cứu mới nhất về
thuốc BVTV và tình hình sử dụng thuốc BVTV ở khu vực Thạch Thất.
Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Từ số liệu những năm gần đây so sánh, đánh giá xu hướng, diễn biến dư lượng TBVTV trong đất, nước tại huyện Thạch Thất, từ đó là cơ sở để đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp. Bên cạnh đó lập tuyến điều tra theo tuyến điều tra khảo sát thực địa lấy các mẫu đất và thực vật.
Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng các phiếu điều tra, tiến hành điều tra 50 hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, phiếu điều tra được kèm tại phụ lục I của đề tài.
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
Sau khi điều tra phỏng vấn, tiến hành tổng hợp số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm như Excel để đưa ra dạng tổng hợp hoặc biểu đồ, bảng mô tả,…
2.4.3. Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng TBVTV tại khu vực nghiên cứu.
Nội dung này, đề tài sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp kế thừa số liệu: đề tài kế thừa một số nghiên cứu mới nhất về
thuốc BVTV và tình hình sử dụng thuốc BVTV ở khu vực Thạch Thất. Để tiến hành so sánh với hiện tại.
Phương pháp điều tra ngoại nghiệp:
Từ số liệu những năm gần đây so sánh, đánh giá xu hướng, diễn biến dư lượng TBVTV trong đất, nước tại huyện Thạch Thất, từ đó là cơ sở để đề ra
các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp. Bên cạnh đó lập tuyến điều tra theo tuyến điều tra khảo sát thực địa lấy các mẫu đất và thực vật.
Phương pháp đánh giá mức ô nhiễm thuốc BVTV trong đất, nước mặt
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, tính toán, xử lý số liệu thu thập từ các nguồn và số liệu điều tra thực tế:
- Đối với cơ sở phân phối
+ Số lượng, loại hình và vị trí;
+ Tình hình quản lý chất thải từ quá trình phân phối TBVTV.
- Đối với người sử dụng
+ Cách thức sử dụng;
+ Hiện trạng thải bỏ chất thải từ quá trình sử dụng TBVTV.
- Dư lượng TBVTV
+ Dư lượng TBVTV trong đất từ 2016 đến 2017 + Dư lượng TBVTV trong nước mặt 2016 và 2017
2.4.4. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV
Phương pháp đề xuất giải pháp quản lý
Phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường xuyên trong các ngành nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay một vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết. Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể.
Phương pháp bản đồ
Dùng phần mềm MapInfo để xây dựng các bản đồ chuyên đề thể hiện vị trí ô nhiễm môi trường đất do TBVTV tại huyện Thạch Thất.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 3. 1: Bản đồ vị trí đia lý huyện Thạch Thất
Huyện Thạch Thất nằm phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ 20058’23” đến 21006’10” vĩ bắc và 105027’54” đến 105038’22” kinh đông từ 20 độ 58 phút 23 đến 21 độ 06 phút 10 vĩ độ bắc.
+ Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
+ Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai.
+ Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). + Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
3.1.1. Đặc điểm địa hình
Thạch Thất là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành hai dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò và địa hình đồng bằng:
+ Dạng địa hình đồng bằng: Phân bố trên địa bàn 11 xã, tập trung bên bờ trái sông Tích, địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng từ 3 đến 10 m so với mặt biển. Nền địa chất khá đồng nhất, tầng đất hầu hết dày trên 1m, thỉnh thoảng có nơi xuất hiện đá ong ở tầng sâu. Trong khu vực cũng có nhiều điểm trũng tạo thành các hồ đầm nhỏ.
+ Dạng địa hình bán sơn địa, đồi gò: Có trên địa bàn 9 xã, độ cao trung bình so với mặt biển từ 10 m đến hơn 15 m. Có nhiều đồi độc lập, thấp, thoải, độ dốc trung bình 3-8o, đã hình thành nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ và vừa, tiêu biểu là hồ Tân Xã. Đất phát triển trên nền đá đã phong hoá nhiều nơi có lớp đá ong ở tầng sâu 20-50cm.
+ Dạng địa hình núi thấp: Nằm trên địa bàn 3 xã phía tây là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Trên địa bàn có một số núi cao (trên 900m), hình thành các dãy núi, đồi. Nhìn chung địa hình xu hướng nghiêng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Có những khu vực khá bằng, độ cao tuyệt đối dưới 100m tạo nên những vùng đồng ruộng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Diện tích 202,5 km². Dân số 207.523 người (số liệu 2017) Huyện Thạch Thất bao gồm:
1. Thị trấn Liên Quan: 6 thôn và khu dân phố với diện tích 2,976 km². Dân số 6.606 người (số liệu 2017)
2. Bình Phú: 6 thôn với diện tích 4,957 km². Dân số 10.609 người. 3. Bình Yên 09 thôn với diện tích 11,759 km². Dân số 12.032 người. 4. Canh Nậu 11thôn: với diện tích 5,048 km². Dân số 14.644 người. 5. Cẩm Yên 3 thôn: với diện tích 4,087 km². Dân số 5.036 người. 6. Cần Kiệm 6 thôn với diện tích 7,173 km². Dân số 9.295 người.
7. Chàng Sơn 7 thôn: với diện tích 2,734 km². Dân số 9.630 người. 8. Dị Nậu 6 thôn với diện tích 3,158 km². Dân số 7.611 người. 9. Đại Đồng 11 thôn với diện tích 5,307 km². Dân số 10.374 người. 10. Đồng Trúc 9 thôn với diện tích 6,648 km². Dân số 7.254 người. 11. Hạ Bằng 9 thôn với diện tích 7,111 km². Dân số 7.955 người. 12. Hương Ngải 9 thôn với diện tích 4,780 km². Dân số 8.628 người. 13. Hữu Bằng 9 thôn với diện tích 1,861 km². Dân số 16.414 người. 14. Kim Quan 11 thôn với diện tích 4,620 km². Dân số 8.382 người. 15. Lại Thượng 6 thôn với diện tích 8,783 km². Dân số 9.758 người. 16. Phú Kim 5 thôn với diện tích 6,225 km². Dân số 10.315 người.. 17. Phùng Xá 9 thôn với diện tích 4,655 km². Dân số 13.077 người. 18. Tân Xã 9 thôn với diện tích 8,496 km². Dân số 5.374 người. 19. Thạch Hòa 10 thôn với diện tích 30,570 km². Dân số 7.862 người. 20. Thạch Xá 9 thôn với diện tích 4,957 km². Dân số 7.995 người. 21. Tiến Xuân 18 thôn với diện tích 20,881 km². Dân số 7.547 người. 22. Yên Bình 10 thôn với diện tích 19,537 km². Dân số 7.264 người. 23. Yên Trung 7 thôn với diện tích 15,327 km². Dân số 3.822 người.
3.1.2. Đặc điểm khí hậu
Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Khí hậu chia thành 4 mùa trong năm bao gồm hai mùa rõ rệt là mùa hè và mùa đông, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.
- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4oC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 13,7oC (vào tháng 1). Tháng nóng nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình trên 39,5oC. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.
- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.
- Lượng mưa bình quân năm là 1.628 mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, 12, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
Tóm lại, khí hậu ở Thạch Thất có đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè và lạnh, khô về mùa đông. Nền khí hậu ấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, góp phần tạo nên hệ thống cây trồng phong phú, đa dạng.
3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.2.1. Điều kiện kinh tế
Theo báo cáo của UBND huyện, năm 2017, kinh tế của huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất tăng 14,8%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 301% dự toán Thành phố giao, bằng 107% dự toán HĐND huyện giao. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2017, huyện tập trung đầu tư xây dựng NTM tại 06 xã và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM tại các xã khác.
Qua kết quả thẩm định của huyện, 06 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2017 đã đủ điều kiện để báo cáo Thành phố về thẩm định, công nhận. Lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; xây dựng chính quyền, quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chú trọng; công tác quân sự, quốc phòng được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân được nâng lên.
Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 16.518.270 triệu đồng, hoàn thành KH năm và tăng 14,8% so với năm 2016;
Cơ cấu giá trị các ngành: Công nghiệp- TTCN 68,2%; Thương mại- dịch vụ - du lịch 22,2%; Nông- lâm- thủy sản 9,6%;
- Sản xuất Công nghiệp- TTCN- XDCB đạt 11.363.715 triệu đồng, bằng 100,2% KH năm, tăng 15,6%.
- Sản xuất Nông- Lâm- Thủy sản đạt 694.514 triệu đồng, bằng 98,5% KH năm, tăng 3,9%.
+ Chăn nuôi, thú y đạt 751.736 triệu đồng, bằng 100,3% KH năm, tăng 2,8%.
+ Thủy sản đạt 50.492 triệu đồng, bằng 100% KH năm, tăng 3,2%.
- Thương mại- Dịch vụ- du lịch đạt 3.590.334 triệu đồng, đạt 100% KH năm, tăng 18,2%.
Bên cạnh đó, huyện tiếp tục chỉ đạo, phát triển, mở rộng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình nuôi giun quế kết hợp với trồng rau hữu cơ dưới tán rừng ở Yên Bình từ 10ha lên 12ha; mô hình trồng ngô nếp hàng hóa, rau an toàn, hoa và trồng nấm các loại ở Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình, Bình Yên… nhờ đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2017 tiếp tục tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thạch Thất tích cực triển khai và nhận được sự đồng thuận cao từ nhân dân. Trên cơ sở rà soát các tiêu chí NTM, huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện đối với từng tiêu chí chưa đạt, cơ bản đạt và tiếp tục có giải pháp đối với các tiêu chí đã đạt.
Trong năm qua, huyện đã tổ chức triển khai thi công 14 dự án với tổng mức đầu tư 78,6 tỷ đồng ở 6 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, nhân dân đã ủng hộ được hơn 21,7 tỷ đồng và hơn 2.000 m2
đất để đầu tư tu sửa các công trình tâm linh và đường ngõ xóm. Nhờ vậy, qua thẩm định của huyện,
đến nay, cả 6 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2017 đều đủ điều kiện để báo cáo Thành phố về thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2017.
3.2.2. Điều kiện chính trị - xã hội
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội của huyện